Thiên nhiên liên quan đến số phận con người
PGS,TS Đàm Đức Vượng
Thiên nhiên (tự nhiên) là trời, đất, nắng, gió, mưa, giông bão, động đất, sóng thần, tuyết rơi, sương muối, sương mù,... Trái Đất quay chung quanh trục của nó với vận tốc 1.600 cây số một giờ ở giữa đường xích đạo. Nếu nó quay chậm 10 lần, thì ngày sẽ dài gấp 10 và sức nóng của Mặt Trời cũng tăng gấp 10 lần và nhiệt độ lạnh của đêm cũng tăng gấp 10 lần. Ánh nắng Mặt Trời là nguồn sống của Trái Đất. Mặt Trời nóng 5.500 độ C. Trái Đất nằm ở vị trí vừa phải, không xa quá, nhưng cũng không gần quá, vừa vặn để tiếp nhận sức nóng của Mặt Trời. Trục Trái Đất nghiêng theo một tọa độ là 23 độ. Nếu Trái Đất là một trục đứng thẳng, không nghiêng theo bên nào, thì sẽ không có thời tiết bốn mùa. Nước sẽ bốc hơi hết và hai cực của nó sẽ đóng thành băng giá. Nếu sức nóng của Mặt Trời gia tăng tới mức quá sức chịu đựng của con người, thì nó sẽ thiêu đốt con người. Ngược lại, nếu sức nóng Mặt Trời giảm đi một chút, thì con người sẽ chết rét. Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất, điều khiển thủy triều, biển cả.
Nếu nó không cách xa Trái Đất 380 nghìn cây số mà xích lại gần hơn 80 nghìn cây số, thì một cuộc hồng thủy sẽ xảy ra. Trái Đất sẽ là biển cả. Tuy nhiên, có lần, báo chí Cộng hòa Séc ngày 28-2-2002, đưa tin: Đêm 27-2-2002 (tức ngày 16 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ). Mặt Trăng cách Trái Đất 356.400 km, gần hơn 25.000 km so với mức trung bình cùng đêm hằng năm. Vì vậy, Mặt Trăng trông to hơn, độ sáng tăng 20%. Lúc ấy, tôi đang công tác tại Đại Sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc, được nhìn thấy Mặt Trăng to thật, to như cái mâm, cả bầu trời sáng rực lên như giữa ban ngày. Đúng là thiên nhiên tác động ghê gớm đến vận mệnh xã hội, đến số mệnh, số phận của con người, nhờ thiên nhiên mà con người sống được, nhưng cũng tại thiên nhiên mà gây ra đổ cửa, đổ nhà, bệnh tật, chết chóc đối với con người, đành rằng, con người nhờ sinh ra và sống được là nhờ có thiên nhiên, như đất, nước, không khí, ánh nắng, lửa. Có điều là thiên nhiên nhiều khi rất hung ác, nhưng nhiều khi cũng rất hiền từ, như những đêm trăng thanh gió mát, khi trời yên, biển lặng. Trong “Đại Việt Sử ký toàn thư” (tập 2), sử gia Ngô Sĩ Liên viết: “Mùa thu tháng 9, bọn Tả thị lang Hộ Bộ Diễn Gia hầu Lê Bật Tứ, Hữu thị lang Lại Bộ Nhân Lĩnh hầu Lưu Đình Chất dâng khải lên Bình An Vương, rằng: Lòng trời nhân ái, tất điềm ra trong việc cảnh cáo, nếu không biết tự sửa mình, thì trời lại ra tai biến khác thường để răn cho sợ. Thế đủ biết là lòng trời nhân ái với người làm vua đến như thế. Năm nay, khoảng tháng 5, tháng 6, đương mùa làm ruộng, trời làm hạn hán, nông dân thất vọng. Nay, ngày tháng 8, lúa má đương tốt, trời lại đại hạn khắp cả các nơi. Một năm hai lần hạn mà tai dị thấy luôn, dân thôn quê nhiều người đã oán, chắc là quan hệ với chính sự hiện nay”(1). Qua đó, người xưa nhận xét sự tác động của thiên nhiên vào xã hội và con người ghê gớm đến chừng nào. Thiên nhiên làm nảy sinh con người, nhưng thiên nhiên cũng làm hại con người. Thực tế đã chứng minh con người chỉ có thể hạn chế được sức tàn phá của thiên nhiên, chứ không thể làm chủ được thiên nhiên. Người nào nói làm chủ thiên nhiên là không đúng. Nhưng con người có thể làm chủ được xã hội và làm chủ được chính bản thân mình, nếu có đủ những điều kiện cho phép. Trình độ lực lượng sản xuất càng cao chừng nào, thì con người càng chế ngự được thiên nhiên chừng ấy. Chừng nào con người còn chưa hiểu được những quy luật của thiên nhiên, thì vẫn còn là nô lệ của thiên nhiên. Nhưng một khi đã nhận thức được quy luật của tự nhiên, thích nghi và hành động phù hợp với quy luật, thì con người phần nào có thể lái được quy luật của tự nhiên phục vụ. Nhận thức được quy luật của tự nhiên và nhờ quy luật ấy để biết được “việc trời” và qua “việc trời” để biết việc xã hội, việc gia đình, việc người là vấn đề mà nhà lý số cần hết sức lưu tâm. Sức nước đã có tác động phá hoại ghê gớm chừng nào con người còn ít tri thức về nó, chừng nào con người còn chưa xây dựng đập nước, trạm thủy điện,...
