Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài
Kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1980 - 19-5-2010) và trong quá trình làm Đề tài cấp nhà nước: "Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011-2020" (Mã số: KX.04.16/06-10), Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia vừa xuất bản cuốn sách: "Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài" của PGS,TS Đức Vượng, Viện trưởng Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài, nhân lực, Chủ nhiệm Đề tài KX.04.16/06-10.
Sáng 11-5-2010, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia họp báo công bố 14 cuốn sách viết tốt nhất về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh của Người. Một trong số 14 cuốn sách đó có cuốn "Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài" của PGS,TS Đức Vượng 554 trang của cuốn sách "Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài" đã trình bày một cách có hệ thống về quá trình đào tạo cán bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các giai đoạn cách mạng, phân tích những gương mặt của những cán bộ lãnh đạo cách mạng đã được Người đào tạo trực tiếp hoặc gián tiếp như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp,v.v..
Cuốn sách cũng đã rút ra những vấn đề then chốt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài với tư tưởng lớn: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc của chúng ta". Ngày 5-6-1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó mang tên Nguyễn Tất Thành, từ cảng Nhà Rồng, Sài Gòn, xuống tầu Đô đốc Latútsơ Tơlêvin, vượt trung dương sóng gió ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.
Người ra đi mang trong lòng tư tưởng yêu nước và cứu nước sâu nặng với mong muốn tìm lời giải đáp câu hỏi mà dân tộc Việt Nam lúc ấy đang đặt ra: "Đánh đuổi thực dân bằng con đường nào thì thành công?". Mục đích ra đi tìm đường cứu nước của Người chính là để giải quyết vấn đề dân tộc và dân chủ ở Việt Nam. Dân tộc ở đây chính là giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc, Dân chủ ở đây chính là giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Sau này, khái niệm dân chủ được mở rộng ra. Sau khi tiếp thu "Luận cương của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa" vào năm 1920, tiếp đó, tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930, đồng chí Nguyễn ái Quốc nêu rõ cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Mục đích của cuộc cách mạng này là để giải quyết vấn đề dân tộc và dân chủ ở Việt Nam. Đến Hội nghị Trung ương, tháng 5-1941, Đảng Cộng sản Đông Dương xác định cách mạng Đông Dương là cách mạng giải phóng dân tộc và đến Đại hội II của Đảng (tháng 2-1951), gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, vấn đề giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc là mục tiêu số 1. Khi vấn đề giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc đã được giải quyết, thì mục tiêu số 1 lại là vấn đề ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân; đương nhiên, vấn đề độc lập dân tộc vẫn phải không ngừng được củng cố. Điều này được thể hiện trong Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ủy ban Nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, tháng 10-1945.
Trong thư, Người viết: "Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì"1. Muốn thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra là lấy lực lượng nhân dân, trong đó, lực lượng nòng cốt là công nhân, nông dân (sau này bổ sung thêm lực lượng trí thức) đoàn kết toàn dân thành một khối, gọi chung là lực lượng cách mạng nhân dân. Đội ngũ cán bộ là những người góp phần quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này. Muốn có cán bộ, có nhân tài, thì phải đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cho tốt. Cuốn sách phân tích sâu sắc về quá trình đào tạo cán bộ, mở lớp huấn luyện cán bộ và phương pháp phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, trọng dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay từ năm 1911 trên đường từ Trung Kỳ vào Sài Gòn để chuẩn bị ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã dừng chân tại Phan Thiết một thời gian để dạy học, thực chất là để chuẩn bị đào tạo một lớp cán bộ tương lai. Trong thời gian Người ở Luân Đôn, thủ đô nước Anh từ năm 1914 đến năm 1917, Người đã gặp gỡ một số người Việt Nam tại Anh lúc đó để tuyên truyền tinh thần yêu nước và cứu nước
Việt Nam. Từ năm 1917 đến năm 1923, đồng chí Nguyễn ái Quốc hoạt động ở Pari, thủ đô nước Pháp. Thời gian này, Người gặp gỡ những người lao động Việt Nam trên đất Pháp và những người lao động của nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc lúc ấy đang ở Pháp, tuyên truyền, giác ngộ về vấn đề giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho dân tộc mình. Người nói với những người Việt Nam lúc đó đang ở Pari rằng, hãy luôn luôn nhớ mình đang là người dân mất nước, cho nên phải cứu lấy nước, giành lại nước đã bị các thế lực xâm lược chiếm. Tại Pari, Người đã đào tạo được một số cán bộ cho cách mạng Việt Nam, gửi được một số người đi đào tạo tại Liên Xô. Từ nửa cuối năm 1923, Người sang Liên Xô, hoạt động trong Quốc tế Cộng sản. Thời gian này, Người ra sức đào tạo cán bộ cho cách mạng Đông Dương, cách mạng Việt Nam, giới thiệu được một số cán bộ vào học Trường Đại học Phương Đông. Chính
Người đã đề nghị Hiệu ủy Trường Đại học Phương Đông lập một nhóm cộng sản Việt Nam đầu tiên ở nước ngoài, do Trần Phú làm Bí thứ nhóm. Từ cuối năm 1924 đến đầu năm 1927, Người về Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc để mở lớp huấn luyện chính trị cho những thanh niên yêu nước Việt Nam, tổ chức ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội), chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức để thành lập một chính đảng cách mạng ở Việt Nam. Nhiều thanh niên Việt Nam yêu nước đã được Người huấn luyện chính trị tại Quảng Châu. Ngoài ra, tại Quảng Châu, Người đã giới thiệu được một số cán bộ trẻ Việt Nam vào học Trường Quân sự Hoàng Phố, Trung Quốc và Trường Đại học Phương Đông, Liên Xô.
