CÁI TẤT NHIÊN (TẤT YẾU) VÀ CÁI NGẪU NHIÊN LIÊN QUAN ĐẾN SỐ MỆNH CON NGƯỜI
PGS,TS Đàm Đức Vượng
Tất nhiên (tất yếu) và ngẫu nhiên là hiện tượng thường xảy ra đối với số mệnh, số phận của con người. Trong triết học có cặp phạm trù: Tất yếu và ngẫu nhiên. Có người nói: “Cuộc sống của tôi là do tất yếu hay ngẫu nhiên quyết định”? Câu trả lời là: “Cuộc sống của mỗi con người có cả cái tất yếu và cái ngẫu nhiên, và do đó, nó quyết định cả hai”. Lại có một câu hỏi khác đặt ra: “Cái gì thống trị tự nhiên và xã hội, tất yếu hay ngẫu nhiên”? Không ít người cho rằng, tất cả mọi cái xảy ra trong tự nhiên, trong xã hội và mỗi con người đều do ngẫu nhiên ập đến, trùm lên, thành vận may và rủi. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định chính cái tất yếu, chứ không phải cái ngẫu nhiên thống trị trong tự nhiên, xã hội, con người. Thí dụ, ngày và đêm nối tiếp nhau, Quả đất và các hành tinh khác quay chung quanh Mặt Trời, sự tiến hóa của vật hữu cơ,... Tóm lại, tất cả những hiện tượng chủ yếu của thế giới khách quan đều là tất yếu, nghĩa là đều do những quy luật khách quan của tự nhiên, của sự tiến hóa quyết định. Trong lịch sử của xã hội cũng vậy, sự nối tiếp nhau của các hình thái xã hội, sự thay đổi tính chất của kiến trúc thượng tầng cùng với sự thay đổi của cơ sở kinh tế và những cuộc cách mạng trong xã hội đều là tất yếu, chứ không phải ngẫu nhiên. Tất yếu là bất cứ cái gì có nguyên nhân ở ngay trong bản chất của những hiện tượng và quá trình, sinh ra từ những mối liên hệ bên trong của sự vật và hiện tượng của chúng.
Như vậy, tất yếu có tính khách quan, nghĩa là thừa nhận sự tồn tại của cái tất yếu trong tự nhiên, xã hội, bên ngoài ý thức và nguyện vọng của con người, không phụ thuộc vào ý thức và nguyện vọng của con người. Tất yếu nảy sinh từ nhận thức bên trong của các hiện tượng và phản ánh quy luật diễn ra của chúng. Tất yếu là những cái nhất thiết phải xảy ra trong những điều kiện nhất định.
Khẳng định cái tất yếu, nhưng chủ nghĩa duy vật biện chứng lại không phủ nhận cái ngẫu nhiên. Đây là vấn đề “hóc búa” trong lý giải về cái tất yếu và cái ngẫu nhiên. Thí dụ, khi anh ra đường bị tai nạn giao thông, anh cho đó là tất yếu hay ngẫu nhiên? Gia đình anh hết vận hạn này đến vận hạn khác cứ liên tiếp ập vào, anh cho đó là tất yếu hay ngẫu nhiên? Chủ nghĩa duy vật biện chứng hiểu ngẫu nhiên là cái gì có nguyên nhân không phải trong bản thân nó, mà trong cái khác, là cái gì sinh ra không phải từ những mối liên hệ bên trong và những mối liên hệ giữa các sự vật, mà là sinh ra từ những nguyên nhân thứ yếu, là cái gì có thể xảy ra theo cách này hoặc theo cách khác, là cái gì có thể tồn tại hoặc không tồn tại. Thí dụ, một hạt giống, tất nhiên sẽ có thể nảy mầm thành một cái cây, nếu nó có được những điều kiện thích hợp. Nhưng cái cây đó có thể bị đổ, bị gãy cành, rụng lá, do những cái bất ngờ ập đến như gió bão làm quật đổ chẳng hạn. Gió bão là hiện tượng ngẫu nhiên, nếu không có gió bão, thì cái cây đó không bị quật đổ. Ngẫu nhiên cũng có tính chất khách quan của nó, tức là nó xảy đến ngoài ý muốn của con người.
