QUY LUẬT CỦA SỐ PHẬN CON NGƯỜI VÀ CUỘC ĐỜI
PGS,TS Đàm Đức Vượng
Một câu hỏi đặt ra là số phận con người có quy luật không, tướng - số - vận có quy luật không? Tôi nghĩ là có.
Nói đến quy luật của số phận con người và cuộc đời là nói đến mối liên hệ cơ bản, bên trong của con người xảy ra với các hiện tượng, sự kiện, chi phối sự phát triển tất yếu của những hiện tượng, sự kiện ấy. Nó biểu hiện một trình tự nhất định của mối liên hệ nhân quả, tất yếu giữa các hiện tượng, sự kiện sắp xảy ra, hoặc các đặc tính của các hiện tượng, sự kiện sắp xảy ````ra, sẽ xảy ra đối với mỗi con người và mỗi nhóm người, nó được lặp đi lặp lại, trong đó, sự biến đổi những hiện tượng, sự kiện này gây nên sự biến đổi của những hiện tượng, sự kiện khác một cách có thể xác định được từ trước. Thí dụ, có vài trăm người mua vé cùng đi trên một chuyến máy bay của hãng hàng không dân dụng nào đó, người ta có thể đoán định được cần phải cảnh giác khi máy bay đang đi trên vùng trời của một quốc gia đang có chiến tranh, hoặc bay trên vùng trời đang có bão lớn, hoặc có một linh tính báo trước một điều gì đó sẽ xảy ra để cân nhắc, xử lý, như có thể đi, có thể hoãn lại. Một đoàn tàu hỏa và những chiếc ô tô hằng ngày phải đi qua khu vực nào đó thường xảy ra tai nạn, mà người ta thường gọi là “cái dớp” để đề phòng, như có thể cho xe, tầu chạy chậm lại, hoặc quan sát trước, sau, hai bên thật kỹ trong khi di chuyển. Người đi bộ, xe đạp, xe máy, lái ô tô cần phải nắm chắc những giờ mà tàu hỏa thường chạy qua đường vượt để tránh tai nạn,... Tính toán trong những trường hợp này là rất cần thiết. Tất nhiên, đúc kết những hiện tượng, sự kiện đã qua để đoán định những cái sắp xảy ra là rất khó, vì đã có hàng triệu, hàng triệu hiện tượng đã xảy ra đối với con người từ trước tới nay, nay đem đúc kết lại để đoán định cho số mệnh, số phận tương lai của mỗi người, thật không phải chuyện giản đơn chút nào.
Khái niệm “quy luật” gần gũi với khái niệm “bản chất”, đó là toàn bộ những mối liên hệ sâu sắc của việc đoán định các quá trình xác định những đặc điểm của những hiện tượng, sự kiện sắp xảy ra, sẽ xảy ra. Việc nhận thức quy luật để đoán định những hiện tượng, sự kiện sắp xảy ra, sẽ xảy ra để phòng ngừa là điều mà các nhà lý số không thể xem thường. Nó phải đi từ hiện tượng đến bản chất của vấn đề sắp xảy ra, sẽ xảy ra.
