CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG HIẾN PHÁP*
PGS. TS Đức Vượng**
1.Chế độ kinh tế xã hội là một nội dung quan trọng trong Hiến pháp. Các thành phần kinh tế nằm trong chế độ kinh tế. Thành phần kinh tế là các khu vực kinh tế của đất nước, mà đại biểu của nó là một loại hình kinh tế đặc biệt, có cơ sở là hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng với nó. Nó cũng tồn tại song song với các hình thức kinh tế khác. Ở đây, nên nhận thức rằng, bất cứ một chế độ kinh tế xã hội nào, hoạt động không chỉ đóng khung trong các thành phần kinh tế, mà ngoài các thành phần kinh tế, còn có các hình thức kinh tế khác. Số lượng các thành phần kinh tế và tỷ trọng của chúng trong nền kinh tế của một nước này hoặc một nước khác phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội và cơ cấu cụ thể của nền kinh tế quốc dân nước đó. Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, trong một thời gian tương đối dài, nền kinh tế mang tính chất nhiều thành phần. Đặc trưng của thời kỳ quá độ là sự tồn tại của ba thành phần kinh tế chủ yếu: xã hội chủ nghĩa; sản xuất hàng hóa nhỏ; tư bản chủ nghĩa, ứng với nó, ta vẫn gọi là kinh tế quốc doanh (sau đổi gọi là kinh tế nhà nước); kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân. Ở một số nước, còn có thể có thành phần kinh tế gia trưởng, thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa nhà nước,... Tương ứng với các thành phần kinh tế có giai cấp công nhân; giai cấp tiểu tư sản (chủ yếu là giai cấp nông dân); giai cấp tư sản.
Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ quá độ, thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa thường giữ vai trò chủ đạo và quyết định trong nền kinh tế. Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong chiến tranh cũng như trong hòa bình, thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa phải trở thành thành phần kinh tế chiếm địa vị thống trị tuyệt đối ở thành thị cũng như ở nông thôn, trong công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp và trong các ngành kinh tế quốc dân khác. Các thành phần kinh tế khác chịu ảnh hưởng nhất định của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa. Nó dựa trên cơ sở chính quyền nhà nước, bao quát những tư liệu sản xuất quyết định dưới hình thức sở hữu toàn dân, phát triển trên cơ sở các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội; những quy luật này hoạt động cùng với sự ra đời của thành phần kinh tế này. Do thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng giải phóng dân tộc, thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa được hình thành bằng việc xây dựng những xí nghiệp quốc doanh mới. Như vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ quá độ có nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty quốc doanh, tư nhân, cổ phần, đan xen nhau cùng tồn tại, cùng sản xuất hàng hóa, sản phẩm bán ra thị trưởng.
2.Với Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam, nội dung được cụ thể hóa từ “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (gọi tắt là Cương lĩnh năm 1991). Đây là cơ sở pháp lý có tầm quan trọng đặc biệt nhằm định hướng huy động sức mạnh toàn dân tộc, đưa đất nước ta vượt qua nghèo nàn, lạc hậu và đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử to lớn. Hiện nay, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, của định hướng xây dựng và phát triển toàn diện đất nước trong giai đoạn mới, yêu cầu bổ sung, sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trở nên cần thiết.
Trong hòa bình, nhất là trong thời kỳ đổi mới, kinh tế quốc doanh đáng lẽ cũng phải đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Nhưng rất tiếc, do quản lý yếu kém, lỏng lẻo, lãng phí, lại tham nhũng nghiêm trọng, làm cho nhiều nhà máy, xí nghiệp, tập đoàn nhà nước, công ty quốc doanh làm ăn thua lỗ, phá sản, điển hình là Vinashin, Vinaline,... Những cơ sở quốc doanh này đã bị nhân dân lên án và mất tín nhiệm. “Một con sâu làm rầu nồi canh”. Báo chí nước ngoài ngày 30-1-2013, đưa tin Việt Nam hiện nay có 1.300 doanh nghiệp quốc doanh, chiếm 45% vốn đầu tư, 60% vốn vay ngân hàng thương mại, 70% tiền tài trợ phát triển và chiếm 70% nền kinh tế, trong khi đó, khu vực kinh tế này chỉ đóng góp 30% tăng trưởng GDP. Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp nhà nước còn chịu trách nhiệm cho khối nợ 61 tỷ USD, bằng một nửa số nợ công hiện nay của Việt Nam. Có 30 trong số 85 các doanh nghiệp cỡ lớn của nhà nước có nợ gấp 3 đến 7 lần số vốn. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải xốc lại kinh tế quốc doanh, trở thành những cơ sở kinh tế chiến lược của cả nước trong mọi thời kỳ. Một nhà nước xã hội chủ nghĩa không thể để tình trạng như hiện nay đối với các cơ sở kinh tế quốc doanh.