Tất yếu và ngẫu nhiên có mối liên hệ với nhau, có khi cái này là tất yếu, cái khác lại là ngẫu nhiên. Thí dụ, trên thị trường, giá cả lên xuống do rất nhiều nguyên nhân ngẫu nhiên. Nhưng thông qua những sự lên xuống có tính ngẫu nhiên của giá cả, có khi nó lại biểu hiện như là tất yếu. Chỉ khi nào đứng bên cạnh cái tất yếu mà nhận thức những hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội, hiện tượng về cuộc sống của con người, thì nhận thức đó mới là khoa học. Đứng ở góc cạnh của cái tất yếu mà nhận thức cái ngẫu nhiên, thì cái ngẫu nhiên đó lại được phản ánh vào trong cái tất yếu. Phát hiện ra những quy luật khách quan của sự phát triển của xã hội và con người sẽ trở thành tất yếu. Nhận thức không thể xây dựng trên tính ngẫu nhiên được, vì thường bất ngờ nó ập đến trong cuộc sống hằng ngày, nó đến với con người nhiều khi không lường trước được. Quan niệm duy vật biện chứng về các quan hệ qua lại giữa tất yếu và ngẫu nhiên là đối lập lại hai quan niệm, trong đó, một quan niệm phủ nhận cái tất yếu, còn một quan niệm lại phủ nhận cái ngẫu nhiên, về sự diễn biến ngẫu nhiên của hoàn cảnh; còn quan niệm kia, trái lại, muốn xóa bỏ ngẫu nhiên bằng cách hoàn toàn bác bỏ tính khách quan của nó, quy tất cả về tất yếu. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, trong xã hội và trong cuộc sống hằng ngày có cả cái tất yếu và cái ngẫu nhiên. Tất yếu và ngẫu nhiên là những mặt đối lập biện chứng, có quan hệ qua lại, thâm nhập vào nhau và không tồn tại bóc tách nhau. Mỗi hiện tượng, sự kiện xuất hiện đều do tính tất yếu bên trong, nhưng sự xuất hiện của nó lại gắn liền với vô số điều kiện bên ngoài. Những hiện tượng, sự kiện đó lại là nguồn gốc của ngẫu nhiên.
Bất ký hiện tượng, sự kiện nào cũng không thể hình dung được nếu như không có cái tất yếu bên trong của nó cũng như không có những tiền đề ngẫu nhiên bên ngoài của nó. Vì vậy, tất yếu nhất định phải được bổ sung bằng ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên có cơ sở của nó là tất yếu, và là hình thức biểu hiện của tất yếu. Đằng sau ngẫu nhiên bao giờ cũng ẩn nấp tất yếu là cái quyết định tiến trình phát triển trong tự nhiên và trong xã hội. Ở đâu trên bề mặt diễn ra sự ngẫu nhiên, ở đấy, chính sự ngẫu nhiên này thường ẩn nấp những quy luật (tất nhiên) kín đáo ở bên trong. Vấn đề là ở chỗ biết phát hiện ra những quy luật này. Mối quan hệ qua lại giữa tất yếu và ngẫu nhiên chính là sợi dây nhân quả. Quan niệm này là khoa học, chứ không phải là không tưởng. Nó phù hợp với khoa học nhằm phát hiện cái cơ sở tất yếu của các hiện tượng, sự kiện trong các mối liên hệ ngẫu nhiên của chúng. Dù hiện tượng, sự kiện xảy ra đối với xã hội và con người có phức tạp đến đâu đi nữa, dù nó có phụ thuộc vào một tập hợp những tất yếu và ngẫu nhiên, xét cho cùng, nó vẫn bị những quy luật khách quan, tất yếu khách quan điều khiển.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng giúp chúng ta thấy được không những mối liên hệ, mà tất cả những sự chuyển hóa lẫn nhau đều là tất yếu và ngẫu nhiên. Khoa học lý số làm phong phú thêm những kết luận biện chứng về bản chất của cái tất yếu và cái ngẫu nhiên có liên quan đến hiện tượng, sự kiện xảy ra trong xã hội cũng như trong mỗi con người.
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường bắt gặp vô số những hiện tượng ngẫu nhiên. Có những cái chết đầy bất ngờ và trùng hợp đến kỳ lạ. Số phận của những con người dường như đã bị ràng buộc với sứ mệnh hay sự xuất hiện và kết thúc của một mối liên hệ nào đó. Thí dụ, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn Độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và Người cũng từ trần vào ngày 2-9- 1969, cũng tại Hà Nội. Vào năm 1776, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson cùng với John Adams và Benjamin Franklin đã soạn thảo bản “Tuyên ngôn độc lập” cho nước Mỹ. Ngày 4-7-1776, bản “Tuyên ngôn độc lập” được thông qua và nước Mỹ đã trở thành quốc gia độc lập.
