Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước
1. Nguyễn Văn Linh là Tổng Bí thư của trận mạc, hoạt động cách mạng rất sớm, từ thuở thiếu niên. Năm 14 tuổi (1929), tham gia tổ chức Học sinh Đoàn, một tổ chức do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội) lãnh đạo. Ông đã hai lần bị nhà cầm quyền Đông Pháp bắt vào năm 1930 và 1941, cả hai lần đều bị chính quyền thực dân đưa ra giam giam tại nhà tù Côn Đảo. Năm 21 tuổi (1936), Ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương, suốt đời chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. Trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư,..., tại Đại hội VI (tháng 12-1986), Đại hội được lịch sử ghi dấu ấn là Đại hội đổi mới toàn diện của Đảng và của đất nước, Ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
[caption id="attachment_24502" align="aligncenter" width="650"] TBT Nguyễn Văn Linh[/caption]
Công cuộc đổi mới được khởi mầm từ Hội nghị Trung ương 6, khóa IV (tháng 9-1979) của Đảng: "Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách". Tư tưởng cơ bản của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa IV là kiên quyết khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, thay đổi một số chính sách kinh tế - tài chính không còn phù hợp, làm cho sản xuất "bung ra", kiên quyết phá bỏ cảnh "ngăn sông cấm chợ"; sự cần thiết phải kết hợp giữa kế hoạch với thị trường; xem tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá đúng, sai của chính sách kinh tế là có làm cho năng suất lao động ngày càng được nâng cao hay không, có làm cho sản xuất phát triển và đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện hay không; bỏ lối phân phối theo định lượng, định suất bằng hình thức phân phối theo lao động, xem đó là hình thức phân phối hợp lý. Nghị quyết có sự nhìn nhận tích cực hơn về kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân.
Tiếp đó là một số nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết Đại hội V của Đảng (1982) và một số nghị quyết của Đảng khóa V, vấn đề đổi mới dần dần được làm sáng tỏ và đến Đại hội VI, vấn đề đổi mới được trình bày một cách có hệ thống, toàn diện, bài bản. Từ Đại hội VI đến các Đại hội VII, VIII, IX, X, XI và nghị quyết các hội nghị Trung ương các khóa trên, vấn đề đổi mới vẫn tiếp tục được làm sáng tỏ, từng bước hoàn chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Đại hội XII sắp tới của Đảng, vấn đề đổi mới vẫn được tiếp tục khẳng định và phát triển.
Đổi mới là công trình sáng tạo tập thể của toàn Đảng, toàn dân, không của riêng ai, nhưng cá nhân đóng góp có vai trò quan trọng. Đã có cuốn sách viết về đổi mới quy công vào một người là không đúng. Lịch sử ghi nhận những nhân vật đã đóng góp vào việc hoạch định đường lối đổi mới là Tổng Bí thư Lê Duẩn. Khi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa IV ra đời, Lê Duẩn vẫn đang là Tổng Bí thư; Tổng Bí thư Trường Chinh. Giai đoạn từ tháng 7-1986 đến tháng 12-1986, Trường Chinh là Tổng Bí thư đã mạnh dạn chuyển mạnh sang tư tưởng đổi mới, thể hiện ở việc chỉ đạo soạn thảo văn kiện Đại hội VI về đổi mới toàn diện; Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, người góp phần vào việc hoạch định đường lối Đại hội VI và tổ chức thức thực hiện đường lối đổi mới trong suốt thời gian từ năm 1986 đến năm 1991. Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt là những người tổ chức thực hiện đường lối đổi mới mang lại nhiều hiệu quả.
2. Có thể nói cuộc đờiTổng Bí thư Nguyễn Văn Linh là cuộc đời của suy tư, trăn trở, vật vã với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Cuộc đời Ông có những bước trầm thăng. Tháng 12-1976, tại Đại hội IV, Ông được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Bí thư và Ủy viên Bộ Chính trị. Trước Đại hội V, Ông xin rút ra khỏi Bộ Chính trị, vì Ông cảm thấy một số vị lãnh đạo không muốn Ông ở cương vị này. Trở về làm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1981, Ông đã mang hết tâm trí, dồn vào việc lãnh đạo Thành phố, cùng với Đảng bộ Thành phố, dần dần đưa Thành phố chuyển mình về phía trước. Ở bất kỳ cương vị công tác nào, Ông cũng mang hết tâm trí ra làm việc, cống hiến. Việc làm này của Ông đã được Đảng và nhân dân biết ngày càng rõ, cho nên gần cuối nhiệm kỳ Đại hội V, Ông được bầu trở lại vào Bộ Chính trị, làm Thường trực Ban Bí thư và đến Đại hội VI (1986), được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đây là vị Tổng Bí thư đầu tiên của thời kỳ đổi mới toàn diện.