Nếu chúng ta không tỉnh táo nhìn ra vấn đề này, sẽ mắc sai lầm về chỉ đạo chiến lược đối với kinh tế quốc doanh, từ “tả” khuynh sang hữu khuynh; cứ thấy người ta kêu ca nhiều, lại lơ đãng đến việc củng cố, phát triển kinh tế quốc doanh, không giáo dục cho nó phải không ngừng phấn đấu vươn lên nắm vai trò chủ đạo. Phải đào tạo, bồi dưỡng, tìm cho ra những người tài năng, phẩm chất, đầy tinh thần trách nhiệm, nắm vững luật pháp, chính sách, có kinh nghiệm để làm giám đốc, tổng giám đốc các cơ sở kinh tế quốc doanh.
Văn kiện Đại hội XI của Đảng (năm 2011), đặt vấn đề: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”(1).
Với đặc điểm của Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nông nghiệp, trong đó, có rất nhiều các nhà máy, xí nghiệp, công ty tư nhân, bên cạnh các nhà máy, xí nghiệp, công ty quốc doanh. Vì vậy, các thành phần kinh tế là bình đẳng, nhưng kinh tế quốc doanh phải không ngừng phấn đấu vươn lên để nắm vai trò chủ đạo. Nếu để kinh tế tư nhân phát triển vượt trội hơn so với kinh tế quốc doanh, thì đất nước lại phát triển theo con đường vòng: tư bản chủ nghĩa.
Chú thích:
* Bài đăng trong tạp chí “Công an Nhân dân”, kỳ 2, tháng 3/2013
** Viện trưởng Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài - nhân lực.
1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 73,74.
1.Chế độ kinh tế xã hội là một nội dung quan trọng trong Hiến pháp. Các thành phần kinh tế nằm trong chế độ kinh tế. Thành phần kinh tế là các khu vực kinh tế của đất nước, mà đại biểu của nó là một loại hình kinh tế đặc biệt, có cơ sở là hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng với nó. Nó cũng tồn tại song song với các hình thức kinh tế khác. Ở đây, nên nhận thức rằng, bất cứ một chế độ kinh tế xã hội nào, hoạt động không chỉ đóng khung trong các thành phần kinh tế, mà ngoài các thành phần kinh tế, còn có các hình thức kinh tế khác. Số lượng các thành phần kinh tế và tỷ trọng của chúng trong nền kinh tế của một nước này hoặc một nước khác phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội và cơ cấu cụ thể của nền kinh tế quốc dân nước đó. Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, trong một thời gian tương đối dài, nền kinh tế mang tính chất nhiều thành phần. Đặc trưng của thời kỳ quá độ là sự tồn tại của ba thành phần kinh tế chủ yếu: xã hội chủ nghĩa; sản xuất hàng hóa nhỏ; tư bản chủ nghĩa, ứng với nó, ta vẫn gọi là kinh tế quốc doanh (sau đổi gọi là kinh tế nhà nước); kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân. Ở một số nước, còn có thể có thành phần kinh tế gia trưởng, thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa nhà nước,... Tương ứng với các thành phần kinh tế có giai cấp công nhân; giai cấp tiểu tư sản (chủ yếu là giai cấp nông dân); giai cấp tư sản.
Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ quá độ, thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa thường giữ vai trò chủ đạo và quyết định trong nền kinh tế. Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong chiến tranh cũng như trong hòa bình, thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa phải trở thành thành phần kinh tế chiếm địa vị thống trị tuyệt đối ở thành thị cũng như ở nông thôn, trong công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp và trong các ngành kinh tế quốc dân khác. Các thành phần kinh tế khác chịu ảnh hưởng nhất định của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa. Nó dựa trên cơ sở chính quyền nhà nước, bao quát những tư liệu sản xuất quyết định dưới hình thức sở hữu toàn dân, phát triển trên cơ sở các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội; những quy luật này hoạt động cùng với sự ra đời của thành phần kinh tế này. Do thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng giải phóng dân tộc, thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa được hình thành bằng việc xây dựng những xí nghiệp quốc doanh mới. Như vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ quá độ có nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty quốc doanh, tư nhân, cổ phần, đan xen nhau cùng tồn tại, cùng sản xuất hàng hóa, sản phẩm bán ra thị trưởng.
