Tâm tình - Tập thơ thứ 5 của PGS, TS Đức Vượng vừa được xuất bản
1. Nhà xuất bản Văn học vừa xuất bản tập thơ thứ 5: Tâm tình của PGS,TS Đức Vượng, Viện trưởng Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài - nhân lực (ISSTH).
Đây là tập thơ được viết rất hoành tráng, công phu, trải dài ra khắp thế giới, gồm 9 chương, 202 bài thơ, 504 trang, khổ giấy 14,5 cm x 20,5 cm. Hầu hết các bài thơ được sáng tác trong thời gian Tác giả công tác ở nước ngoài, mà trong 4 tập thơ trước, chưa có điều kiện đưa vào. Phần lớn là thơ được viết dưới thể lục bát. Một số bài được viết dưới thể song thất lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn. Có bài được viết dưới thể thơ tổng hợp. Nhiều bài thơ mang ý nghĩa triết lý sâu sắc, rất dài, đọc xong thấy thấm mệt, nhưng sau cái thấm mệt ấy đã in sâu vào trong lòng người đọc với những tâm tư lắng đọng, suy nghĩ sâu sắc về con người và cuộc đời, nhân tình thế thái. Mỗi bài thơ đều ghi Lời Tác giả, nói rõ vì sao lại làm bài thơ này, làm trong hoàn cảnh nào, đồng thời, phân tích về tư tưởng, tình cảm của nhân vật mà Tác giả mô tả trong thơ.
Nét đặc sắc, nổi bật trong tập thơ Tâm tình của PGS,TS Đức Vượng là đã viết về những nhân vật lịch sử, những nhà tư tưởng, nhà văn hóa tầm cỡ trên thế giới, như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Chúa Giêsu, Thánh Ganđi, Khổng Tử, Lão Tử, Hàn Phi Tử, Tư Mã Thiên, J.J.Rútxô, Môngtexkiơ, Lép Tônxtôi, Puskin, Hêghen, Môda, Xâyphớt, Lécmôntốp, Các Mác, Henrích Hainơ, Picátxô, Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Khanh (Nguyễn Ứng Long), Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Hoàng Tùng, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bính, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu,...
Có ba bài thơ viết về GS Văn Tạo, GS Phan Huy Lê, GS Đinh Xuân Lâm, những người trong Hội đồng chấm Luận án PTS (nay là TS) vào năm 1986 cho Tác giả của tập thơ Tâm tình. 2. Thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ triết lý chiếm vị trí trang trọng trong tập thơ Tâm tình. Tâm tư và tình cảm đan xen nhau trong cả niềm vui lẫn nỗi buồn của một người suốt đời gắn bó với công việc nghiên cứu khoa học và đã gặt hái thành công trên lĩnh vực này. Ông coi việc nghiên cứu khoa học là sự nghiệp của cả cuộc đời Ông.
Tất cả đều được thể hiện sâu sắc trong mỗi vần thơ, bài thơ với những góc cạnh khác nhau và những nét độc đáo khác nhau.Thơ trữ tình thổ lộ tình cảm của những người xa xứ, ở nơi đất khách, quê người, về tình yêu đằm thắm, mượt mà đối với quê hương, đất nước. Bài thơ “Quê hương” và nhiều bài thơ khác trong tập thơ Tâm tình đã thể hiện chất trữ tình trong thơ. Thơ của Đức Vượng viết về tình yêu quê hương, đất nước thường lắng đọng trong tâm hồn; tình người, tình đời chứa chan hiện lên trong cuộc sống và lao động.
Bài thơ “Tình anh tình em” phân tích rạch ròi về “hai loại tình”, tình yêu sinh lý và tình yêu tâm lý: “Nếu tình em là tình sinh lý Mà tình anh chỉ tâm lý thôi Sẽ tạo cách ngăn tâm sinh lý Bóc tách hai tình chẳng quyện nhau. Tình không sinh lý mối tình đau Tình không tâm lý mối tình sầu Tình đau là mối tình bệnh tật Tình sầu là mối tình suy vi. Tình anh là mối tình của nước Tình em là mối tình của thuyền Thuyền nổi trôi là nhờ có nước Nước đội thuyền lên lướt sóng êm. Nước không có thuyền nước lặng im Thuyền không có nước thuyền nằm nguyên Nước thuyền thuyền nước: hai là một Đó là mối tình anh và em”.
