Tình sử nàng Cơn với đại thi hào Nga Puskin
Puskin - Mặt trời của nền thi ca Nga
Có mối tình gắn bó thiết tha với nàng Cơn
Trở thành thiên tình sử của nước Nga.
Năm ấy, nàng Cơn mười chín tuổi
Puskin ở vào độ hai mươi.
Nàng là vợ của vị tướng quân Nga
Vị tướng lừng danh nhưng tuổi đã cao.
Chao ôi! Nàng duyên dáng đến nhường bao.
Đôi mắt của Nàng lấp lánh ánh sao.
Nàng mê mẩn những vần thơ kỳ diệu của Puskin
Choáng ngợp nàng cả tâm hồn lẫn trái tim.
Sau những phút giây lặng im
Mối tình bắt đầu nổi nổi chìm chìm.
Puskin biến tình yêu thành bài thơ mơ mộng
Để tặng Nàng với những tình cảm thiết tha:
“Tôi nhớ mãi phút giây huyền diệu
Trước mắt tôi em đã hiện lên.
Như hư ảnh mong manh vụt biến
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.
Giữa day dứt sầu đau tuyệt vọng
Giữa ồn ào xáo động buồn lo.
Tiếng em nói bên tai văng vẳng
Bóng dáng em tôi gặp lại trong mơ.
Tháng ngày qua. Những cơn gió bụi
Đã xua tan mộng đẹp tuổi thơ.
Lãng quên rồi giọng em hiền dịu
Nhòe tan rồi bóng dáng nguy nga.
Giữa cô quạnh âm u tù hãm
Dòng đời trôi lạnh lẽo hắt hiu.
Chẳng tiên thần, chẳng nguồn cảm xúc
Chẳng đời, chẳng lệ, chẳng tình yêu.
Cả đời tôi bỗng tưng bừng tỉnh giấc
Trước mặt tôi em lại hiện lên
Như hư ảnh mong manh vụt biến
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.
Trái tim lại rộn ràng náo nức
Và trái tim sống dậy đủ điều.
Cả tiên thần, cả nguồn cảm xúc
Cả đời, cả lệ, cả tình yêu”.
Cái giằng xé trong tình yêu chính là phiêu lưu.
Biết thế, nhưng nhà thơ vẫn một lòng ôm ấp
Để cho mối tình mỗi lúc một mê say
Nó bay lang thang lơ lửng trên cõi đời này.
Ôi! Trái tim thi sĩ thông minh và say đắm
Đã “tạc” nên những vần thơ đằm thắm.
“Bình minh rực rỡ của tự do”
Một nhà thơ mưu cầu hạnh phúc và ấm no
Cho nhân loại sống trên trái đất này
Với trái tim nồng nàn và tình cảm đắm say.
Nhưng số phận cuộc đời lại phải nhận những đắng cay.
Praha, Séc, đêm 19-3-2002
Đức Vượng
------
Lời Tác giả: Vào hạ tuần tháng 3-2002, có một đoàn các nhà trí thức Việt Nam tại Liên bang Nga, sang Praha, thủ đô Cộng hòa Séc để gặp người thân và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slôvakia. Họ mời tôi với tư cách đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc, đến dự chiêu đãi tại một cửa hàng bên bờ sông Vltava của thủ đô Praha, mà người Việt Nam ở đây vẫn gọi là sông Tình. Bữa tiệc hôm ấy, toàn là cá suối nướng và cá suối hấp, một thứ cá chuyên sống ở nơi nước sạch, thịt thơm, ngon. Ở châu Âu, mỗi khi ăn cá, họ thường ăn kèm với các loại rau, chuối xanh, ổi thái, dứa lát, cà chua, mù tạc, hành, tỏi, bánh mì, bơ và uống với rượu vang trắng; còn khi ăn thịt, họ uống với rượu vang đỏ.