2.Với Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam, nội dung được cụ thể hóa từ “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (gọi tắt là Cương lĩnh năm 1991). Đây là cơ sở pháp lý có tầm quan trọng đặc biệt nhằm định hướng huy động sức mạnh toàn dân tộc, đưa đất nước ta vượt qua nghèo nàn, lạc hậu và đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử to lớn. Hiện nay, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, của định hướng xây dựng và phát triển toàn diện đất nước trong giai đoạn mới, yêu cầu bổ sung, sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trở nên cần thiết.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã định rõ các chương phù hợp, bối cảnh chính trị, kinh tế và vị trí mới của đất nước. Dự thảo kết hợp Chương II về chế độ kinh tế và Chương III về văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, đã thể hiện tầm quan trọng của trục phát triển bền vững, đó là kinh tế, xã hội và môi trường theo hướng thống nhất, tích cực. Một trong những điểm cần quan tâm của Dự thảo là ghi nhận nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, xem đó là một trong những đặc trưng của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, khẳng định các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân và xác định nguyên tắc tự do, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp.
Điều 54 của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, viết:
“Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật”.
Viết như trên đã thể hiện sự bình đẳng của các thành phần kinh tế ở Việt Nam, đã kế thừa những quy định còn hợp lý so với bản Hiến pháp hiện hành, làm rõ và phát triển thêm trên cơ sở thực tiễn yêu cầu hiện nay cũng như đáp ứng được những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chế độ kinh tế. Tuy nhiên, viết như vậy, người ta có cảm giác là thành phần kinh tế quốc doanh (nhà nước) bị chìm đi. Vì vậy, tôi đề nghị viết thêm Khoản 3, trong Điều 54:
"3. Kinh tế quốc doanh (nhà nước) phải không ngừng vươn lên nắm vai trò chủ đạo".
Về mặt từ ngữ cũng cần cân nhắc dùng cụm từ “kinh tế quốc doanh” hay “kinh tế nhà nước”. Nói đến kinh tế nhà nước (đây là danh từ chung, không viết hoa chữ “nhà”), người ta hiểu nó bao gồm các thành phần kinh tế cộng lại (trong đó có kinh tế tư nhân). Cũng như khi tính GDP, tính chung cả kinh tế quốc doanh và kinh tế tư nhân.
Sở dĩ cần có Khoản 3, Điều 54, vì trong hòa bình, có thể coi các thành phần kinh tế bình đẳng như nhau, nhưng khi đất nước xảy ra chiến tranh, thì kinh tế quốc doanh đóng vai trò rất to lớn, chủ đạo. Liên Xô (trước đây), họ tổng kết, trong Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1939-1945) của nước họ, kinh tế quốc doanh đã cung cấp 90% sản phẩm cho các mặt trận toàn Liên Xô chống phát xít Đức Hítle. Các nhà máy quốc doanh thuộc công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp quốc phòng, các nhà máy dược phẩm ở hậu phương,... đã chuyển ra tiền phương một lượng hàng quân trang, quân dụng, quần áo, thuốc men, lương thực, thực phẩm khổng lồ, đủ cung cấp cho Hồng quân Liên Xô ăn no, mặc ấm, có thuốc chữa bệnh,... Trong khi đó, sự đóng góp của kinh tế tư nhân trong chiến tranh là không đáng kể.
Tại Việt Nam, trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước, các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh đã cung cấp rất nhiều hàng hóa, quân trang, quân dụng, quần áo, thực phẩm (nhất là lương khô), nước uống, thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế,... cho miền Nam và cho các mặt trận trong cả nước và cho cả Lào, Campuchia, bảo đảm cho bộ đội ăn no, đánh thắng, trong khi sự đóng góp của kinh tế tư nhân cho tiền phương chiếm một tỷ lệ rất thấp. Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, Nhà máy Cơ khí Trung quy mô (sau này đổi tên là Nhà máy Cơ khí Hà Nội), Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo, Thủy điện Hòa bình, các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy nước, xí nghiệp may mặc, dệt kim, các nhà máy dược phẩm, các bệnh viện công, các nhà máy, xí nghiệp của quốc phòng, công an, hậu cần, quân nhu, các hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã thủ công nghiệp,... đã đóng vai trò to lớn, chủ đạo của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam, trong khi đó, các cơ sở kinh tế tư nhân ở hậu phương đóng góp rất ít cho tiền phương. Ngay trong hòa bình xây dựng, rất nhiều cơ sở kinh tế tư nhân làm ăn thua lỗ. Tính đến cuối năm 2012, cả nước có 55 nghìn (có tài liệu viết hơn con số này) cơ sở kinh tế tư nhân phải giải thể, đóng cửa do làm ăn thua lỗ, quản lý kém. Khác với kinh tế tư nhân ở Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan,... rất lớn, đồ sộ, có hàng chục, hàng trăm tỷ USD, còn kinh tế tư nhân ở Việt Nam còn èo uột lắm, chắp vá lắm, manh mún lắm. Đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong chiến tranh, họ thường “biến mất”, rút về nước hoặc chuyển sang kinh doanh tại các nước khác. Còn lại chủ yếu là kinh tế quốc doanh. Vì vậy, kinh tế quốc doanh trong kháng chiến cũng như trong hòa bình, đóng vai trò rất quan trọng.