Vào năm 1996, lúc ấy, Nguyễn Văn Linh làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cho gọi tôi với tư cách là phó giáo sư, tiến sĩ sử học và một biên tập viên Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia đang biên tập một cuốn sách của Ông, lên làm việc với Ông tại Khu biệt thự Hồ Tây, Hà Nội. Ông làm việc với chúng tôi suốt ba ngày, nói rất nhiều chuyện, trong đó, Ông rất khao khát được đổi mới, vì theo Ông, có đổi mới, thì dân ta mới "mở mày mở mặt" ra được. Không đổi mới thì dân ta sẽ phải chịu cảnh nghèo túng mãi.
Trên cương vị Tổng Bí thư, điểm hẹn đầu tiên của Nguyễn Văn Linh là lý luận phải gắn với thực tiễn (thực tế), nói là làm phải đi đổi với nhau, một lời nói là mười việc làm, chứ không phải một việc làm mà mười lời nói. Ông đã có một loại bài mang tự đề "Những việc lần làm ngay", ký dưới bút danh "N.V.L". Bút danh này có thể hiểu là chữ viết tắt của chữ "Nguyễn Văn Linh", nhưng cũng có thể hiểu là "Nói Và Làm". Dù sao, đều là Nguyễn Văn Linh cả. Trước hết, bản thân lý luận cũng phải đổi mới khi tình hình đã thay đổi, thực tiễn đã biến động. Tư duy không đổi mới thì chính sách cũng không thể đổi mới.
Để làm chuyển biến tình hình, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh yêu cầu ngay từ Đại hội VI (1986), trước hết, Đảng phải thật sự đổi mới hai khâu then chốt: đổi mới tư duy lý luận và đổi mới nhân sự, vì hai vấn đề này có liên quan mật thiết với nhau, do đó, phải tiến hành đồng thời. Đó cũng là đòi hỏi bức thiết của đất nước. Chỉ có đổi mới tư duy lý luận của Đảng mới thấy đúng và thấy hết sự thật, thấy những nhân tố mới để phát huy, những sai lầm để sửa chữa, nhằm phát huy truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc, động viên tính năng động, sáng tạo và khả năng, trí tuệ của nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Có lần nói chuyện, Ông nhắc đến câu nói của V.I.Lênin là nếu cứ kéo dài mãi ưu điểm sẽ trở thành khuyết điểm.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cho rằng, muốn đổi mới triệt để, trước hết, "phải đấu tranh chống cái cũ, chống bảo thủ trì trệ, chống giáo điều rập khuôn, chống chủ nghĩa nóng vội, chống tha hóa biến chất, chống những thói quen lỗi thời dai dẳng"1. Cái mà Ông sợ nhất là "thói quen lỗi thời dai dẳng". Ông nhận định: "Đây là cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ diễn ra trên mọi lĩnh vực và trong bản thân từng người chúng ta"2. Khi đất nước chuyển sang giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thời kỳ quá độ trong phạm vi cả nước, cũng có lúc phát sinh những cuộc đấu tranh gay go trong nội bộ. Lúc này, cũng cần có những bộ óc tỉnh táo để xoay chuyển tình hình. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh kiên quyết giữ vững quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là "dĩ bất biến, ứng vạn biến", có nghĩa là phải lấy cái không thay đổi để đối phó với muôn sự thay đổi. Cái không thay đổi là đường lối chiến lược của Đảng là thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa; đối phó với muôn sự thay đổi có nghĩa là tùy theo tình hình cụ thể, sự kiện diễn ra hằng ngày mà có giải pháp đối phó thích ứng.
Trong đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chú trọng đổi mới lý luận kinh tế. Theo Ông, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đang trở thành yêu cầu bức thiết, xem đó là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong toàn bộ hoạt động của Đảng trên lĩnh vực kinh tế. Việc đổi mới phải gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội. Trong nhiệm vụ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, có hai vấn đề cơ bản đặt ra: đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở cấp đơn vị cơ sở và đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế.
Trong đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh yêu cầu phải đổi mới hơn nữa công tác xây dựng Đảng, kết hợp với đổi mới kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế, thể thao, đổi mới công tác của các đoàn thể, đổi mới ở mọi cấp, mọi ngành, mọi cơ quan, địa phương, đơn vị cơ sở. "Con đường cơ bản tạo ra sự đổi mới nhanh chóng là xông thẳng vào cuộc sống để tổ chức quần chúng hành động cách mạng"3.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nhận định:
"Hai vấn đề nghiêm trọng nhất là:
- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vừa thiếu dân chủ, vừa buông lỏng kỷ luật.