Trong lúc ăn uống vui vẻ, có người sống ở Nga nhiều năm, tự nhiên mang thơ ca Nga ra bàn luận. Đây cũng là chuyện hiếm, vì có mấy khi thơ ca Nga lại mang ra bàn luận ở Praha. Có người đọc bài thơ của đại thi hào Nga Puskin và bình luận về thơ của Ông. Tiệc xong, trên đường trở về Đại Sứ quán, tôi nảy ra ý nghĩ làm bài thơ về đại thi hào Nga Puskin. Nội dung của bài thơ, tôi xoáy vào thiên tình sử giữa đại thi hào Puskin với nàng Cơn (Anna Kern), một phụ nữ Nga đẹp tuyệt trần, nhưng đã có chồng, trở thành tình nhân của Puskin. Nàng Cơn yêu Puskin say đắm và Puskin cũng yêu nàng Cơn đắm say. Bi kịch thay, từ tình nhân trở thành tình địch. Puskin buộc phải đấu súng với tình địch. Trong cuộc đấu súng này, Puskin đã thua, ngã gục trước mũi súng của người tình địch. Năm ấy, Puskin 38 tuổi.
A.Puskin (Alếchxăngđơ Serevích Puskin), đại thi hào Nga, sinh ngày 6-6-1799, tại Mátxcơva, mất ngày 10-2- 1837, trong một gia đình quý tộc giàu có. Nhờ những hoạt động xã hội trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, nhất là ảnh hưởng sâu sắc bởi cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Nga năm 1812, chống Napônêông xâm lược, xu thế tư tưởng dần dần được hình thành trong thơ ca của Puskin. Những vần thơ của Puskin còn mang dấu ấn chống Nga hoàng, kêu gọi nhân dân đấu tranh giải phóng nước Nga. Chính vì vậy, Puskin đã bị nhà cầm quyền Nga đưa đi đày trong khoảng 6 năm. Tuy nhiên, cuộc đi đày không làm Puskin từ bỏ sáng tác những vần thơ yêu nước.
Sáng tác thơ của Ông hướng vào nhân dân, dùng thơ ca làm vũ khí đấu tranh, trở thành nhà thơ của nhân dân. Nét đặc sắc trong thơ ca của Puskin là giàu tính chiến đấu và lòng nhân đạo cao cả. Tư tưởng bao trùm của Puskin chính là chủ nghĩa hiện thực ở Nga thế kỷ XIX. Puskin không chỉ làm thơ, mà còn viết văn xuôi. Thơ và văn xuôi của Puskin đã được xuất bản ra hàng chục thứ tiếng khác nhau (có tài liệu ghi hơn 90 thứ tiếng), trong đó có tiếng Việt, thể hiện giá trị thi ca tuyệt vời của Ông.
Puskin là người tỉnh táo trong thi ca, nhưng Ông lại không tỉnh táo trong tình yêu. Ông lao vào tình yêu như con thiêu thân lao vào lửa, đã dẫn đến cái chết thảm thương bởi cuộc đấu súng. Có điều, người ta dễ nhận ra là nếu không mắc phải sai lầm này, Ông có thể sống thêm vài chục năm, và như vậy, sẽ hiến dâng cho nước Nga nhiều bài thơ hay. Rút cục, Puskin vẫn không thoát khỏi số phận và sắc đẹp của đàn bà.
Có mối tình gắn bó thiết tha với nàng Cơn
Trở thành thiên tình sử của nước Nga.
Năm ấy, nàng Cơn mười chín tuổi
Puskin ở vào độ hai mươi.
Nàng là vợ của vị tướng quân Nga
Vị tướng lừng danh nhưng tuổi đã cao.
Chao ôi! Nàng duyên dáng đến nhường bao.
Đôi mắt của Nàng lấp lánh ánh sao.
Nàng mê mẩn những vần thơ kỳ diệu của Puskin
Choáng ngợp nàng cả tâm hồn lẫn trái tim.
Sau những phút giây lặng im
Mối tình bắt đầu nổi nổi chìm chìm.