Thơ tự sự thể hiện bầu tâm tư, những suy nghĩ về con người, cuộc đời, suy nghĩ về thời cuộc, từ đó mà định hình cho cuộc sống và cho nghiên cứu khoa học của Tác giả. Nhiều bài thơ tự sự trong tập thơ Tâm tình toát lên cái chân, thiện, mỹ và tình yêu cuộc sống. Tự sự là thể thơ khó viết, nhưng Tác giả đã vượt lên và viết thành thơ.
Cũng có lúc nhân danh về một nhân vật nào đó, mà Tác giả đã gửi những suy tư của mình vào trong thơ, như bài thơ “Viếng mộ Môda ở Viên”:
“Đến Viên viếng mộ Môda Chiều đông mưa rắc lệ sa ròng ròng. Có cô gái Áo mắt trong Tay cầm bản nhạc mà lòng lâng lâng. Quanh mồ hoa tím gió rung Hoa và Nhạc sĩ đã chung vợ chồng. Tưng bừng hoa lá rung rung Đông về lạnh buốt một vùng trống không. Trời sinh chỉ một mình Ông Biển vàng âm nhạc mênh mông tình tràn. Hai trăm năm lẻ mơ màng Vắng Ông đời cảm cung đàn lắt lay. Khúc xưa rạo rực khúc nay Vẫn là gợi nhớ giãi bày mông lung. Ngày buồn trời lạnh vắng không Vật vờ ngọn cỏ lá rông vàng đường. Bên mồ, em khóc vấn vương Môda người hỡi sầu đương chất đầy. Thăng trầm khúc dạo xưa nay Thiên tài có biết đời này khúc thương”.
Viên (Wien), Áo, 28-11-2000 Tuy nhiên, vẫn là khó hơn cả khi viết thơ triết lý. Bản thân triết lý là khô khan, trong khi đó, thơ lại đòi hỏi phải “ướt át”. Tác giả đã vượt qua được cái khô khan trong triết lý để đến với cái mượt mà, “ướt át” trong thơ triết lý. Có những bài thơ triết lý 100%, như bài “Đêm Praha đọc triết học Hêghen”, rất nhiều vần trắc (triết lý), nhưng Tác giả đã khéo biến nó thành thể thơ lục bát. Tác giả có tài gieo vần trong những nội dung có nhiều vần trắc:
“Đêm dài nằm đọc Hêghen Nhà triết học Đức chất men tinh thần. Đã từng giảng dạy nhiều năm Tại trường đại học Béclanh lẫy lừng. Một nhà triết học tinh thông Bản nguyên tích cực nhất đồng một khi. Cả đời Ông đã nghĩ suy Con người hoạt động tư duy rành rành. “Ý niệm tuyệt đối” của Ông Dồi dào không khí mông lung đất trời. Mác nêu đặc tính của người Có ăn có ở mọi điều mới nên. Hêghen lại coi tinh thần Là cái có trước các phần có sau. “Lôgích học” phép nhiệm màu Để mà chuyển hóa lẫn nhau đồng thời. “Tinh thần tuyệt đối” ở đời Trở về với chính những nơi đời cần. Giáp ranh duy vật duy tâm Đâu là lý trí khó phân rõ ràng. Nhiều khi đời vẫn mơ màng. Quan niệm “tuyệt đối” tinh thần bấy lâu. Xảy ra bao nỗi vui sầu. Chỉ vì nhận thức trong màu sắc chung. Rồi đem quy kết lung tung Nâng thành quan điểm coi chừng có phen. Nghĩ suy triết học Hêghen Một mình cùng với ngọn đèn đêm nay. Những nhà triết học bậc thầy Các ngài có biết đời là gì không? Đêm nay đang giữa mùa đông Đọc Hêghen thấy mông lung khôn cùng”. Praha, Séc, Đêm 20-1-2002 Đọc các bài “Ở nơi xa quê hương ngồi suy ngẫm sự đời”, “Ở nơi xa quê hương ngồi luận về người trí thức”, “Luận về đàn ông”, “Luận về đàn bà”, “Luận về văn chương và nhà văn”. “Người phương Đông và người phương Tây”, “Cái không thể biết”, “Tồn tại hoặc không tồn tại”, “Triết lý về cái tôi trong tôi”, “Triết lý tình bạn”, “Lòng đời và lòng đường”, “Bàn về hạnh phúc”, “Tâm”,... mang ý nghĩa triết lý sâu sắc. Tình cảm thuộc lĩnh vực tình cảm, ít khi nó được nhảy sang lĩnh vực lý trí, nhưng PGS, TS Đức Vượng cũng “liều lĩnh” đưa nó về với lĩnh