Ở nơi xa quê hương ngồi suy ngẫm sự đời
1. Người đời xưa triết lý
cuộc đời: sinh - lão - bệnh - tử
Người đời nay triết lý cuộc đời: tâm - tình - tài - tử.
Người đời xưa sống với nhau bằng tri kỷ
Người đời nay sống với nhau bằng liêm sỉ
Nhưng cũng không ít kẻ đối xử với nhau bằng vô liêm sỉ
Chúng đã làm cho bao cuộc đời han gỉ
Chà đạp lên bao người bằng công danh phú quý
Thống soái không phải ở tài năng mà chính là ta
Chúng biến con người từ tử tế hóa thành ma.
2. Có người ra tay trị nước, nhưng không trị được gia
Có người trị được gia, nhưng nước không sai bảo.
Người ở ngôi cao sống lênh đênh như con thuyền giông bão
Người ở địa vị thấp trông chờ một lời hứa hão
Để rồi tất cả cũng phải trở thành ông lão
Đến lúc về già tâm trí bị xôn xao.
Có người ở ngôi cao, đức trọng tài cao
Mà trong gan ruột như có kiến bò vào.
Có người chưa làm vua đã mặc áo hoàng bào
Đang đứng trên cao bỗng chốc đổ nhào.
Mặt Trời đứng bóng rồi xế
Mặt Trăng tròn rồi vơi.
Nhân sự cũng thăng rồi trầm.
Mọi cái đều có giá.
Ông Lã Vọng suốt đời ngồi câu cá
Khi vua biết đến cũng là lúc sắp về nơi đất đá.
Đức Giêsu dạy khi ra đường nếu bị đời tát một bên má
Hãy vênh má kia để đời tát nốt cho cân.
3. Người xưa dạy: “Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống”
Thực tế sự đời nhiều khi biết cũng có sống nổi đâu.
Cuộc đời ít niềm vui và nhiều nỗi sầu
Bao phen bươn bả chồng chất lo âu.
Đời rất ít bậc trí lớn đạo cao
Để cho Nguyễn Trãi nghìn năm ôm mối hận
Đường công danh lận đận chốn hư vinh
Cả đời Ông quằn quại bởi một khối u tình.
Praha, Séc, Đêm 24-4-2000
------
Lời Tác giả: Chiều 24-4-2000, trong lúc tôi đang làm việc tại Trụ sở 2, Đại Sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc, ở số nhà 72, phố Rasinôvô, Praha 8, Séc, bỗng có tiếng chuông điện thoại. Tôi nhấc máy lên nghe: “A lô, có phải PGS,TS Đức Vượng không ạ”. “Vâng, tôi đây”. “Xin mời Anh đến quán ăn ở ngay bên bờ sông Vltava (sông Tình), bên kia đường, trước cửa nơi Anh làm việc, để uống chén rượu, cốc bia cùng anh em chúng tôi cho vui. Thế nào Anh cũng phải đến. Nếu không đến, chúng tôi sẽ “phạt” đấy”. Tôi nhận lời. Đến nơi, thấy một số anh em trí thức và doanh nhân người Việt Nam tại Cộng hòa Séc ở các tỉnh, thành phố Praha, Brônô, Át (As), Khép (Cheb),... đã đến trước tôi. Mùi cá suối nướng thơm phức bốc lên cùng với mùi bánh mì nóng giòn, làm cho dạ dày của tôi co bóp mạnh. Tiếng chạm cốc lanh canh. Tiếng nói cười vui vẻ, tạo nên không khí nhộn nhịp của những người dự tiệc. Trên trời, có những chú chim bay chao lượn. Dưới nước, những con thiên nga tung tăng bơi trên sông Tình.
Trong lúc ăn uống, không biết bao nhiêu chuyện từ trên trời, dưới biển tuôn ra như nước sông Tình đang chảy ngay dưới chân đê. Họ kể cho nhau nghe về các hạng người trong xã hội mà họ đã từng tiếp xúc. Người tốt có, người xấu có, bọn cơ hội, xu nịnh có. Có người gió chiều nào che chiều ấy. Có người sống gấp. Có người sợ cấp trên tới mức cái gì cũng dạ dạ, vâng vâng. Có người tốt mồm, xấu bụng, “miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”. Có người tài hèn, đức kém, nhưng nhờ vận may, lại có “ông to, bà lớn” nâng đỡ, cho nên đã phất nhanh trên con đường quan lộ. Có người sống thiếu văn hóa trong cách cư xử giữa người và người,
v.v.. Nghe mọi người nói, tôi thấy lòng buồn rười rượi, một nỗi buồn mênh mang, vô tận, sâu tận tâm can. Đêm về, trăn trở không làm sao ngủ được, liền vùng dậy, làm bài thơ “Ở nơi xa quê hương ngồi suy ngẫm sự đời” để mô tả các hạng người trong xã hội bằng thơ.
cuộc đời: sinh - lão - bệnh - tử
Người đời nay triết lý cuộc đời: tâm - tình - tài - tử.