Nhưng sau khi nhận thức được quy luật nước, con người phần nào có thể khắc phục được sự phá hoại của nước và cần lợi dụng nước để phục vụ cho lợi ích của con người, như dùng nước để tưới ruộng, xây dựng nhà máy thủy điện,... Thiên nhiên có lúc tưởng như vô tình, nhưng kỳ thực lại vận vào vận nước, vận nhà, vận người một cách thường xuyên. Sách “Hoàng lê nhất thống chí” chép rằng, năm Quý Mão (1783). Tháng 6 năm ấy, con sông Thiên Đức (sông Đuống) cạn hẳn một ngày một đêm. Đến năm Giáp Thìn (1784), giữa đêm mồng 1 tháng 10, trong hồ Thủy Quân thình lình có tiếng phát ra như sấm. Nước hồ sủi lên sùng sục, sớm mai bao nhiêu tôm cá đều chết sạch. Cũng trong năm ấy, cây cối trong phủ Chúa ở Thăng Long thành, có hàng vạn con quạ ở đâu kéo đến bay lượn lao xao, ngày đêm kêu gào quang quác.
Rồi ở quãng bờ thành phía ngoài cửa cái của phủ đường, bỗng dưng sụt xuống hơn mười trượng. Đó là những sự lạ to lớn, ai ai cũng biết; báo rằng, đất nước sắp có loạn, dân tình sắp phải chịu cảnh đau thương tang tóc. Những kẻ sống bạc ác, đểu giả sẽ phải trả giá. Quả nhiên, chẳng bao lâu, cảnh binh đao xảy ra đối với đất nước.
Ph.Bêcơn (1561-1626), nhà triết học Anh, nói rằng, khi tuyên bố khả năng của khoa học làm tăng quyền lực của con người đối với tự nhiên là mục đích của tri thức; rằng, chỉ khoa học nào hiểu được những nguyên nhân thực sự của các hiện tượng, sự việc, thì mới có thể tăng được quyền lực của con người đối với tự nhiên. Nâng cao tri thức về tự nhiên và con người sẽ gột rửa được những sai lầm trong nhận thức về tự nhiên, xã hội, con người. Ph.Bêcơn đã đề ra một quan niệm duy vật riêng về tự nhiên, mà cơ sở của nó là một quan điểm coi vật chất là tổng hợp các hạt, coi tự nhiên là tổng hợp những vật thể có những chất lượng muôn màu muôn vẻ. Vận động (kể cả vận động trong nhận thức về tự nhiên, xã hội, con người) là một hình thức không thể tách rời của vật chất.