vực lý trí. Điều này đã được thể hiện khá rõ trong bài thơ “ Triết lý về tình” với thể thơ lục bát: “Bập bùng một ngọn lửa tình Bồng bềnh tình nổi theo dòng sông trôi. Tình thăng một lúc rồi rơi Tình trầm còn biết thấy đời là đâu. Tình buồn u uất nỗi sầu Tình vui hiển hiện một màu sắc duyên. Tình về đến hẹn lại lên Khi lên tình nhé đừng quên lời thề. Lời thề ảo ảnh tình mê Còn đâu cái cảnh tái tê lòng tình. Tình yêu hai đứa chúng mình Chứa trong một mối thiền tình bằng không”. Praha, Séc, 2-6-2001 Thơ triết lý thực chất là thơ khoa học, bởi vì bản thân triết lý là khoa học, khoa học của các khoa học, bao gồm toàn bộ trí tuệ của loài người gom lại, là cơ sở phát triển của tư duy khoa học. Bên cạnh khoa học, triết lý còn là một vấn đề nhạy cảm. Tác giả đã đem cái nhạy cảm của thơ triết lý để bình luận về những con người và bình luận về cuộc đời, sự đời, nhân tình thế thái. Vấn đề đặt ra đối với Tác giả là con người và cuộc đời phải luôn luôn gắn liền với đời sống. Dòng thơ chảy vào dòng đời là dòng thơ phong phú nhất, quyến rũ nhất, có sức lay động tình cảm nhất. Thơ triết lý là thơ đang được trọng dụng và phát triển mạnh ở phương Tây. Ở phương Đông, người ta ít làm thơ triết lý, nhưng không phải không có. Tác giả rất say sưa với thơ triết lý, nên đã viết thành công nhiều bài thơ mang tính triết lý sâu sắc. Tác giả cho rằng, đây là nguồn cảm hứng được kích động mạnh từ trong tư duy, bật ra trong sáng tác. Thơ triết lý của PGS,TS Đức Vượng đã được nhiều nhà khoa học cảm nhận. Ngày 10-6-2011, GS,TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), gửi thư tới PGS,TS Đức Vượng, Tác giả của nhiều bài thơ triết lý. Thư viết: “Kính gửi anh Đức Vượng. Tôi đi công tác ở các tỉnh phía Nam về, tôi rất vui mừng và cảm động nhận được hai quyển sách của Anh gửi tặng. Tôi đặc biệt thích đọc những bài trong tập thơ triết lý “Con người và cuộc đời” của Anh. Xin chân thành cảm ơn Anh và gửi đến Anh những lời chúc tốt đẹp nhất. Mong Anh luôn vui mạnh và thành công." GS, TSKH Đặng Vũ Minh”. Quan điểm yêu và ghét trong mối quan hệ giữa con người và con người, giữa con người và xã hội đã được Tác giả Đức Vượng thể hiện rõ ràng trong bài thơ “Ghét và yêu”: “Có kẻ đáng ghét lại được yêu Có người đáng yêu lại bị ghét Ghét yêu yêu ghét là muôn thuở Tạo hóa xưa nay vẫn trớ trêu. Trong cái ghét có nét của yêu Trong cái yêu có điều của ghét Cái ghét lấp đàng sau cái yêu Cái yêu thập thò sau cái ghét. Khi đã ghét trăm phần xét nét Lúc đã yêu cố nhét cho yêu! Đời nhiều khi nhận thức lệch xiêu Trong quan niệm giữa yêu và ghét. Xin hãy cho đời một tình yêu Để đời đừng có nhìn phiêu lưu Xin hãy cho người một tình yêu Để người tri thức cái ghét yêu”. Praha, Séc, 8-7-2001 Có nhà khoa học đánh giá thơ Đức Vượng có tới hơn 70% số bài “đọc được”. Một nhà khoa học làm thơ nghiệp dư mà có tới hơn 70% số bài “đọc được” là hạnh phúc lắm rồi! 3. Qua tập thơ Tâm tình, tác giả Đức Vượng rất coi trọng tính mỹ học trong thơ. Mỹ học, xét về mặt triết học, là khoa học về các tính quy luật của việc con người cảm thụ thế giới một cách thẩm mỹ, về bản chất và các hình thức sáng tạo theo các quy luật về cái đẹp, trong đó có cả cái đẹp thần linh, tâm