Tổng thống Thomas Jefferson qua đời trong lễ kỷ niệm lần thứ 50, ngày Quốc khánh Mỹ. Những lời cuối cùng của Ông trước khi nhắm mắt xuôi tay là: “Hôm nay có phải ngày 4 không”? Có người trả lời: “Vâng, đúng ngày 4”. Ông gật đầu và ra đi thanh thản. John Adams là Tổng thống Mỹ, từ trần vào ngày 4-7-1826, trùng với ngày Quốc khánh Mỹ. Mark Twain, nhà văn nổi tiếng của nước Mỹ, sinh ngày 30-11-1835, ngày Sao Chổi Halley xuất hiện trên bầu trời. Ông đã quả quyết nói rằng, ngày Sao Chổi Halley xuất hiện lần nữa, tức là 75 năm sau nó ghé thăm Trái Đất, Ông cũng sẽ qua đời. Ông nói: “Tôi đã đến cùng Sao Chổi Halley, và tôi mong muốn được ra đi cùng nó”. Ngày 21-1-1910, Mark Twain qua đời sau một cơn đau tim nặng, chỉ một ngày sau khi Sao Chổi Halley quay lại Trái Đất. Nhà soạn nhạc người Áo Arnold Shoenberg mắc chứng bệnh sợ con số 13, vì Ông sinh vào ngày 13. Năm Ông 76 tuổi, một nhà chiêm tinh học nổi tiếng đã nhắc Ông nên lưu ý vì 7+6=13. Quá lo lắng, ngày 13-1-1951, Ông nằm cả ngày trên giường với tâm trạng bồn chồn và sợ hãi. Khi đồng hồ điểm 12 giờ đêm, vợ Ông bước vào phòng và trách Ông đã lãng phí một ngày. Bà kể lại: “Vào khoảng 12 giờ kém 15 phút, tôi nhìn đồng hồ và tự nhủ phần tệ nhất của ngày hôm nay sắp qua rồi. Thế nhưng, đột nhiên bác sĩ gọi điện cho tôi và nói cổ họng chồng tôi rung mạnh, tim đập nhanh bất thường và Ông đã qua đời”. Có lẽ vì quá lo lắng, cho nên Ông đã chết vào đúng ngày 13...
Nắm chắc được cái tất yếu và cái ngẫu nhiên, nhà lý số có thể đoán được vận mệnh của xã hội và con người. Tất nhiên, còn phải kết hợp với các yếu tố khác.
Về mặt triết học, người ta còn có thể dựa vào hai cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả, hình thức và nội dung... để xem số phận con người
Tất nhiên (tất yếu) và ngẫu nhiên là hiện tượng thường xảy ra đối với số mệnh, số phận của con người. Trong triết học có cặp phạm trù: Tất yếu và ngẫu nhiên. Có người nói: “Cuộc sống của tôi là do tất yếu hay ngẫu nhiên quyết định”? Câu trả lời là: “Cuộc sống của mỗi con người có cả cái tất yếu và cái ngẫu nhiên, và do đó, nó quyết định cả hai”. Lại có một câu hỏi khác đặt ra: “Cái gì thống trị tự nhiên và xã hội, tất yếu hay ngẫu nhiên”? Không ít người cho rằng, tất cả mọi cái xảy ra trong tự nhiên, trong xã hội và mỗi con người đều do ngẫu nhiên ập đến, trùm lên, thành vận may và rủi. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định chính cái tất yếu, chứ không phải cái ngẫu nhiên thống trị trong tự nhiên, xã hội, con người. Thí dụ, ngày và đêm nối tiếp nhau, Quả đất và các hành tinh khác quay chung quanh Mặt Trời, sự tiến hóa của vật hữu cơ,... Tóm lại, tất cả những hiện tượng chủ yếu của thế giới khách quan đều là tất yếu, nghĩa là đều do những quy luật khách quan của tự nhiên, của sự tiến hóa quyết định. Trong lịch sử của xã hội cũng vậy, sự nối tiếp nhau của các hình thái xã hội, sự thay đổi tính chất của kiến trúc thượng tầng cùng với sự thay đổi của cơ sở kinh tế và những cuộc cách mạng trong xã hội đều là tất yếu, chứ không phải ngẫu nhiên. Tất yếu là bất cứ cái gì có nguyên nhân ở ngay trong bản chất của những hiện tượng và quá trình, sinh ra từ những mối liên hệ bên trong của sự vật và hiện tượng của chúng.
Như vậy, tất yếu có tính khách quan, nghĩa là thừa nhận sự tồn tại của cái tất yếu trong tự nhiên, xã hội, bên ngoài ý thức và nguyện vọng của con người, không phụ thuộc vào ý thức và nguyện vọng của con người. Tất yếu nảy sinh từ nhận thức bên trong của các hiện tượng và phản ánh quy luật diễn ra của chúng. Tất yếu là những cái nhất thiết phải xảy ra trong những điều kiện nhất định.
