Mới cập nhật

Cây đời mãi mãi xanh tươi


chỉ mụcHôm nay tôi đến thăm Viện Gớt

Nằm ở trung tâm Praha

Lòng tôi xúc động không nén nổi



Xin kính dâng Người một đóa hoa.

Đêm về tôi đọc thơ của Gớt
Nhìn ra ngoài trời mưa lất phất
Cảm phục đại thi hào người Đức
Bởi áng thơ làm đẹp tâm hồn.

Ông bảo: “Lý thuyết là màu xám
Chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi”
Lời Ông nói là lời của Thánh
Vì cây đời mãi mãi xanh tươi

Cây đời tươi là nhờ nhựa sống
Khi người với người yêu thương nhau
Nhưng tức khắc cây đời sẽ héo
Nếu không còn nhựa sống tình yêu.


Muốn cây đời mãi mãi xanh tươi
Ta phải bón chăm suốt cuộc đời
Để cho ma quỷ chen vào phá
Cây đời rồi sẽ lại héo hon.

Praha, Séc, Đêm 3-8-2001


Đức Vượng
-------------

Lời Tác giả: Trong những năm, tháng công tác ở nước ngoài, tôi nghiệm ra rằng, ở châu Âu và trên toàn thế giới,người ta coi đại thi hào người Đức, Gớt, như một thần tượng về văn thơ. Nhiều nước lập Viện Gớt. Ngày 3-8-2001, tôi đến thăm Viện Gớt ở thù đô Praha. Đêm về, tôi làm bài thơ Cây đời mãi mãi xanh tươi.

Gớt (tên đầy đủ là Johann Wolfgang Goethe) sinh ngày 28-8-1749 và mất ngày 22-3-1832, trong một gia đình giàu có ở thành phố Phrănphuốc, Đức, trên sông Mainơ. Ông là một nhà thơ, nhà văn, nhà tư tưởng cỡ thế giới. Tư tưởng của Ông thể hiện rõ trong thơ, văn của Ông. Ông đã xuất bản nhiều tập thơ, nhiều cuốn sách văn xuôi có giá trị. Tên Ông đã đi vào nhiều cuốn từ điển trên thế giới. Sự nghiệp sáng tác phong phú, đa dạng của Ông đã tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa thế giới. Nét đặc sắc của đại thi hào Gớt là phản ánh hiện thực. Với Ông, mọi lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mới là xanh tươi mãi mãi.

Có thể nói Gớt là nhà văn, nhà thơ tầm cỡ nhất, vĩ đại nhất trong lịch sử văn học Đức và là một trong những nhà văn hóa lỗi lạc của nhân loại. Gớt đã đưa nghệ thuật thơ lên đỉnh cao. Henrích Hainơ, thi hào người Đức có nhận xét rất hay về nghệ thuật thơ đại thi hào Gớt: “Thơ của Gớt có cái kỳ diệu như đùa giỡn mà ta không miêu tả nổi.

Những câu thơ hài hòa, vuốt ve trái tim ta như một người tình âu yếm; lời thơ ôm lấy ta trong khi ý thơ hôn ta thắm thiết”.

Tuy nhiên, xét về mặt tư tưởng thể hiện trong thơ, văn của Gớt chứa đầy mâu thuẫn. Nhưng cũng có người nói rằng, chính vì chứa đầy mâu thuẫn, nên thơ, văn của Ông mới trở nên sinh động, còn nếu chỉ ca ngợi một chiều theo lối văn, thơ chính trị, lại là tầm thường và bị người đời lãng quên.