linh. Điều quý giá nhất trong quan niệm thẩm mỹ là cách nhìn về nghệ thuật, sự phân tích biện chứng về các hình thức và phạm trù của nghệ thuật, sự hiểu biết mối liên hệ thực thể giữa nghệ thuật và cuộc sống. Đó là cái đẹp, cái giá trị trong đời sống xã hội, trong cách ứng xử, trong giao tiếp và cả trong ngôn ngữ. Đó là sự phân biệt giữa cái đẹp và cái xấu, cái cao thượng và cái thấp hèn, cái bi và cái hài, cái văn hóa và không văn hóa. Nó thể hiện trong lao động, trong cách ứng xử mỗi khi giao tiếp và cách đối xử giữa con người với con người, trong sinh hoạt xã hội và thái độ đối xử với thiên nhiên. Mỹ học làm sáng tỏ những mặt khác nhau của bản chất nghệ thuật và của quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nhiệm vụ của mỹ học là tích cực tham gia vào việc xây dựng con người phát triển toàn diện và hài hòa, “con người đẹp”. Mỹ học trong thơ ca là cái đẹp, cái giá trị trong nội tâm con người được thể hiện thành thơ. Qua tập thơ Tâm tình, tác giả Đức Vượng nhận thức về thơ chính là cái tâm, cái trí của người làm thơ. Tâm, trí thường đan dệt với nhau, cân đối với nhau sẽ thành nội dung và nghệ thuật thơ. “Trí” mà không “tâm” sẽ là một mớ kiến thức trống rỗng, như một cái xác không hồn. “Tâm” mà không “trí” cũng không ổn, vì dễ sa ngã và nếu không khéo sẽ đi lầm vào tà đạo. Qua đọc những tác phẩm lý luận, tác phẩm lịch sử hiện đại và những tác phẩm thơ của PGS,TS Đức Vượng, người ta thấy càng ngày Ông càng viết khỏe, viết hay. Những trang viết của Ông thật sự lay động lòng người bởi luôn luôn có những cái mới, độc đáo, cái bi và cái hài. Ông là người làm việc trí tuệ, cần mẫn, rất nghiêm túc. Trong một bài viết về Ông của nhà báo, nhà văn hóa Nguyễn Thế Nghiệp, nhan đề: “Người đầu tiên viết sách về Tổng Bí thư đầu tiên của Lào”, in trong sách “Sáng mãi một tình yêu”, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2010, viết: “Hằng ngày, Đức Vượng đến phòng làm việc rất sớm, thường về nhà khi trời đã tối, đủ 7 ngày trong tuần. Ngày nghỉ, ngày lễ, Ông đều có mặt ở cơ quan làm việc. Trời phú cho Ông có sức khỏe, sức chịu đựng dẻo dai, làm việc không biết mệt mỏi. Ông có thói quen vừa nghĩ, vừa đánh máy và đánh rất ít sai sót. Theo Ông, viết luôn trên máy vi tính sẽ rút ngắn được một nửa thời gian và viết sai đâu, thiếu đâu, sửa chữa, bổ sung ngay đến đó, xong là xong, tiện lợi hơn nhiều so với viết trên bàn. Có bản thảo dày hàng nghìn trang, Ông cũng tự đánh máy lấy. Ngồi trước máy vi tính, đôi bàn tay Ông múa trên bàn phím, đánh 10 ngón nghiêm chỉnh, như một thợ đánh máy chữ chuyên nghiệp”. Tất cả những công trình nghiên cứu khoa học và hoạt động khoa học của PGS,TS Đức Vượng và những sáng tác thơ ca của Ông trong hàng chục năm qua đã chứng tỏ Ông là một nhà khoa học lớn, một nhà thơ lớn. Ông cũng sắp hoàn thành bản thảo “Khoa học về lý số” (Dự đoán khoa học về con người và cuộc đời). Bút pháp của Ông vẫn đang tiếp tục “lia” nhanh trên những trang giấy đầy ắp tình người, tình đời. Xin chúc PGS,TS Đức Vượng ngày càng tiến lên trên con đường nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý số và sáng tác thơ ca, bởi sức viết của Ông đang còn rất sung mãn. Bài và ảnh: Quỳnh Anh