- Chậm thay đổi quan điểm và chính sách cán bộ; chậm xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhất là cán bộ kế cận. Quản lý cán bộ còn quan liêu, chưa có một cơ chế quản lý nên không nắm chắc được cán bộ"4.
Đảng cần phải nhanh chóng khắc phục hai vấn đề nghiêm trọng này.
Tại Hội nghị Trung ương 6, khóa VI, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh đến 6 nguyên tắc đổi mới: (1) Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa, mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, bằng những hình thức, bước đi và giải pháp thích hợp. (2) Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động của Đảng. Vấn đề đặt ra là vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, chứ không phải xa rời những nguyên lý ấy. (3) Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. (4) Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. (5) Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. (6) Kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.
3. Thành tựu của công cuộc đổi mới đã được thể hiện bằng sự phát triển của nền kinh tế đất nước và tinh thần, vật chất của xã hội khi đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Về mặt đường lối đổi mới, Đảng đã xác định nhiệm vụ hàng đầu là "xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng chế độ làm chủ tập thể, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa (Đại hội VI); lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động; lấy phát triển kinh tế làm nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng làm nhiệm vụ then chốt (Đại hội VII); xác định tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xác định một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Đại hội IX); Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: "Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân"; xác định nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội (Đại hội X); xác định xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ" (Đại hội XI)...
Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nói rằng, muốn đưa công cuộc đổi mới tiến lên một cách vững chắc và toàn diện, chúng ta còn có rất nhiều việc phải làm, như phải hoàn thiện thể chế dân chủ xã hội chủ nghĩa; giữ vững và phát huy cái gì, kiên quyết loại bỏ cái gì cũng phải tính đến; phải đưa vấn đề nhân sự vào đời sống chính trị xã hội; phải tính thêm kinh tế nhà nước phấn đấu vươn lên giữ vai trò chủ đạo hay lại cân bằng các thành phần kinh tế; nên thay cải cách hành chính bằng đổi mới nền hành chính nước nhà...
Thế giới chính trị đang có những diễn biến rất phức tạp, khó lường; bạn cũ, thù mới đang nảy sinh; lòng người vẫn chưa yên... đang là những vấn đề nhức nhối mà Đảng cần phải quan tâm giải quyết.
Hoạt động của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh rất đáng được ghi vào sử sách trong tiến trình đổi mới đất nước.
1,2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,2006, tập 47, tr. 342.
3,4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,2007, tập 49, tr. 255, 265.
[caption id="attachment_24502" align="aligncenter" width="650"] TBT Nguyễn Văn Linh[/caption]
Công cuộc đổi mới được khởi mầm từ Hội nghị Trung ương 6, khóa IV (tháng 9-1979) của Đảng: "Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách". Tư tưởng cơ bản của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa IV là kiên quyết khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, thay đổi một số chính sách kinh tế - tài chính không còn phù hợp, làm cho sản xuất "bung ra", kiên quyết phá bỏ cảnh "ngăn sông cấm chợ"; sự cần thiết phải kết hợp giữa kế hoạch với thị trường; xem tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá đúng, sai của chính sách kinh tế là có làm cho năng suất lao động ngày càng được nâng cao hay không, có làm cho sản xuất phát triển và đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện hay không; bỏ lối phân phối theo định lượng, định suất bằng hình thức phân phối theo lao động, xem đó là hình thức phân phối hợp lý. Nghị quyết có sự nhìn nhận tích cực hơn về kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân.
Tiếp đó là một số nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết Đại hội V của Đảng (1982) và một số nghị quyết của Đảng khóa V, vấn đề đổi mới dần dần được làm sáng tỏ và đến Đại hội VI, vấn đề đổi mới được trình bày một cách có hệ thống, toàn diện, bài bản. Từ Đại hội VI đến các Đại hội VII, VIII, IX, X, XI và nghị quyết các hội nghị Trung ương các khóa trên, vấn đề đổi mới vẫn tiếp tục được làm sáng tỏ, từng bước hoàn chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Đại hội XII sắp tới của Đảng, vấn đề đổi mới vẫn được tiếp tục khẳng định và phát triển.