Từ quan niệm của Ph.Bêcơn đem vận vào đối với tự nhiên, xã hội, con người, khoa học về lý số đã mắc phải, hoặc là chủ nghĩa giáo điều, khi nhà khoa học về lý số rút ra một hệ thống nguyên lý từ những khái niệm riêng của mình tựa như những con nhện giăng tơ; hoặc là mắc phải chủ nghĩa kinh nghiệm trong việc xem xét, đánh giá tự nhiên, xã hội, con người. Theo phó giáo sư, tiến sĩ Phan Trọng Thị (2), nguyên giảng viên khoa Địa chất, Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, thì Trái Đất phụ thuộc vào năng lượng Mặt Trời, mà Mặt Trời lại phụ thuộc vào loại khí hely có trong nó. Theo sự tính toán, thì một khí hely sẽ sản sinh ra một năng lượng Mặt Trời chiếu xuống vũ trụ. Nếu khí hely hết, thì năng lượng Mặt Trời cũng sẽ hết. Thế nhưng, sau 16 tỷ năm của Trái Đất, thì Mặt Trời mới dùng có 30% khí hely. Vì thế, nếu để hết khí hely, khiến Trái Đất tan hoang, thì phải chờ đến 70 lần của 16 tỷ năm nữa. Vì thế, chắc chắn sẽ không có ngày tận thế. Ngoài ra, các hiện tượng như động đất, sóng thần hay các hiện tượng thiên văn chỉ là ảnh hưởng nhỏ của vỏ Trái Đất, và có thể nó diễn ra thường xuyên, cho nên không thể xem đó là dấu hiệu của ngày tận thế. Thí dụ, mỗi năm đại dương chui vào lục địa khoảng từ 2-3 cm đến 70 cm, và mỗi lần có sự biến động tốc độ sẽ tạo ra động đất, sóng thần, ảnh hưởng trực tiếp đến số mệnh, số phận con người. Hiện tượng này cũng chỉ xảy ra ở những biên giới đại dương và lục địa như Nhật Bản, không ảnh hưởng đến toàn Trái Đất.
Nhiều người nghĩ thiên thạch rơi là dấu hiệu của ngày tận thế, không phải như vậy. Thiên thạch chỉ là mảnh vỡ của ngôi sao trong vũ trụ bay trong không trung, va đập vào Trái Đất, cho nên chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ. Vì thế, nó không đại diện cho sự hủy hoại toàn cầu. Qua sự phân tích trên, thấy rằng, thiên nhiên còn tồn tại rất lâu và tiếp tục khống chế số mệnh, số phận con người. Loài người sẽ phải chết trong ít phút nếu không có thiên nhiên. Vì vậy, vấn đề đặt ra là con người phải biết thích nghi với thiên nhiên, sống cùng với thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên, hạn chế sự tàn phá của thiên nhiên, đừng để cho thiên nhiên “nổi đóa”
1Đại Việt Sử ký Toàn thư, tập 2, Nxb Thời đại, Hà Nội, 2010, tr. 768.
2.Xem bài của PGS,TS Phan Trọng Thị: Không theo nghiên cứu khoa học, báo Khoa học & Đời sống, số 95(2622), thứ ba, ngày 9-8-2010
Thiên nhiên (tự nhiên) là trời, đất, nắng, gió, mưa, giông bão, động đất, sóng thần, tuyết rơi, sương muối, sương mù,... Trái Đất quay chung quanh trục của nó với vận tốc 1.600 cây số một giờ ở giữa đường xích đạo. Nếu nó quay chậm 10 lần, thì ngày sẽ dài gấp 10 và sức nóng của Mặt Trời cũng tăng gấp 10 lần và nhiệt độ lạnh của đêm cũng tăng gấp 10 lần. Ánh nắng Mặt Trời là nguồn sống của Trái Đất. Mặt Trời nóng 5.500 độ C. Trái Đất nằm ở vị trí vừa phải, không xa quá, nhưng cũng không gần quá, vừa vặn để tiếp nhận sức nóng của Mặt Trời. Trục Trái Đất nghiêng theo một tọa độ là 23 độ. Nếu Trái Đất là một trục đứng thẳng, không nghiêng theo bên nào, thì sẽ không có thời tiết bốn mùa. Nước sẽ bốc hơi hết và hai cực của nó sẽ đóng thành băng giá. Nếu sức nóng của Mặt Trời gia tăng tới mức quá sức chịu đựng của con người, thì nó sẽ thiêu đốt con người. Ngược lại, nếu sức nóng Mặt Trời giảm đi một chút, thì con người sẽ chết rét. Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất, điều khiển thủy triều, biển cả.
