Triết lý về cái "tôi" trong tôi
Cái “tôi” trong tôi nó rối bời
Quyền hành bổng lộc lại ghế ngồi
Nhân danh này nọ mà phán xét
Số phận mọi người trong cái “tôi”.
Cái “tôi” vương quốc của ham mê
Cái “tôi” vương quốc của lề mề
Cái “tôi” đã trở thành chúa tể
Cái “tôi” làm lòng tôi tái tê.
Muốn cho cái “tôi” tách riêng tôi
Thì tôi phải biết cách tư duy
Nhận biết cái cảm tính lý tính
Thành cái xử thế trong thực thi.
Cái “tôi” trong tâm sao diệu kỳ
Là khúc nhạc tình điệu mê ly
Là bản hòa ca lòng bác ái
Giục giã mọi người bước chân đi.
Praha, Séc, Đêm 12-3-2002
*****
Lời Tác giả: Trong một quán bia ở thủ đô Praha, Cộng hòa Séc, vào một buổi tối của tháng 3-2002, có một số trí thức Việt Nam và trí thức Cộng hòa Séc, họ quen biết nhau, ngồi uống bia và nói chuyện về nhân tình thế thái, sự đời, con người. Tôi cũng được mời đến dự. Trong lúc nói chuyện, tôi đề nghị cần phải hiểu rõ cái “tôi” trong mỗi con người chúng ta, tức là “cái tôi” trong tôi. Trong mỗi con người đều có cái “tôi” trong tôi. Có thể nói “tôi” là chủ ngữ, còn cái “tôi” là vị ngữ. “Tôi” là “con người”, còn cái “tôi” chính là chức tước, quyền hành, quyền lực, bổng lộc, hưởng thụ của con người đó. Chức tước, quyền hành, quyền lực của con người càng cao thì bổng lộc, hưởng thụ của con người đó càng lớn. Quyền lớn như vậy, nếu biết xử lý đúng, thông minh, trí tuệ, có cái tâm, thì người đời tâm phục, và ngược lại, chỉ là khẩu phục. Rất tiếc, trên thế gian này, loại người có chức, có quyền lại có cái tâm, xử lý đúng đối với người khác, rất ít. Còn những người có chức, có quyền, nhưng lại không có cái tài, cái tâm lại rất nhiều. Trong thiên hạ, có rất nhiều người tài đức, nhưng lại không được trọng dụng, trong khi đó, không ít người cơ hội, bất tài, nhưng thân quen, lại được trọng dụng. Người
thân quen thường được ở trong “vòng ngắm”, còn người không thân quen thường phải ở ngoài “vòng ngắm”. Người thân quen thường được “hướng thượng”, còn người không thân quen lại phải chịu cảnh “hướng hạ”. Vì vậy, cái “tôi” trong tôi có thể nó là tốt, nhưng cũng có thể nó là xấu. “Cá nhân - con người” với những phẩm chất được quy định về mặt xã hội và thường được biểu lộ ở nhân cách, tư cách. Đó là trí tuệ, tình cảm, ý chí...
Đặc tính vốn có của cá nhân - con người, bẩm sinh chỉ là một phần rất nhỏ, chủ yếu là nó bị quy định bởi chế độ xã hội được hình thành trong lịch sử và trong quá trình hoạt động của con người. Một chế độ xã hội tốt, nó sẽ mở ra con đường phát triển toàn diện, hoàn chỉnh cho mỗi cá nhân và ngược lại. Cá nhân - con người riêng biệt với những đặc điểm vốn có của mình về tính cách, trí tuệ, tình cảm, tốt xấu, cao thượng và đê tiện đan xen nhau. Cái chủ quan trong cá nhân những người có chức, có quyền không tách rời các quan hệ khách quan được biểu hiện trong cái “tôi” trong tôi. Nhưng trong thực tế, có mấy người có chức, có quyền nhìn thấu được nó; phần lớn là mang cái chủ quan của mình áp đặt vào cái khách quan, mang cái “tôi” trong tôi của mình áp đặt vào cái “tôi” trong tôi của người khác, dẫn đến chủ quan duy ý chí trong công tác nhân sự của người lãnh đạo, quản lý. Đây chính là một nguồn gốc phát sinh mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giữa con người với con người. Xét cho cùng, chỉ có cái tâm đích thực trong lòng mới giải quyết được một cách đúng đắn giữa cái “tôi” trong tôi.