Qua nghiên cứu, người ta đúc kết lại có ba nhóm quy luật chủ yếu chi phối đến việc đoán định những hiện tượng, sự việc (sự kiện) sắp xảy ra, sẽ xảy ra: (1) Những quy luật đặc thù hoặc riêng cho một hiện tượng, sự việc sắp xảy ra, sẽ xảy ra. (2) Những quy luật chung cho một số lớn các hiện tượng, sự việc sắp xảy ra, sẽ xảy ra. (3) Những quy luật phổ biến của các hiện tượng, sự việc sắp xảy ra, sẽ xảy ra. Nhóm thứ nhất biểu hiện những quan hệ giữa các hiện tượng, sự việc đặc thù cụ thể, hoặc giữa những đặc tính riêng biệt của vật chất và hoàn cảnh sẽ xảy ra cho mỗi người hoặc một nhóm người. Nhóm thứ hai được thể hiện trong một phạm vi những điều kiện rất rộng và là đặc trưng cho những mối quan hệ giữa các đặc tính chung của tập hợp lớn các hiện tượng, sự việc sẽ xảy ra cho một khu vực rộng lớn như động đất, sóng thần, bão lớn. Nhóm thứ ba là những quy luật có tính lặp đi lặp lại về sự vận động của các quốc gia, dân tộc, thể hiện ở những thiên tai, biến cố của xã hội. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa những quy luật ấy là có điều kiện, không phải bất biến. Trong xã hội, việc thực hiện quy luật đòi hỏi phải có hoạt động của con người, có khả năng sẽ tạo ra hoặc thủ tiêu một cách tự giác hoặc không tự giác những điều kiện tác dụng của quy luật. Thực ra, bản thân con người không sáng tạo ra quy luật, mà chỉ có thể hạn chế hoặc chặn đứng, đừng để cho nó xảy ra, vì lợi ích của cộng đồng trong dân tộc của mình, trong đó, có lợi ích của chính gia đình mình và bản thân mình.
Khác với quy luật tự nhiên, quy luật xã hội không tồn tại lâu dài. Bất cứ một phương thức nào cũng có quy luật đặc biệt của nó. Chừng nào còn phương thức sản xuất đó, thì quy luật đó vẫn còn tác động. Khi phương thức sản xuất đó bị phá hủy, và một quan hệ sản xuất mới nảy ra, thì quy luật cũ mất hiệu lực và rút lui khỏi “vũ đài quy luật” để nhường chỗ cho quy luật mới nảy sinh. Khi quy luật mới nảy sinh, thì ngay lập tức tác động vào xã hội và cuộc sống con người, vào số mệnh, số phận của con người, hoặc xấu, hoặc tốt, nó sẽ ăn theo. Thí dụ, khi con người sống trong một phương thức sản xuất cũ, cuộc sống vô cùng điêu đứng, bỗng dưng có một cuộc cách mạng ra đời, làm sụp đổ phương thức sản xuất cũ, thay vào đó là phương thức sản xuất mới, sẽ tạo ra cho chính con người đó một cuộc sống khác hẳn, dễ chịu hơn nhiều so với cuộc sống cũ, và do vậy, số mệnh, số phận của người đó cũng thay đổi theo. Nhưng con người cũng phải dè chừng với phương thức sản xuất mới, có thể lúc đầu tốt, nhưng sau đó, nó trở nên xấu dần, và do đó, con người cũng bị tác động theo. Quy luật của tướng - số - vận là sự lặp đi, lặp lại của mỗi con người theo chu kỳ tuổi mà người ta thường gọi là năm hạn; hoặc những biến cố của một xã hội, một quốc gia, sẽ xảy ra, như chiến tranh chẳng hạn, để có biện pháp phòng ngừa. Quy luật ấy, người ta có thể phát hiện, dự đoán, nghiên cứu nó, chú ý đến những hoạt động của nó sẽ xảy ra trước mắt, tháng sau, năm sau, hoặc bất cứ lúc nào. Hoàn cảnh, môi trường chính trị - xã hội tác động mạnh đến quy luật, có khi chi phối quy luật. Ý muốn của mọi người không đủ để thành lập một chế độ xã hội này hay một chế độ xã hội khác. Muốn thành lập một chế độ xã hội, phải có những điều kiện khách quan nhất định và trước hết là những điều kiện sinh hoạt vật chất, một sự phát triển tới một mức nào đó của lực lượng sản xuất. Nắm vững quy luật để hạn chế nó khi xảy ra hoặc ngăn chặn không để nó xảy ra là vấn đề mà nhà lý số cần nghiên cứu đến nơi đến chốn và mỗi người cũng phải tính đến.