Nếu nó không cách xa Trái Đất 380 nghìn cây số mà xích lại gần hơn 80 nghìn cây số, thì một cuộc hồng thủy sẽ xảy ra. Trái Đất sẽ là biển cả. Tuy nhiên, có lần, báo chí Cộng hòa Séc ngày 28-2-2002, đưa tin: Đêm 27-2-2002 (tức ngày 16 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ). Mặt Trăng cách Trái Đất 356.400 km, gần hơn 25.000 km so với mức trung bình cùng đêm hằng năm. Vì vậy, Mặt Trăng trông to hơn, độ sáng tăng 20%. Lúc ấy, tôi đang công tác tại Đại Sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc, được nhìn thấy Mặt Trăng to thật, to như cái mâm, cả bầu trời sáng rực lên như giữa ban ngày. Đúng là thiên nhiên tác động ghê gớm đến vận mệnh xã hội, đến số mệnh, số phận của con người, nhờ thiên nhiên mà con người sống được, nhưng cũng tại thiên nhiên mà gây ra đổ cửa, đổ nhà, bệnh tật, chết chóc đối với con người, đành rằng, con người nhờ sinh ra và sống được là nhờ có thiên nhiên, như đất, nước, không khí, ánh nắng, lửa. Có điều là thiên nhiên nhiều khi rất hung ác, nhưng nhiều khi cũng rất hiền từ, như những đêm trăng thanh gió mát, khi trời yên, biển lặng. Trong “Đại Việt Sử ký toàn thư” (tập 2), sử gia Ngô Sĩ Liên viết: “Mùa thu tháng 9, bọn Tả thị lang Hộ Bộ Diễn Gia hầu Lê Bật Tứ, Hữu thị lang Lại Bộ Nhân Lĩnh hầu Lưu Đình Chất dâng khải lên Bình An Vương, rằng: Lòng trời nhân ái, tất điềm ra trong việc cảnh cáo, nếu không biết tự sửa mình, thì trời lại ra tai biến khác thường để răn cho sợ. Thế đủ biết là lòng trời nhân ái với người làm vua đến như thế. Năm nay, khoảng tháng 5, tháng 6, đương mùa làm ruộng, trời làm hạn hán, nông dân thất vọng. Nay, ngày tháng 8, lúa má đương tốt, trời lại đại hạn khắp cả các nơi. Một năm hai lần hạn mà tai dị thấy luôn, dân thôn quê nhiều người đã oán, chắc là quan hệ với chính sự hiện nay”(1). Qua đó, người xưa nhận xét sự tác động của thiên nhiên vào xã hội và con người ghê gớm đến chừng nào. Thiên nhiên làm nảy sinh con người, nhưng thiên nhiên cũng làm hại con người. Thực tế đã chứng minh con người chỉ có thể hạn chế được sức tàn phá của thiên nhiên, chứ không thể làm chủ được thiên nhiên. Người nào nói làm chủ thiên nhiên là không đúng. Nhưng con người có thể làm chủ được xã hội và làm chủ được chính bản thân mình, nếu có đủ những điều kiện cho phép. Trình độ lực lượng sản xuất càng cao chừng nào, thì con người càng chế ngự được thiên nhiên chừng ấy. Chừng nào con người còn chưa hiểu được những quy luật của thiên nhiên, thì vẫn còn là nô lệ của thiên nhiên. Nhưng một khi đã nhận thức được quy luật của tự nhiên, thích nghi và hành động phù hợp với quy luật, thì con người phần nào có thể lái được quy luật của tự nhiên phục vụ. Nhận thức được quy luật của tự nhiên và nhờ quy luật ấy để biết được “việc trời” và qua “việc trời” để biết việc xã hội, việc gia đình, việc người là vấn đề mà nhà lý số cần hết sức lưu tâm. Sức nước đã có tác động phá hoại ghê gớm chừng nào con người còn ít tri thức về nó, chừng nào con người còn chưa xây dựng đập nước, trạm thủy điện,...
Nhưng sau khi nhận thức được quy luật nước, con người phần nào có thể khắc phục được sự phá hoại của nước và cần lợi dụng nước để phục vụ cho lợi ích của con người, như dùng nước để tưới ruộng, xây dựng nhà máy thủy điện,... Thiên nhiên có lúc tưởng như vô tình, nhưng kỳ thực lại vận vào vận nước, vận nhà, vận người một cách thường xuyên. Sách “Hoàng lê nhất thống chí” chép rằng, năm Quý Mão (1783). Tháng 6 năm ấy, con sông Thiên Đức (sông Đuống) cạn hẳn một ngày một đêm. Đến năm Giáp Thìn (1784), giữa đêm mồng 1 tháng 10, trong hồ Thủy Quân thình lình có tiếng phát ra như sấm. Nước hồ sủi lên sùng sục, sớm mai bao nhiêu tôm cá đều chết sạch. Cũng trong năm ấy, cây cối trong phủ Chúa ở Thăng Long thành, có hàng vạn con quạ ở đâu kéo đến bay lượn lao xao, ngày đêm kêu gào quang quác.