Thời gian Người ở Thái Lan từ năm 1928-1929, Người cũng tập trung đào tạo cán bộ trong số bà con kiều bào để đưa họ về nước hoạt động. Cũng trong năm 1928, từ Thái Lan, Người sang Lào, ở xã Xiềng Mương, huyện Nọong Bốc, tỉnh Khăm Muộn, Trung Lào để gây cơ sở cách mạng và đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam và Lào. Đầu năm 1941, Người về nước hoạt động. Công việc đầu tiên của Người khi sắp về nước và khi về nước, Người mở ngay lớp huấn luyện chính trị tại vùng biên giới Trung - Việt và tại Cao Bằng. Nhiều cán bộ chính trị và cán bộ quân sự đã được Người đào tạo tại các lớp huấn luyện này. Thời kỳ Đảng hoạt động bí mật, đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, tiếp đó là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam; thời gian khôi phục, cải tạo, phát triển kinh tế ở miền Bắc, cho đến khi Người qua đời vào ngày 2-9-1969, lúc nào Người cũng nghĩ đến việc đào tạo cán bộ, trọng dụng nhân tài.
Trong Di chúc, Người viết: "Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân"1. Người đặc biệt quan tâm đến lớp cán bộ trẻ. Người viết: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết"2. Nội dung huấn luyện cán bộ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ là người cán bộ phải có tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng, yêu nhân dân, hết lòng vì nhân dân, có bản lĩnh, nhân cách, tài và đức, đức và tài, hồng và chuyên. Đức, tài hội tụ thành phẩm chất người cán bộ.
Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, nhân, chí, dũng, liêm, giản dị, khiêm tốn, đời tư trong sáng, hội tụ thành phẩm chất người cán bộ cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại nhiều tác phẩm quan trọng để dùng làm tài liệu huấn luyện cán bộ, trong đó, có các tác phẩm đặc biệt quan trọng: "Bản án chế độ thực dân Pháp" (năm 1925), "Đường Kách mệnh" (năm 1927), "Sửa đổi lối làm việc" (năm 1947).
ISSTH
*****
Chú thích: (1) (2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.498
Cuốn sách cũng đã rút ra những vấn đề then chốt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài với tư tưởng lớn: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc của chúng ta". Ngày 5-6-1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó mang tên Nguyễn Tất Thành, từ cảng Nhà Rồng, Sài Gòn, xuống tầu Đô đốc Latútsơ Tơlêvin, vượt trung dương sóng gió ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.
Người ra đi mang trong lòng tư tưởng yêu nước và cứu nước sâu nặng với mong muốn tìm lời giải đáp câu hỏi mà dân tộc Việt Nam lúc ấy đang đặt ra: "Đánh đuổi thực dân bằng con đường nào thì thành công?". Mục đích ra đi tìm đường cứu nước của Người chính là để giải quyết vấn đề dân tộc và dân chủ ở Việt Nam. Dân tộc ở đây chính là giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc, Dân chủ ở đây chính là giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Sau này, khái niệm dân chủ được mở rộng ra. Sau khi tiếp thu "Luận cương của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa" vào năm 1920, tiếp đó, tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930, đồng chí Nguyễn ái Quốc nêu rõ cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Mục đích của cuộc cách mạng này là để giải quyết vấn đề dân tộc và dân chủ ở Việt Nam. Đến Hội nghị Trung ương, tháng 5-1941, Đảng Cộng sản Đông Dương xác định cách mạng Đông Dương là cách mạng giải phóng dân tộc và đến Đại hội II của Đảng (tháng 2-1951), gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, vấn đề giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc là mục tiêu số 1. Khi vấn đề giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc đã được giải quyết, thì mục tiêu số 1 lại là vấn đề ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân; đương nhiên, vấn đề độc lập dân tộc vẫn phải không ngừng được củng cố. Điều này được thể hiện trong Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ủy ban Nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, tháng 10-1945.