Khẳng định cái tất yếu, nhưng chủ nghĩa duy vật biện chứng lại không phủ nhận cái ngẫu nhiên. Đây là vấn đề “hóc búa” trong lý giải về cái tất yếu và cái ngẫu nhiên. Thí dụ, khi anh ra đường bị tai nạn giao thông, anh cho đó là tất yếu hay ngẫu nhiên? Gia đình anh hết vận hạn này đến vận hạn khác cứ liên tiếp ập vào, anh cho đó là tất yếu hay ngẫu nhiên? Chủ nghĩa duy vật biện chứng hiểu ngẫu nhiên là cái gì có nguyên nhân không phải trong bản thân nó, mà trong cái khác, là cái gì sinh ra không phải từ những mối liên hệ bên trong và những mối liên hệ giữa các sự vật, mà là sinh ra từ những nguyên nhân thứ yếu, là cái gì có thể xảy ra theo cách này hoặc theo cách khác, là cái gì có thể tồn tại hoặc không tồn tại. Thí dụ, một hạt giống, tất nhiên sẽ có thể nảy mầm thành một cái cây, nếu nó có được những điều kiện thích hợp. Nhưng cái cây đó có thể bị đổ, bị gãy cành, rụng lá, do những cái bất ngờ ập đến như gió bão làm quật đổ chẳng hạn. Gió bão là hiện tượng ngẫu nhiên, nếu không có gió bão, thì cái cây đó không bị quật đổ. Ngẫu nhiên cũng có tính chất khách quan của nó, tức là nó xảy đến ngoài ý muốn của con người.
Tất yếu và ngẫu nhiên có mối liên hệ với nhau, có khi cái này là tất yếu, cái khác lại là ngẫu nhiên. Thí dụ, trên thị trường, giá cả lên xuống do rất nhiều nguyên nhân ngẫu nhiên. Nhưng thông qua những sự lên xuống có tính ngẫu nhiên của giá cả, có khi nó lại biểu hiện như là tất yếu. Chỉ khi nào đứng bên cạnh cái tất yếu mà nhận thức những hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội, hiện tượng về cuộc sống của con người, thì nhận thức đó mới là khoa học. Đứng ở góc cạnh của cái tất yếu mà nhận thức cái ngẫu nhiên, thì cái ngẫu nhiên đó lại được phản ánh vào trong cái tất yếu. Phát hiện ra những quy luật khách quan của sự phát triển của xã hội và con người sẽ trở thành tất yếu. Nhận thức không thể xây dựng trên tính ngẫu nhiên được, vì thường bất ngờ nó ập đến trong cuộc sống hằng ngày, nó đến với con người nhiều khi không lường trước được. Quan niệm duy vật biện chứng về các quan hệ qua lại giữa tất yếu và ngẫu nhiên là đối lập lại hai quan niệm, trong đó, một quan niệm phủ nhận cái tất yếu, còn một quan niệm lại phủ nhận cái ngẫu nhiên, về sự diễn biến ngẫu nhiên của hoàn cảnh; còn quan niệm kia, trái lại, muốn xóa bỏ ngẫu nhiên bằng cách hoàn toàn bác bỏ tính khách quan của nó, quy tất cả về tất yếu. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, trong xã hội và trong cuộc sống hằng ngày có cả cái tất yếu và cái ngẫu nhiên. Tất yếu và ngẫu nhiên là những mặt đối lập biện chứng, có quan hệ qua lại, thâm nhập vào nhau và không tồn tại bóc tách nhau. Mỗi hiện tượng, sự kiện xuất hiện đều do tính tất yếu bên trong, nhưng sự xuất hiện của nó lại gắn liền với vô số điều kiện bên ngoài. Những hiện tượng, sự kiện đó lại là nguồn gốc của ngẫu nhiên.