Đổi mới là công trình sáng tạo tập thể của toàn Đảng, toàn dân, không của riêng ai, nhưng cá nhân đóng góp có vai trò quan trọng. Đã có cuốn sách viết về đổi mới quy công vào một người là không đúng. Lịch sử ghi nhận những nhân vật đã đóng góp vào việc hoạch định đường lối đổi mới là Tổng Bí thư Lê Duẩn. Khi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa IV ra đời, Lê Duẩn vẫn đang là Tổng Bí thư; Tổng Bí thư Trường Chinh. Giai đoạn từ tháng 7-1986 đến tháng 12-1986, Trường Chinh là Tổng Bí thư đã mạnh dạn chuyển mạnh sang tư tưởng đổi mới, thể hiện ở việc chỉ đạo soạn thảo văn kiện Đại hội VI về đổi mới toàn diện; Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, người góp phần vào việc hoạch định đường lối Đại hội VI và tổ chức thức thực hiện đường lối đổi mới trong suốt thời gian từ năm 1986 đến năm 1991. Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt là những người tổ chức thực hiện đường lối đổi mới mang lại nhiều hiệu quả.
2. Có thể nói cuộc đờiTổng Bí thư Nguyễn Văn Linh là cuộc đời của suy tư, trăn trở, vật vã với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Cuộc đời Ông có những bước trầm thăng. Tháng 12-1976, tại Đại hội IV, Ông được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Bí thư và Ủy viên Bộ Chính trị. Trước Đại hội V, Ông xin rút ra khỏi Bộ Chính trị, vì Ông cảm thấy một số vị lãnh đạo không muốn Ông ở cương vị này. Trở về làm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1981, Ông đã mang hết tâm trí, dồn vào việc lãnh đạo Thành phố, cùng với Đảng bộ Thành phố, dần dần đưa Thành phố chuyển mình về phía trước. Ở bất kỳ cương vị công tác nào, Ông cũng mang hết tâm trí ra làm việc, cống hiến. Việc làm này của Ông đã được Đảng và nhân dân biết ngày càng rõ, cho nên gần cuối nhiệm kỳ Đại hội V, Ông được bầu trở lại vào Bộ Chính trị, làm Thường trực Ban Bí thư và đến Đại hội VI (1986), được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đây là vị Tổng Bí thư đầu tiên của thời kỳ đổi mới toàn diện.
Vào năm 1996, lúc ấy, Nguyễn Văn Linh làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cho gọi tôi với tư cách là phó giáo sư, tiến sĩ sử học và một biên tập viên Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia đang biên tập một cuốn sách của Ông, lên làm việc với Ông tại Khu biệt thự Hồ Tây, Hà Nội. Ông làm việc với chúng tôi suốt ba ngày, nói rất nhiều chuyện, trong đó, Ông rất khao khát được đổi mới, vì theo Ông, có đổi mới, thì dân ta mới "mở mày mở mặt" ra được. Không đổi mới thì dân ta sẽ phải chịu cảnh nghèo túng mãi.
Trên cương vị Tổng Bí thư, điểm hẹn đầu tiên của Nguyễn Văn Linh là lý luận phải gắn với thực tiễn (thực tế), nói là làm phải đi đổi với nhau, một lời nói là mười việc làm, chứ không phải một việc làm mà mười lời nói. Ông đã có một loại bài mang tự đề "Những việc lần làm ngay", ký dưới bút danh "N.V.L". Bút danh này có thể hiểu là chữ viết tắt của chữ "Nguyễn Văn Linh", nhưng cũng có thể hiểu là "Nói Và Làm". Dù sao, đều là Nguyễn Văn Linh cả. Trước hết, bản thân lý luận cũng phải đổi mới khi tình hình đã thay đổi, thực tiễn đã biến động. Tư duy không đổi mới thì chính sách cũng không thể đổi mới.