Đây là tập thơ được viết rất hoành tráng, công phu, trải dài ra khắp thế giới, gồm 9 chương, 202 bài thơ, 504 trang, khổ giấy 14,5 cm x 20,5 cm. Hầu hết các bài thơ được sáng tác trong thời gian Tác giả công tác ở nước ngoài, mà trong 4 tập thơ trước, chưa có điều kiện đưa vào. Phần lớn là thơ được viết dưới thể lục bát. Một số bài được viết dưới thể song thất lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn. Có bài được viết dưới thể thơ tổng hợp. Nhiều bài thơ mang ý nghĩa triết lý sâu sắc, rất dài, đọc xong thấy thấm mệt, nhưng sau cái thấm mệt ấy đã in sâu vào trong lòng người đọc với những tâm tư lắng đọng, suy nghĩ sâu sắc về con người và cuộc đời, nhân tình thế thái. Mỗi bài thơ đều ghi Lời Tác giả, nói rõ vì sao lại làm bài thơ này, làm trong hoàn cảnh nào, đồng thời, phân tích về tư tưởng, tình cảm của nhân vật mà Tác giả mô tả trong thơ.
Nét đặc sắc, nổi bật trong tập thơ Tâm tình của PGS,TS Đức Vượng là đã viết về những nhân vật lịch sử, những nhà tư tưởng, nhà văn hóa tầm cỡ trên thế giới, như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Chúa Giêsu, Thánh Ganđi, Khổng Tử, Lão Tử, Hàn Phi Tử, Tư Mã Thiên, J.J.Rútxô, Môngtexkiơ, Lép Tônxtôi, Puskin, Hêghen, Môda, Xâyphớt, Lécmôntốp, Các Mác, Henrích Hainơ, Picátxô, Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Khanh (Nguyễn Ứng Long), Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Hoàng Tùng, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bính, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu,...
Có ba bài thơ viết về GS Văn Tạo, GS Phan Huy Lê, GS Đinh Xuân Lâm, những người trong Hội đồng chấm Luận án PTS (nay là TS) vào năm 1986 cho Tác giả của tập thơ Tâm tình. 2. Thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ triết lý chiếm vị trí trang trọng trong tập thơ Tâm tình. Tâm tư và tình cảm đan xen nhau trong cả niềm vui lẫn nỗi buồn của một người suốt đời gắn bó với công việc nghiên cứu khoa học và đã gặt hái thành công trên lĩnh vực này. Ông coi việc nghiên cứu khoa học là sự nghiệp của cả cuộc đời Ông.
Tất cả đều được thể hiện sâu sắc trong mỗi vần thơ, bài thơ với những góc cạnh khác nhau và những nét độc đáo khác nhau.Thơ trữ tình thổ lộ tình cảm của những người xa xứ, ở nơi đất khách, quê người, về tình yêu đằm thắm, mượt mà đối với quê hương, đất nước. Bài thơ “Quê hương” và nhiều bài thơ khác trong tập thơ Tâm tình đã thể hiện chất trữ tình trong thơ. Thơ của Đức Vượng viết về tình yêu quê hương, đất nước thường lắng đọng trong tâm hồn; tình người, tình đời chứa chan hiện lên trong cuộc sống và lao động.
Bài thơ “Tình anh tình em” phân tích rạch ròi về “hai loại tình”, tình yêu sinh lý và tình yêu tâm lý: “Nếu tình em là tình sinh lý Mà tình anh chỉ tâm lý thôi Sẽ tạo cách ngăn tâm sinh lý Bóc tách hai tình chẳng quyện nhau. Tình không sinh lý mối tình đau Tình không tâm lý mối tình sầu Tình đau là mối tình bệnh tật Tình sầu là mối tình suy vi. Tình anh là mối tình của nước Tình em là mối tình của thuyền Thuyền nổi trôi là nhờ có nước Nước đội thuyền lên lướt sóng êm. Nước không có thuyền nước lặng im Thuyền không có nước thuyền nằm nguyên Nước thuyền thuyền nước: hai là một Đó là mối tình anh và em”.