Người đời xưa sống với nhau bằng tri kỷ
Người đời nay sống với nhau bằng liêm sỉ
Nhưng cũng không ít kẻ đối xử với nhau bằng vô liêm sỉ
Chúng đã làm cho bao cuộc đời han gỉ
Chà đạp lên bao người bằng công danh phú quý
Thống soái không phải ở tài năng mà chính là ta
Chúng biến con người từ tử tế hóa thành ma.
2. Có người ra tay trị nước, nhưng không trị được gia
Có người trị được gia, nhưng nước không sai bảo.
Người ở ngôi cao sống lênh đênh như con thuyền giông bão
Người ở địa vị thấp trông chờ một lời hứa hão
Để rồi tất cả cũng phải trở thành ông lão
Đến lúc về già tâm trí bị xôn xao.
Có người ở ngôi cao, đức trọng tài cao
Mà trong gan ruột như có kiến bò vào.
Có người chưa làm vua đã mặc áo hoàng bào
Đang đứng trên cao bỗng chốc đổ nhào.
Mặt Trời đứng bóng rồi xế
Mặt Trăng tròn rồi vơi.
Nhân sự cũng thăng rồi trầm.
Mọi cái đều có giá.
Ông Lã Vọng suốt đời ngồi câu cá
Khi vua biết đến cũng là lúc sắp về nơi đất đá.
Đức Giêsu dạy khi ra đường nếu bị đời tát một bên má
Hãy vênh má kia để đời tát nốt cho cân.
3. Người xưa dạy: “Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống”
Thực tế sự đời nhiều khi biết cũng có sống nổi đâu.
Cuộc đời ít niềm vui và nhiều nỗi sầu
Bao phen bươn bả chồng chất lo âu.
Đời rất ít bậc trí lớn đạo cao
Để cho Nguyễn Trãi nghìn năm ôm mối hận
Đường công danh lận đận chốn hư vinh
Cả đời Ông quằn quại bởi một khối u tình.
Praha, Séc, Đêm 24-4-2000
------
Lời Tác giả: Chiều 24-4-2000, trong lúc tôi đang làm việc tại Trụ sở 2, Đại Sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc, ở số nhà 72, phố Rasinôvô, Praha 8, Séc, bỗng có tiếng chuông điện thoại. Tôi nhấc máy lên nghe: “A lô, có phải PGS,TS Đức Vượng không ạ”. “Vâng, tôi đây”. “Xin mời Anh đến quán ăn ở ngay bên bờ sông Vltava (sông Tình), bên kia đường, trước cửa nơi Anh làm việc, để uống chén rượu, cốc bia cùng anh em chúng tôi cho vui. Thế nào Anh cũng phải đến. Nếu không đến, chúng tôi sẽ “phạt” đấy”. Tôi nhận lời. Đến nơi, thấy một số anh em trí thức và doanh nhân người Việt Nam tại Cộng hòa Séc ở các tỉnh, thành phố Praha, Brônô, Át (As), Khép (Cheb),... đã đến trước tôi. Mùi cá suối nướng thơm phức bốc lên cùng với mùi bánh mì nóng giòn, làm cho dạ dày của tôi co bóp mạnh. Tiếng chạm cốc lanh canh. Tiếng nói cười vui vẻ, tạo nên không khí nhộn nhịp của những người dự tiệc. Trên trời, có những chú chim bay chao lượn. Dưới nước, những con thiên nga tung tăng bơi trên sông Tình.
Trong lúc ăn uống, không biết bao nhiêu chuyện từ trên trời, dưới biển tuôn ra như nước sông Tình đang chảy ngay dưới chân đê. Họ kể cho nhau nghe về các hạng người trong xã hội mà họ đã từng tiếp xúc. Người tốt có, người xấu có, bọn cơ hội, xu nịnh có. Có người gió chiều nào che chiều ấy. Có người sống gấp. Có người sợ cấp trên tới mức cái gì cũng dạ dạ, vâng vâng. Có người tốt mồm, xấu bụng, “miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”. Có người tài hèn, đức kém, nhưng nhờ vận may, lại có “ông to, bà lớn” nâng đỡ, cho nên đã phất nhanh trên con đường quan lộ. Có người sống thiếu văn hóa trong cách cư xử giữa người và người,
v.v.. Nghe mọi người nói, tôi thấy lòng buồn rười rượi, một nỗi buồn mênh mang, vô tận, sâu tận tâm can. Đêm về, trăn trở không làm sao ngủ được, liền vùng dậy, làm bài thơ “Ở nơi xa quê hương ngồi suy ngẫm sự đời” để mô tả các hạng người trong xã hội bằng thơ.