Rồi ở quãng bờ thành phía ngoài cửa cái của phủ đường, bỗng dưng sụt xuống hơn mười trượng. Đó là những sự lạ to lớn, ai ai cũng biết; báo rằng, đất nước sắp có loạn, dân tình sắp phải chịu cảnh đau thương tang tóc. Những kẻ sống bạc ác, đểu giả sẽ phải trả giá. Quả nhiên, chẳng bao lâu, cảnh binh đao xảy ra đối với đất nước.
Ph.Bêcơn (1561-1626), nhà triết học Anh, nói rằng, khi tuyên bố khả năng của khoa học làm tăng quyền lực của con người đối với tự nhiên là mục đích của tri thức; rằng, chỉ khoa học nào hiểu được những nguyên nhân thực sự của các hiện tượng, sự việc, thì mới có thể tăng được quyền lực của con người đối với tự nhiên. Nâng cao tri thức về tự nhiên và con người sẽ gột rửa được những sai lầm trong nhận thức về tự nhiên, xã hội, con người. Ph.Bêcơn đã đề ra một quan niệm duy vật riêng về tự nhiên, mà cơ sở của nó là một quan điểm coi vật chất là tổng hợp các hạt, coi tự nhiên là tổng hợp những vật thể có những chất lượng muôn màu muôn vẻ. Vận động (kể cả vận động trong nhận thức về tự nhiên, xã hội, con người) là một hình thức không thể tách rời của vật chất.
Từ quan niệm của Ph.Bêcơn đem vận vào đối với tự nhiên, xã hội, con người, khoa học về lý số đã mắc phải, hoặc là chủ nghĩa giáo điều, khi nhà khoa học về lý số rút ra một hệ thống nguyên lý từ những khái niệm riêng của mình tựa như những con nhện giăng tơ; hoặc là mắc phải chủ nghĩa kinh nghiệm trong việc xem xét, đánh giá tự nhiên, xã hội, con người. Theo phó giáo sư, tiến sĩ Phan Trọng Thị (2), nguyên giảng viên khoa Địa chất, Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, thì Trái Đất phụ thuộc vào năng lượng Mặt Trời, mà Mặt Trời lại phụ thuộc vào loại khí hely có trong nó. Theo sự tính toán, thì một khí hely sẽ sản sinh ra một năng lượng Mặt Trời chiếu xuống vũ trụ. Nếu khí hely hết, thì năng lượng Mặt Trời cũng sẽ hết. Thế nhưng, sau 16 tỷ năm của Trái Đất, thì Mặt Trời mới dùng có 30% khí hely. Vì thế, nếu để hết khí hely, khiến Trái Đất tan hoang, thì phải chờ đến 70 lần của 16 tỷ năm nữa. Vì thế, chắc chắn sẽ không có ngày tận thế. Ngoài ra, các hiện tượng như động đất, sóng thần hay các hiện tượng thiên văn chỉ là ảnh hưởng nhỏ của vỏ Trái Đất, và có thể nó diễn ra thường xuyên, cho nên không thể xem đó là dấu hiệu của ngày tận thế. Thí dụ, mỗi năm đại dương chui vào lục địa khoảng từ 2-3 cm đến 70 cm, và mỗi lần có sự biến động tốc độ sẽ tạo ra động đất, sóng thần, ảnh hưởng trực tiếp đến số mệnh, số phận con người. Hiện tượng này cũng chỉ xảy ra ở những biên giới đại dương và lục địa như Nhật Bản, không ảnh hưởng đến toàn Trái Đất.
Nhiều người nghĩ thiên thạch rơi là dấu hiệu của ngày tận thế, không phải như vậy. Thiên thạch chỉ là mảnh vỡ của ngôi sao trong vũ trụ bay trong không trung, va đập vào Trái Đất, cho nên chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ. Vì thế, nó không đại diện cho sự hủy hoại toàn cầu. Qua sự phân tích trên, thấy rằng, thiên nhiên còn tồn tại rất lâu và tiếp tục khống chế số mệnh, số phận con người. Loài người sẽ phải chết trong ít phút nếu không có thiên nhiên. Vì vậy, vấn đề đặt ra là con người phải biết thích nghi với thiên nhiên, sống cùng với thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên, hạn chế sự tàn phá của thiên nhiên, đừng để cho thiên nhiên “nổi đóa”
1Đại Việt Sử ký Toàn thư, tập 2, Nxb Thời đại, Hà Nội, 2010, tr. 768.
2.Xem bài của PGS,TS Phan Trọng Thị: Không theo nghiên cứu khoa học, báo Khoa học & Đời sống, số 95(2622), thứ ba, ngày 9-8-2010