Thơ tự sự thể hiện bầu tâm tư, những suy nghĩ về con người, cuộc đời, suy nghĩ về thời cuộc, từ đó mà định hình cho cuộc sống và cho nghiên cứu khoa học của Tác giả. Nhiều bài thơ tự sự trong tập thơ Tâm tình toát lên cái chân, thiện, mỹ và tình yêu cuộc sống. Tự sự là thể thơ khó viết, nhưng Tác giả đã vượt lên và viết thành thơ.
Cũng có lúc nhân danh về một nhân vật nào đó, mà Tác giả đã gửi những suy tư của mình vào trong thơ, như bài thơ “Viếng mộ Môda ở Viên”:
“Đến Viên viếng mộ Môda Chiều đông mưa rắc lệ sa ròng ròng. Có cô gái Áo mắt trong Tay cầm bản nhạc mà lòng lâng lâng. Quanh mồ hoa tím gió rung Hoa và Nhạc sĩ đã chung vợ chồng. Tưng bừng hoa lá rung rung Đông về lạnh buốt một vùng trống không. Trời sinh chỉ một mình Ông Biển vàng âm nhạc mênh mông tình tràn. Hai trăm năm lẻ mơ màng Vắng Ông đời cảm cung đàn lắt lay. Khúc xưa rạo rực khúc nay Vẫn là gợi nhớ giãi bày mông lung. Ngày buồn trời lạnh vắng không Vật vờ ngọn cỏ lá rông vàng đường. Bên mồ, em khóc vấn vương Môda người hỡi sầu đương chất đầy. Thăng trầm khúc dạo xưa nay Thiên tài có biết đời này khúc thương”.
Viên (Wien), Áo, 28-11-2000 Tuy nhiên, vẫn là khó hơn cả khi viết thơ triết lý. Bản thân triết lý là khô khan, trong khi đó, thơ lại đòi hỏi phải “ướt át”. Tác giả đã vượt qua được cái khô khan trong triết lý để đến với cái mượt mà, “ướt át” trong thơ triết lý. Có những bài thơ triết lý 100%, như bài “Đêm Praha đọc triết học Hêghen”, rất nhiều vần trắc (triết lý), nhưng Tác giả đã khéo biến nó thành thể thơ lục bát. Tác giả có tài gieo vần trong những nội dung có nhiều vần trắc:
“Đêm dài nằm đọc Hêghen Nhà triết học Đức chất men tinh thần. Đã từng giảng dạy nhiều năm Tại trường đại học Béclanh lẫy lừng. Một nhà triết học tinh thông Bản nguyên tích cực nhất đồng một khi. Cả đời Ông đã nghĩ suy Con người hoạt động tư duy rành rành. “Ý niệm tuyệt đối” của Ông Dồi dào không khí mông lung đất trời. Mác nêu đặc tính của người Có ăn có ở mọi điều mới nên. Hêghen lại coi tinh thần Là cái có trước các phần có sau. “Lôgích học” phép nhiệm màu Để mà chuyển hóa lẫn nhau đồng thời. “Tinh thần tuyệt đối” ở đời Trở về với chính những nơi đời cần. Giáp ranh duy vật duy tâm Đâu là lý trí khó phân rõ ràng. Nhiều khi đời vẫn mơ màng. Quan niệm “tuyệt đối” tinh thần bấy lâu. Xảy ra bao nỗi vui sầu. Chỉ vì nhận thức trong màu sắc chung. Rồi đem quy kết lung tung Nâng thành quan điểm coi chừng có phen. Nghĩ suy triết học Hêghen Một mình cùng với ngọn đèn đêm nay. Những nhà triết học bậc thầy Các ngài có biết đời là gì không? Đêm nay đang giữa mùa đông Đọc Hêghen thấy mông lung khôn cùng”. Praha, Séc, Đêm 20-1-2002 Đọc các bài “Ở nơi xa quê hương ngồi suy ngẫm sự đời”, “Ở nơi xa quê hương ngồi luận về người trí thức”, “Luận về đàn ông”, “Luận về đàn bà”, “Luận về văn chương và nhà văn”. “Người phương Đông và người phương Tây”, “Cái không thể biết”, “Tồn tại hoặc không tồn tại”, “Triết lý về cái tôi trong tôi”, “Triết lý tình bạn”, “Lòng đời và lòng đường”, “Bàn về hạnh phúc”, “Tâm”,... mang ý nghĩa triết lý sâu sắc. Tình cảm thuộc lĩnh vực tình cảm, ít khi nó được nhảy sang lĩnh vực lý trí, nhưng PGS, TS Đức Vượng cũng “liều lĩnh” đưa nó về với