Trong hòa bình, nhất là trong thời kỳ đổi mới, kinh tế quốc doanh đáng lẽ cũng phải đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Nhưng rất tiếc, do quản lý yếu kém, lỏng lẻo, lãng phí, lại tham nhũng nghiêm trọng, làm cho nhiều nhà máy, xí nghiệp, tập đoàn nhà nước, công ty quốc doanh làm ăn thua lỗ, phá sản, điển hình là Vinashin, Vinaline,... Những cơ sở quốc doanh này đã bị nhân dân lên án và mất tín nhiệm. “Một con sâu làm rầu nồi canh”. Báo chí nước ngoài ngày 30-1-2013, đưa tin Việt Nam hiện nay có 1.300 doanh nghiệp quốc doanh, chiếm 45% vốn đầu tư, 60% vốn vay ngân hàng thương mại, 70% tiền tài trợ phát triển và chiếm 70% nền kinh tế, trong khi đó, khu vực kinh tế này chỉ đóng góp 30% tăng trưởng GDP. Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp nhà nước còn chịu trách nhiệm cho khối nợ 61 tỷ USD, bằng một nửa số nợ công hiện nay của Việt Nam. Có 30 trong số 85 các doanh nghiệp cỡ lớn của nhà nước có nợ gấp 3 đến 7 lần số vốn. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải xốc lại kinh tế quốc doanh, trở thành những cơ sở kinh tế chiến lược của cả nước trong mọi thời kỳ. Một nhà nước xã hội chủ nghĩa không thể để tình trạng như hiện nay đối với các cơ sở kinh tế quốc doanh.
Nếu chúng ta không tỉnh táo nhìn ra vấn đề này, sẽ mắc sai lầm về chỉ đạo chiến lược đối với kinh tế quốc doanh, từ “tả” khuynh sang hữu khuynh; cứ thấy người ta kêu ca nhiều, lại lơ đãng đến việc củng cố, phát triển kinh tế quốc doanh, không giáo dục cho nó phải không ngừng phấn đấu vươn lên nắm vai trò chủ đạo. Phải đào tạo, bồi dưỡng, tìm cho ra những người tài năng, phẩm chất, đầy tinh thần trách nhiệm, nắm vững luật pháp, chính sách, có kinh nghiệm để làm giám đốc, tổng giám đốc các cơ sở kinh tế quốc doanh.
Ở đây, về mặt lý luận cũng như thực tiễn, việc coi trọng kinh tế quốc doanh không có nghĩa là xem nhẹ kinh tế tư nhân, xem nhẹ kinh tế tư bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Văn kiện Đại hội XI của Đảng (năm 2011), đặt vấn đề: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”(1).
Đối với các nước đang phát triển như nước ta đã bước vào phát triển không tư bản chủ nghĩa, thì khu vực kinh tế quốc doanh có vai trò ngày càng to lớn trong nền kinh tế xã hội. Việc cải tạo, sáp nhập kinh tế tư nhân vào kinh tế quốc doanh trong lúc miền Bắc vừa giải phóng năm 1954-1960 và miền Nam vừa giải phóng năm 1975-1978, thể hiện sự vội vàng, thiếu tính toán, cân nhắc, “ấu trĩ tả khuynh” của các nhà hoạch định kinh tế.
Với đặc điểm của Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nông nghiệp, trong đó, có rất nhiều các nhà máy, xí nghiệp, công ty tư nhân, bên cạnh các nhà máy, xí nghiệp, công ty quốc doanh. Vì vậy, các thành phần kinh tế là bình đẳng, nhưng kinh tế quốc doanh phải không ngừng phấn đấu vươn lên để nắm vai trò chủ đạo. Nếu để kinh tế tư nhân phát triển vượt trội hơn so với kinh tế quốc doanh, thì đất nước lại phát triển theo con đường vòng: tư bản chủ nghĩa.
*****
Chú thích:
* Bài đăng trong tạp chí “Công an Nhân dân”, kỳ 2, tháng 3/2013
** Viện trưởng Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài - nhân lực.
1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 73,74.