Bất ký hiện tượng, sự kiện nào cũng không thể hình dung được nếu như không có cái tất yếu bên trong của nó cũng như không có những tiền đề ngẫu nhiên bên ngoài của nó. Vì vậy, tất yếu nhất định phải được bổ sung bằng ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên có cơ sở của nó là tất yếu, và là hình thức biểu hiện của tất yếu. Đằng sau ngẫu nhiên bao giờ cũng ẩn nấp tất yếu là cái quyết định tiến trình phát triển trong tự nhiên và trong xã hội. Ở đâu trên bề mặt diễn ra sự ngẫu nhiên, ở đấy, chính sự ngẫu nhiên này thường ẩn nấp những quy luật (tất nhiên) kín đáo ở bên trong. Vấn đề là ở chỗ biết phát hiện ra những quy luật này. Mối quan hệ qua lại giữa tất yếu và ngẫu nhiên chính là sợi dây nhân quả. Quan niệm này là khoa học, chứ không phải là không tưởng. Nó phù hợp với khoa học nhằm phát hiện cái cơ sở tất yếu của các hiện tượng, sự kiện trong các mối liên hệ ngẫu nhiên của chúng. Dù hiện tượng, sự kiện xảy ra đối với xã hội và con người có phức tạp đến đâu đi nữa, dù nó có phụ thuộc vào một tập hợp những tất yếu và ngẫu nhiên, xét cho cùng, nó vẫn bị những quy luật khách quan, tất yếu khách quan điều khiển.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng giúp chúng ta thấy được không những mối liên hệ, mà tất cả những sự chuyển hóa lẫn nhau đều là tất yếu và ngẫu nhiên. Khoa học lý số làm phong phú thêm những kết luận biện chứng về bản chất của cái tất yếu và cái ngẫu nhiên có liên quan đến hiện tượng, sự kiện xảy ra trong xã hội cũng như trong mỗi con người.
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường bắt gặp vô số những hiện tượng ngẫu nhiên. Có những cái chết đầy bất ngờ và trùng hợp đến kỳ lạ. Số phận của những con người dường như đã bị ràng buộc với sứ mệnh hay sự xuất hiện và kết thúc của một mối liên hệ nào đó. Thí dụ, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn Độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và Người cũng từ trần vào ngày 2-9- 1969, cũng tại Hà Nội. Vào năm 1776, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson cùng với John Adams và Benjamin Franklin đã soạn thảo bản “Tuyên ngôn độc lập” cho nước Mỹ. Ngày 4-7-1776, bản “Tuyên ngôn độc lập” được thông qua và nước Mỹ đã trở thành quốc gia độc lập.
Tổng thống Thomas Jefferson qua đời trong lễ kỷ niệm lần thứ 50, ngày Quốc khánh Mỹ. Những lời cuối cùng của Ông trước khi nhắm mắt xuôi tay là: “Hôm nay có phải ngày 4 không”? Có người trả lời: “Vâng, đúng ngày 4”. Ông gật đầu và ra đi thanh thản. John Adams là Tổng thống Mỹ, từ trần vào ngày 4-7-1826, trùng với ngày Quốc khánh Mỹ. Mark Twain, nhà văn nổi tiếng của nước Mỹ, sinh ngày 30-11-1835, ngày Sao Chổi Halley xuất hiện trên bầu trời. Ông đã quả quyết nói rằng, ngày Sao Chổi Halley xuất hiện lần nữa, tức là 75 năm sau nó ghé thăm Trái Đất, Ông cũng sẽ qua đời. Ông nói: “Tôi đã đến cùng Sao Chổi Halley, và tôi mong muốn được ra đi cùng nó”. Ngày 21-1-1910, Mark Twain qua đời sau một cơn đau tim nặng, chỉ một ngày sau khi Sao Chổi Halley quay lại Trái Đất. Nhà soạn nhạc người Áo Arnold Shoenberg mắc chứng bệnh sợ con số 13, vì Ông sinh vào ngày 13. Năm Ông 76 tuổi, một nhà chiêm tinh học nổi tiếng đã nhắc Ông nên lưu ý vì 7+6=13. Quá lo lắng, ngày 13-1-1951, Ông nằm cả ngày trên giường với tâm trạng bồn chồn và sợ hãi. Khi đồng hồ điểm 12 giờ đêm, vợ Ông bước vào phòng và trách Ông đã lãng phí một ngày. Bà kể lại: “Vào khoảng 12 giờ kém 15 phút, tôi nhìn đồng hồ và tự nhủ phần tệ nhất của ngày hôm nay sắp qua rồi. Thế nhưng, đột nhiên bác sĩ gọi điện cho tôi và nói cổ họng chồng tôi rung mạnh, tim đập nhanh bất thường và Ông đã qua đời”. Có lẽ vì quá lo lắng, cho nên Ông đã chết vào đúng ngày 13...
Nắm chắc được cái tất yếu và cái ngẫu nhiên, nhà lý số có thể đoán được vận mệnh của xã hội và con người. Tất nhiên, còn phải kết hợp với các yếu tố khác.
Về mặt triết học, người ta còn có thể dựa vào hai cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả, hình thức và nội dung... để xem số phận con người