lĩnh vực lý trí. Điều này đã được thể hiện khá rõ trong bài thơ “ Triết lý về tình” với thể thơ lục bát: “Bập bùng một ngọn lửa tình Bồng bềnh tình nổi theo dòng sông trôi. Tình thăng một lúc rồi rơi Tình trầm còn biết thấy đời là đâu. Tình buồn u uất nỗi sầu Tình vui hiển hiện một màu sắc duyên. Tình về đến hẹn lại lên Khi lên tình nhé đừng quên lời thề. Lời thề ảo ảnh tình mê Còn đâu cái cảnh tái tê lòng tình. Tình yêu hai đứa chúng mình Chứa trong một mối thiền tình bằng không”. Praha, Séc, 2-6-2001 Thơ triết lý thực chất là thơ khoa học, bởi vì bản thân triết lý là khoa học, khoa học của các khoa học, bao gồm toàn bộ trí tuệ của loài người gom lại, là cơ sở phát triển của tư duy khoa học. Bên cạnh khoa học, triết lý còn là một vấn đề nhạy cảm. Tác giả đã đem cái nhạy cảm của thơ triết lý để bình luận về những con người và bình luận về cuộc đời, sự đời, nhân tình thế thái. Vấn đề đặt ra đối với Tác giả là con người và cuộc đời phải luôn luôn gắn liền với đời sống. Dòng thơ chảy vào dòng đời là dòng thơ phong phú nhất, quyến rũ nhất, có sức lay động tình cảm nhất. Thơ triết lý là thơ đang được trọng dụng và phát triển mạnh ở phương Tây. Ở phương Đông, người ta ít làm thơ triết lý, nhưng không phải không có. Tác giả rất say sưa với thơ triết lý, nên đã viết thành công nhiều bài thơ mang tính triết lý sâu sắc. Tác giả cho rằng, đây là nguồn cảm hứng được kích động mạnh từ trong tư duy, bật ra trong sáng tác. Thơ triết lý của PGS,TS Đức Vượng đã được nhiều nhà khoa học cảm nhận. Ngày 10-6-2011, GS,TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), gửi thư tới PGS,TS Đức Vượng, Tác giả của nhiều bài thơ triết lý. Thư viết: “Kính gửi anh Đức Vượng. Tôi đi công tác ở các tỉnh phía Nam về, tôi rất vui mừng và cảm động nhận được hai quyển sách của Anh gửi tặng. Tôi đặc biệt thích đọc những bài trong tập thơ triết lý “Con người và cuộc đời” của Anh. Xin chân thành cảm ơn Anh và gửi đến Anh những lời chúc tốt đẹp nhất. Mong Anh luôn vui mạnh và thành công." GS, TSKH Đặng Vũ Minh”. Quan điểm yêu và ghét trong mối quan hệ giữa con người và con người, giữa con người và xã hội đã được Tác giả Đức Vượng thể hiện rõ ràng trong bài thơ “Ghét và yêu”: “Có kẻ đáng ghét lại được yêu Có người đáng yêu lại bị ghét Ghét yêu yêu ghét là muôn thuở Tạo hóa xưa nay vẫn trớ trêu. Trong cái ghét có nét của yêu Trong cái yêu có điều của ghét Cái ghét lấp đàng sau cái yêu Cái yêu thập thò sau cái ghét. Khi đã ghét trăm phần xét nét Lúc đã yêu cố nhét cho yêu! Đời nhiều khi nhận thức lệch xiêu Trong quan niệm giữa yêu và ghét. Xin hãy cho đời một tình yêu Để đời đừng có nhìn phiêu lưu Xin hãy cho người một tình yêu Để người tri thức cái ghét yêu”. Praha, Séc, 8-7-2001 Có nhà khoa học đánh giá thơ Đức Vượng có tới hơn 70% số bài “đọc được”. Một nhà khoa học làm thơ nghiệp dư mà có tới hơn 70% số bài “đọc được” là hạnh phúc lắm rồi! 3. Qua tập thơ Tâm tình, tác giả Đức Vượng rất coi trọng tính mỹ học trong thơ. Mỹ học, xét về mặt triết học, là khoa học về các tính quy luật của việc con người cảm thụ thế giới một cách thẩm mỹ, về bản chất và các hình thức sáng tạo theo các quy luật về cái đẹp, trong đó có cả cái đẹp thần linh, tâm