Đọc sách của Rútxô
Tại trường đại học Praha
Tôi được vị giáo sư tài ba
Nói về nhà luật pháp Rútxô
Lòng tôi như đợt sóng vỗ bờ.
Đêm về đọc sách của chính Ông
Như núi cao kiến thức chất chồng
Ông bàn về “Khế ước xã hội”(1)
Hiện lên tư tưởng của chính Ông.
Với Ông muốn có ý chí chung
Thì bao tiếng nói phải đồng lòng
Nếu gạt bỏ một lời nào đó
Tính chất chung sẽ bị tổn thương.
Một người bại liệt lại muốn chạy
Người khỏe mạnh lại không muốn chạy
Cả hai đều đứng nguyên như nhau
Ý chí sức mạnh chẳng đến đâu.
Kẻ mạnh đâu phải đều đủ mạnh
Để mãi mãi làm người thống trị
Nếu như không chuyển lực thành quyền
Chuyển sự phục tùng thành nghĩa vụ.
Lực là một sức mạnh vật lý
Không có đạo đức ở trong lực
Quyền chẳng qua là thứ hồ đồ
Quyền mà không lực như mơ hồ.
“Quan lại càng đông chính phủ càng yếu”(2)
Lại thêm đục khoét sách nhiễu dân
Những con mọt đục vào tiền bạc
Trước sau rồi nó sẽ đổ kềnh.
Việc giao nhiều người làm bấp bênh
Có điều chắc chắn càng chậm xong
Khó phát tài khi quá thận trọng
Hỏng việc thường khi bàn cãi nhiều(3)
Cái tài của các nhà lập pháp
Cần phải nhằm lợi ích quốc gia
Chính phủ phải là hành pháp sống
Để nó lũng đoạn sẽ thành ma.
Rútxô là một nhà pháp lý
Chuyên gia pháp luật bậc “minh quân”
Những điều Ông nói là luật lý
Đến nay thiên hạ vẫn chứng minh.
Praha, Séc, Đêm 25-1-2002
Đức Vượng
——————
Lời Tác giả: Có lần tôi đến dự giảng tại một trường đại học ở thủ đô Praha, Cộng hòa Séc. Một vị giáo sư nói tiếng Anh đến giảng cho các sinh viên nghe về luật gia J.J.Rútxô và phân tích các tác phẩm của J.J.Rútxô. Ông nói hay lắm. Bài giảng của Ông đã làm tôn lên rất nhiều trong tư tưởng luật pháp của J.J.Rútxô. Đêm về, tôi làm bài thơ Đọc sách của Rútxô. Đây chính tác phẩm “Khế ước xã hội” mà tôi rất thích.
Giăng Giắccơ Rútxô (Jean Jacques Rousseau – 1712 – 1778), người Pháp, đại diện cánh tả trong các nhà khai sáng Pháp, nhà triết học, xã hội học, mỹ học, một trong những nhà lý luận giáo dục học. Tác phẩm triết học và xã hội học chủ yếu của Rútxô là: “Luận về nguồn gốc và nguyên nhân của sự không bình đẳng giữa người với người” (1755) và “Khế ước xã hội” (1762). Trong các vấn đề về thế giới quan, J.J.Rútxô theo lý luận thần học. Ông thừa nhận là có thần linh với “linh hồn bất tử”. C.Mác coi vật chất quyết định ý thức, nhưng J.J.Rútxô coi trọng cả vật chất và ý thức ngang nhau, tác động vào nhau. Trong lý luận nhận thức, Ông theo chủ nghĩa cảm giác và thừa nhận tính chất bẩm sinh của các ý niệm đạo đức. Với tư cách là một nhà xã hội học, Ông theo trường phái cấp tiến; phê phán gay gắt quan hệ đẳng cấp phong kiến và chế độ chuyên chế, ra sức ủng hộ nền dân chủ tư sản và các quyền tự do, dân chủ của công dân, kêu gọi sự bình đẳng của con người bất chấp nguồn gốc xuất thân. Ông kịch liệt phê phán hệ giáo dục đẳng cấp và chỉ ra mục tiêu của giáo dục là phải đào tạo ra những công dân tích cực, quý trọng lao động.
Tôi được vị giáo sư tài ba
Nói về nhà luật pháp Rútxô
Lòng tôi như đợt sóng vỗ bờ.