Để làm chuyển biến tình hình, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh yêu cầu ngay từ Đại hội VI (1986), trước hết, Đảng phải thật sự đổi mới hai khâu then chốt: đổi mới tư duy lý luận và đổi mới nhân sự, vì hai vấn đề này có liên quan mật thiết với nhau, do đó, phải tiến hành đồng thời. Đó cũng là đòi hỏi bức thiết của đất nước. Chỉ có đổi mới tư duy lý luận của Đảng mới thấy đúng và thấy hết sự thật, thấy những nhân tố mới để phát huy, những sai lầm để sửa chữa, nhằm phát huy truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc, động viên tính năng động, sáng tạo và khả năng, trí tuệ của nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Có lần nói chuyện, Ông nhắc đến câu nói của V.I.Lênin là nếu cứ kéo dài mãi ưu điểm sẽ trở thành khuyết điểm.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cho rằng, muốn đổi mới triệt để, trước hết, "phải đấu tranh chống cái cũ, chống bảo thủ trì trệ, chống giáo điều rập khuôn, chống chủ nghĩa nóng vội, chống tha hóa biến chất, chống những thói quen lỗi thời dai dẳng"1. Cái mà Ông sợ nhất là "thói quen lỗi thời dai dẳng". Ông nhận định: "Đây là cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ diễn ra trên mọi lĩnh vực và trong bản thân từng người chúng ta"2. Khi đất nước chuyển sang giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thời kỳ quá độ trong phạm vi cả nước, cũng có lúc phát sinh những cuộc đấu tranh gay go trong nội bộ. Lúc này, cũng cần có những bộ óc tỉnh táo để xoay chuyển tình hình. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh kiên quyết giữ vững quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là "dĩ bất biến, ứng vạn biến", có nghĩa là phải lấy cái không thay đổi để đối phó với muôn sự thay đổi. Cái không thay đổi là đường lối chiến lược của Đảng là thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa; đối phó với muôn sự thay đổi có nghĩa là tùy theo tình hình cụ thể, sự kiện diễn ra hằng ngày mà có giải pháp đối phó thích ứng.
Trong đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chú trọng đổi mới lý luận kinh tế. Theo Ông, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đang trở thành yêu cầu bức thiết, xem đó là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong toàn bộ hoạt động của Đảng trên lĩnh vực kinh tế. Việc đổi mới phải gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội. Trong nhiệm vụ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, có hai vấn đề cơ bản đặt ra: đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở cấp đơn vị cơ sở và đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế.
Trong đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh yêu cầu phải đổi mới hơn nữa công tác xây dựng Đảng, kết hợp với đổi mới kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế, thể thao, đổi mới công tác của các đoàn thể, đổi mới ở mọi cấp, mọi ngành, mọi cơ quan, địa phương, đơn vị cơ sở. "Con đường cơ bản tạo ra sự đổi mới nhanh chóng là xông thẳng vào cuộc sống để tổ chức quần chúng hành động cách mạng"3.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nhận định:
"Hai vấn đề nghiêm trọng nhất là:
- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vừa thiếu dân chủ, vừa buông lỏng kỷ luật.
- Chậm thay đổi quan điểm và chính sách cán bộ; chậm xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhất là cán bộ kế cận. Quản lý cán bộ còn quan liêu, chưa có một cơ chế quản lý nên không nắm chắc được cán bộ"4.
Đảng cần phải nhanh chóng khắc phục hai vấn đề nghiêm trọng này.
Tại Hội nghị Trung ương 6, khóa VI, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh đến 6 nguyên tắc đổi mới: (1) Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa, mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, bằng những hình thức, bước đi và giải pháp thích hợp. (2) Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động của Đảng. Vấn đề đặt ra là vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, chứ không phải xa rời những nguyên lý ấy. (3) Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. (4) Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. (5) Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. (6) Kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.
3. Thành tựu của công cuộc đổi mới đã được thể hiện bằng sự phát triển của nền kinh tế đất nước và tinh thần, vật chất của xã hội khi đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Về mặt đường lối đổi mới, Đảng đã xác định nhiệm vụ hàng đầu là "xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng chế độ làm chủ tập thể, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa (Đại hội VI); lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động; lấy phát triển kinh tế làm nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng làm nhiệm vụ then chốt (Đại hội VII); xác định tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xác định một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Đại hội IX); Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: "Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân"; xác định nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội (Đại hội X); xác định xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ" (Đại hội XI)...
Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nói rằng, muốn đưa công cuộc đổi mới tiến lên một cách vững chắc và toàn diện, chúng ta còn có rất nhiều việc phải làm, như phải hoàn thiện thể chế dân chủ xã hội chủ nghĩa; giữ vững và phát huy cái gì, kiên quyết loại bỏ cái gì cũng phải tính đến; phải đưa vấn đề nhân sự vào đời sống chính trị xã hội; phải tính thêm kinh tế nhà nước phấn đấu vươn lên giữ vai trò chủ đạo hay lại cân bằng các thành phần kinh tế; nên thay cải cách hành chính bằng đổi mới nền hành chính nước nhà...
Thế giới chính trị đang có những diễn biến rất phức tạp, khó lường; bạn cũ, thù mới đang nảy sinh; lòng người vẫn chưa yên... đang là những vấn đề nhức nhối mà Đảng cần phải quan tâm giải quyết.
Hoạt động của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh rất đáng được ghi vào sử sách trong tiến trình đổi mới đất nước.
1,2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,2006, tập 47, tr. 342.
3,4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,2007, tập 49, tr. 255, 265.