Trong thư, Người viết: "Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì"1. Muốn thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra là lấy lực lượng nhân dân, trong đó, lực lượng nòng cốt là công nhân, nông dân (sau này bổ sung thêm lực lượng trí thức) đoàn kết toàn dân thành một khối, gọi chung là lực lượng cách mạng nhân dân. Đội ngũ cán bộ là những người góp phần quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này. Muốn có cán bộ, có nhân tài, thì phải đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cho tốt. Cuốn sách phân tích sâu sắc về quá trình đào tạo cán bộ, mở lớp huấn luyện cán bộ và phương pháp phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, trọng dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay từ năm 1911 trên đường từ Trung Kỳ vào Sài Gòn để chuẩn bị ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã dừng chân tại Phan Thiết một thời gian để dạy học, thực chất là để chuẩn bị đào tạo một lớp cán bộ tương lai. Trong thời gian Người ở Luân Đôn, thủ đô nước Anh từ năm 1914 đến năm 1917, Người đã gặp gỡ một số người Việt Nam tại Anh lúc đó để tuyên truyền tinh thần yêu nước và cứu nước
Việt Nam. Từ năm 1917 đến năm 1923, đồng chí Nguyễn ái Quốc hoạt động ở Pari, thủ đô nước Pháp. Thời gian này, Người gặp gỡ những người lao động Việt Nam trên đất Pháp và những người lao động của nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc lúc ấy đang ở Pháp, tuyên truyền, giác ngộ về vấn đề giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho dân tộc mình. Người nói với những người Việt Nam lúc đó đang ở Pari rằng, hãy luôn luôn nhớ mình đang là người dân mất nước, cho nên phải cứu lấy nước, giành lại nước đã bị các thế lực xâm lược chiếm. Tại Pari, Người đã đào tạo được một số cán bộ cho cách mạng Việt Nam, gửi được một số người đi đào tạo tại Liên Xô. Từ nửa cuối năm 1923, Người sang Liên Xô, hoạt động trong Quốc tế Cộng sản. Thời gian này, Người ra sức đào tạo cán bộ cho cách mạng Đông Dương, cách mạng Việt Nam, giới thiệu được một số cán bộ vào học Trường Đại học Phương Đông. Chính
Người đã đề nghị Hiệu ủy Trường Đại học Phương Đông lập một nhóm cộng sản Việt Nam đầu tiên ở nước ngoài, do Trần Phú làm Bí thứ nhóm. Từ cuối năm 1924 đến đầu năm 1927, Người về Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc để mở lớp huấn luyện chính trị cho những thanh niên yêu nước Việt Nam, tổ chức ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội), chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức để thành lập một chính đảng cách mạng ở Việt Nam. Nhiều thanh niên Việt Nam yêu nước đã được Người huấn luyện chính trị tại Quảng Châu. Ngoài ra, tại Quảng Châu, Người đã giới thiệu được một số cán bộ trẻ Việt Nam vào học Trường Quân sự Hoàng Phố, Trung Quốc và Trường Đại học Phương Đông, Liên Xô.
Thời gian Người ở Thái Lan từ năm 1928-1929, Người cũng tập trung đào tạo cán bộ trong số bà con kiều bào để đưa họ về nước hoạt động. Cũng trong năm 1928, từ Thái Lan, Người sang Lào, ở xã Xiềng Mương, huyện Nọong Bốc, tỉnh Khăm Muộn, Trung Lào để gây cơ sở cách mạng và đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam và Lào. Đầu năm 1941, Người về nước hoạt động. Công việc đầu tiên của Người khi sắp về nước và khi về nước, Người mở ngay lớp huấn luyện chính trị tại vùng biên giới Trung - Việt và tại Cao Bằng. Nhiều cán bộ chính trị và cán bộ quân sự đã được Người đào tạo tại các lớp huấn luyện này. Thời kỳ Đảng hoạt động bí mật, đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, tiếp đó là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam; thời gian khôi phục, cải tạo, phát triển kinh tế ở miền Bắc, cho đến khi Người qua đời vào ngày 2-9-1969, lúc nào Người cũng nghĩ đến việc đào tạo cán bộ, trọng dụng nhân tài.
Trong Di chúc, Người viết: "Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân"1. Người đặc biệt quan tâm đến lớp cán bộ trẻ. Người viết: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết"2. Nội dung huấn luyện cán bộ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ là người cán bộ phải có tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng, yêu nhân dân, hết lòng vì nhân dân, có bản lĩnh, nhân cách, tài và đức, đức và tài, hồng và chuyên. Đức, tài hội tụ thành phẩm chất người cán bộ.
Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, nhân, chí, dũng, liêm, giản dị, khiêm tốn, đời tư trong sáng, hội tụ thành phẩm chất người cán bộ cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại nhiều tác phẩm quan trọng để dùng làm tài liệu huấn luyện cán bộ, trong đó, có các tác phẩm đặc biệt quan trọng: "Bản án chế độ thực dân Pháp" (năm 1925), "Đường Kách mệnh" (năm 1927), "Sửa đổi lối làm việc" (năm 1947).
ISSTH
*****
Chú thích: (1) (2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.498
ISSTH