Đêm về đọc sách của chính Ông
Như núi cao kiến thức chất chồng
Ông bàn về “Khế ước xã hội”(1)
Hiện lên tư tưởng của chính Ông.
Với Ông muốn có ý chí chung
Thì bao tiếng nói phải đồng lòng
Nếu gạt bỏ một lời nào đó
Tính chất chung sẽ bị tổn thương.
Một người bại liệt lại muốn chạy
Người khỏe mạnh lại không muốn chạy
Cả hai đều đứng nguyên như nhau
Ý chí sức mạnh chẳng đến đâu.
Kẻ mạnh đâu phải đều đủ mạnh
Để mãi mãi làm người thống trị
Nếu như không chuyển lực thành quyền
Chuyển sự phục tùng thành nghĩa vụ.
Lực là một sức mạnh vật lý
Không có đạo đức ở trong lực
Quyền chẳng qua là thứ hồ đồ
Quyền mà không lực như mơ hồ.
“Quan lại càng đông chính phủ càng yếu”(2)
Lại thêm đục khoét sách nhiễu dân
Những con mọt đục vào tiền bạc
Trước sau rồi nó sẽ đổ kềnh.
Việc giao nhiều người làm bấp bênh
Có điều chắc chắn càng chậm xong
Khó phát tài khi quá thận trọng
Hỏng việc thường khi bàn cãi nhiều(3)
Cái tài của các nhà lập pháp
Cần phải nhằm lợi ích quốc gia
Chính phủ phải là hành pháp sống
Để nó lũng đoạn sẽ thành ma.
Rútxô là một nhà pháp lý
Chuyên gia pháp luật bậc “minh quân”
Những điều Ông nói là luật lý
Đến nay thiên hạ vẫn chứng minh.
Praha, Séc, Đêm 25-1-2002
Đức Vượng
——————
- “Khế ước xã hội” (Du Contrat social), xuất bản lần đầu năm 1762, là tên một tác phẩm của J.J.Rútxô. Sách dịch ra tiếng Việt, lấy tên là “Bàn về khế ước xã hội”.
- Câu nói này là của J.J.Rútxô in trong tác phẩm “Khế ước xã hội”.
- Bốn câu trên là lấy ý trong tác phẩm “Khế ước xã hội”.
Lời Tác giả: Có lần tôi đến dự giảng tại một trường đại học ở thủ đô Praha, Cộng hòa Séc. Một vị giáo sư nói tiếng Anh đến giảng cho các sinh viên nghe về luật gia J.J.Rútxô và phân tích các tác phẩm của J.J.Rútxô. Ông nói hay lắm. Bài giảng của Ông đã làm tôn lên rất nhiều trong tư tưởng luật pháp của J.J.Rútxô. Đêm về, tôi làm bài thơ Đọc sách của Rútxô. Đây chính tác phẩm “Khế ước xã hội” mà tôi rất thích.
Giăng Giắccơ Rútxô (Jean Jacques Rousseau – 1712 – 1778), người Pháp, đại diện cánh tả trong các nhà khai sáng Pháp, nhà triết học, xã hội học, mỹ học, một trong những nhà lý luận giáo dục học. Tác phẩm triết học và xã hội học chủ yếu của Rútxô là: “Luận về nguồn gốc và nguyên nhân của sự không bình đẳng giữa người với người” (1755) và “Khế ước xã hội” (1762). Trong các vấn đề về thế giới quan, J.J.Rútxô theo lý luận thần học. Ông thừa nhận là có thần linh với “linh hồn bất tử”. C.Mác coi vật chất quyết định ý thức, nhưng J.J.Rútxô coi trọng cả vật chất và ý thức ngang nhau, tác động vào nhau. Trong lý luận nhận thức, Ông theo chủ nghĩa cảm giác và thừa nhận tính chất bẩm sinh của các ý niệm đạo đức. Với tư cách là một nhà xã hội học, Ông theo trường phái cấp tiến; phê phán gay gắt quan hệ đẳng cấp phong kiến và chế độ chuyên chế, ra sức ủng hộ nền dân chủ tư sản và các quyền tự do, dân chủ của công dân, kêu gọi sự bình đẳng của con người bất chấp nguồn gốc xuất thân. Ông kịch liệt phê phán hệ giáo dục đẳng cấp và chỉ ra mục tiêu của giáo dục là phải đào tạo ra những công dân tích cực, quý trọng lao động.