linh. Điều quý giá nhất trong quan niệm thẩm mỹ là cách nhìn về nghệ thuật, sự phân tích biện chứng về các hình thức và phạm trù của nghệ thuật, sự hiểu biết mối liên hệ thực thể giữa nghệ thuật và cuộc sống. Đó là cái đẹp, cái giá trị trong đời sống xã hội, trong cách ứng xử, trong giao tiếp và cả trong ngôn ngữ. Đó là sự phân biệt giữa cái đẹp và cái xấu, cái cao thượng và cái thấp hèn, cái bi và cái hài, cái văn hóa và không văn hóa. Nó thể hiện trong lao động, trong cách ứng xử mỗi khi giao tiếp và cách đối xử giữa con người với con người, trong sinh hoạt xã hội và thái độ đối xử với thiên nhiên. Mỹ học làm sáng tỏ những mặt khác nhau của bản chất nghệ thuật và của quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nhiệm vụ của mỹ học là tích cực tham gia vào việc xây dựng con người phát triển toàn diện và hài hòa, “con người đẹp”. Mỹ học trong thơ ca là cái đẹp, cái giá trị trong nội tâm con người được thể hiện thành thơ. Qua tập thơ Tâm tình, tác giả Đức Vượng nhận thức về thơ chính là cái tâm, cái trí của người làm thơ. Tâm, trí thường đan dệt với nhau, cân đối với nhau sẽ thành nội dung và nghệ thuật thơ. “Trí” mà không “tâm” sẽ là một mớ kiến thức trống rỗng, như một cái xác không hồn. “Tâm” mà không “trí” cũng không ổn, vì dễ sa ngã và nếu không khéo sẽ đi lầm vào tà đạo. Qua đọc những tác phẩm lý luận, tác phẩm lịch sử hiện đại và những tác phẩm thơ của PGS,TS Đức Vượng, người ta thấy càng ngày Ông càng viết khỏe, viết hay. Những trang viết của Ông thật sự lay động lòng người bởi luôn luôn có những cái mới, độc đáo, cái bi và cái hài. Ông là người làm việc trí tuệ, cần mẫn, rất nghiêm túc. Trong một bài viết về Ông của nhà báo, nhà văn hóa Nguyễn Thế Nghiệp, nhan đề: “Người đầu tiên viết sách về Tổng Bí thư đầu tiên của Lào”, in trong sách “Sáng mãi một tình yêu”, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2010, viết: “Hằng ngày, Đức Vượng đến phòng làm việc rất sớm, thường về nhà khi trời đã tối, đủ 7 ngày trong tuần. Ngày nghỉ, ngày lễ, Ông đều có mặt ở cơ quan làm việc. Trời phú cho Ông có sức khỏe, sức chịu đựng dẻo dai, làm việc không biết mệt mỏi. Ông có thói quen vừa nghĩ, vừa đánh máy và đánh rất ít sai sót. Theo Ông, viết luôn trên máy vi tính sẽ rút ngắn được một nửa thời gian và viết sai đâu, thiếu đâu, sửa chữa, bổ sung ngay đến đó, xong là xong, tiện lợi hơn nhiều so với viết trên bàn. Có bản thảo dày hàng nghìn trang, Ông cũng tự đánh máy lấy. Ngồi trước máy vi tính, đôi bàn tay Ông múa trên bàn phím, đánh 10 ngón nghiêm chỉnh, như một thợ đánh máy chữ chuyên nghiệp”. Tất cả những công trình nghiên cứu khoa học và hoạt động khoa học của PGS,TS Đức Vượng và những sáng tác thơ ca của Ông trong hàng chục năm qua đã chứng tỏ Ông là một nhà khoa học lớn, một nhà thơ lớn. Ông cũng sắp hoàn thành bản thảo “Khoa học về lý số” (Dự đoán khoa học về con người và cuộc đời). Bút pháp của Ông vẫn đang tiếp tục “lia” nhanh trên những trang giấy đầy ắp tình người, tình đời. Xin chúc PGS,TS Đức Vượng ngày càng tiến lên trên con đường nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý số và sáng tác thơ ca, bởi sức viết của Ông đang còn rất sung mãn. Bài và ảnh: Quỳnh Anh