Quyền hành bổng lộc lại ghế ngồi
Nhân danh này nọ mà phán xét
Số phận mọi người trong cái “tôi”.
Cái “tôi” vương quốc của ham mê
Cái “tôi” vương quốc của lề mề
Cái “tôi” đã trở thành chúa tể
Cái “tôi” làm lòng tôi tái tê.
Muốn cho cái “tôi” tách riêng tôi
Thì tôi phải biết cách tư duy
Nhận biết cái cảm tính lý tính
Thành cái xử thế trong thực thi.
Cái “tôi” trong tâm sao diệu kỳ
Là khúc nhạc tình điệu mê ly
Là bản hòa ca lòng bác ái
Giục giã mọi người bước chân đi.
Praha, Séc, Đêm 12-3-2002
*****
Lời Tác giả: Trong một quán bia ở thủ đô Praha, Cộng hòa Séc, vào một buổi tối của tháng 3-2002, có một số trí thức Việt Nam và trí thức Cộng hòa Séc, họ quen biết nhau, ngồi uống bia và nói chuyện về nhân tình thế thái, sự đời, con người. Tôi cũng được mời đến dự. Trong lúc nói chuyện, tôi đề nghị cần phải hiểu rõ cái “tôi” trong mỗi con người chúng ta, tức là “cái tôi” trong tôi. Trong mỗi con người đều có cái “tôi” trong tôi. Có thể nói “tôi” là chủ ngữ, còn cái “tôi” là vị ngữ. “Tôi” là “con người”, còn cái “tôi” chính là chức tước, quyền hành, quyền lực, bổng lộc, hưởng thụ của con người đó. Chức tước, quyền hành, quyền lực của con người càng cao thì bổng lộc, hưởng thụ của con người đó càng lớn. Quyền lớn như vậy, nếu biết xử lý đúng, thông minh, trí tuệ, có cái tâm, thì người đời tâm phục, và ngược lại, chỉ là khẩu phục. Rất tiếc, trên thế gian này, loại người có chức, có quyền lại có cái tâm, xử lý đúng đối với người khác, rất ít. Còn những người có chức, có quyền, nhưng lại không có cái tài, cái tâm lại rất nhiều. Trong thiên hạ, có rất nhiều người tài đức, nhưng lại không được trọng dụng, trong khi đó, không ít người cơ hội, bất tài, nhưng thân quen, lại được trọng dụng. Người
thân quen thường được ở trong “vòng ngắm”, còn người không thân quen thường phải ở ngoài “vòng ngắm”. Người thân quen thường được “hướng thượng”, còn người không thân quen lại phải chịu cảnh “hướng hạ”. Vì vậy, cái “tôi” trong tôi có thể nó là tốt, nhưng cũng có thể nó là xấu. “Cá nhân - con người” với những phẩm chất được quy định về mặt xã hội và thường được biểu lộ ở nhân cách, tư cách. Đó là trí tuệ, tình cảm, ý chí...
Đặc tính vốn có của cá nhân - con người, bẩm sinh chỉ là một phần rất nhỏ, chủ yếu là nó bị quy định bởi chế độ xã hội được hình thành trong lịch sử và trong quá trình hoạt động của con người. Một chế độ xã hội tốt, nó sẽ mở ra con đường phát triển toàn diện, hoàn chỉnh cho mỗi cá nhân và ngược lại. Cá nhân - con người riêng biệt với những đặc điểm vốn có của mình về tính cách, trí tuệ, tình cảm, tốt xấu, cao thượng và đê tiện đan xen nhau. Cái chủ quan trong cá nhân những người có chức, có quyền không tách rời các quan hệ khách quan được biểu hiện trong cái “tôi” trong tôi. Nhưng trong thực tế, có mấy người có chức, có quyền nhìn thấu được nó; phần lớn là mang cái chủ quan của mình áp đặt vào cái khách quan, mang cái “tôi” trong tôi của mình áp đặt vào cái “tôi” trong tôi của người khác, dẫn đến chủ quan duy ý chí trong công tác nhân sự của người lãnh đạo, quản lý. Đây chính là một nguồn gốc phát sinh mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giữa con người với con người. Xét cho cùng, chỉ có cái tâm đích thực trong lòng mới giải quyết được một cách đúng đắn giữa cái “tôi” trong tôi.