Puskin biến tình yêu thành bài thơ mơ mộng
Để tặng Nàng với những tình cảm thiết tha:
“Tôi nhớ mãi phút giây huyền diệu
Trước mắt tôi em đã hiện lên.
Như hư ảnh mong manh vụt biến
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.
Giữa day dứt sầu đau tuyệt vọng
Giữa ồn ào xáo động buồn lo.
Tiếng em nói bên tai văng vẳng
Bóng dáng em tôi gặp lại trong mơ.
Tháng ngày qua. Những cơn gió bụi
Đã xua tan mộng đẹp tuổi thơ.
Lãng quên rồi giọng em hiền dịu
Nhòe tan rồi bóng dáng nguy nga.
Giữa cô quạnh âm u tù hãm
Dòng đời trôi lạnh lẽo hắt hiu.
Chẳng tiên thần, chẳng nguồn cảm xúc
Chẳng đời, chẳng lệ, chẳng tình yêu.
Cả đời tôi bỗng tưng bừng tỉnh giấc
Trước mặt tôi em lại hiện lên
Như hư ảnh mong manh vụt biến
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.
Trái tim lại rộn ràng náo nức
Và trái tim sống dậy đủ điều.
Cả tiên thần, cả nguồn cảm xúc
Cả đời, cả lệ, cả tình yêu”.
Cái giằng xé trong tình yêu chính là phiêu lưu.
Biết thế, nhưng nhà thơ vẫn một lòng ôm ấp
Để cho mối tình mỗi lúc một mê say
Nó bay lang thang lơ lửng trên cõi đời này.
Ôi! Trái tim thi sĩ thông minh và say đắm
Đã “tạc” nên những vần thơ đằm thắm.
“Bình minh rực rỡ của tự do”
Một nhà thơ mưu cầu hạnh phúc và ấm no
Cho nhân loại sống trên trái đất này
Với trái tim nồng nàn và tình cảm đắm say.
Nhưng số phận cuộc đời lại phải nhận những đắng cay.
Praha, Séc, đêm 19-3-2002
Đức Vượng
------
Lời Tác giả: Vào hạ tuần tháng 3-2002, có một đoàn các nhà trí thức Việt Nam tại Liên bang Nga, sang Praha, thủ đô Cộng hòa Séc để gặp người thân và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slôvakia. Họ mời tôi với tư cách đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc, đến dự chiêu đãi tại một cửa hàng bên bờ sông Vltava của thủ đô Praha, mà người Việt Nam ở đây vẫn gọi là sông Tình. Bữa tiệc hôm ấy, toàn là cá suối nướng và cá suối hấp, một thứ cá chuyên sống ở nơi nước sạch, thịt thơm, ngon. Ở châu Âu, mỗi khi ăn cá, họ thường ăn kèm với các loại rau, chuối xanh, ổi thái, dứa lát, cà chua, mù tạc, hành, tỏi, bánh mì, bơ và uống với rượu vang trắng; còn khi ăn thịt, họ uống với rượu vang đỏ.
Trong lúc ăn uống vui vẻ, có người sống ở Nga nhiều năm, tự nhiên mang thơ ca Nga ra bàn luận. Đây cũng là chuyện hiếm, vì có mấy khi thơ ca Nga lại mang ra bàn luận ở Praha. Có người đọc bài thơ của đại thi hào Nga Puskin và bình luận về thơ của Ông. Tiệc xong, trên đường trở về Đại Sứ quán, tôi nảy ra ý nghĩ làm bài thơ về đại thi hào Nga Puskin. Nội dung của bài thơ, tôi xoáy vào thiên tình sử giữa đại thi hào Puskin với nàng Cơn (Anna Kern), một phụ nữ Nga đẹp tuyệt trần, nhưng đã có chồng, trở thành tình nhân của Puskin. Nàng Cơn yêu Puskin say đắm và Puskin cũng yêu nàng Cơn đắm say. Bi kịch thay, từ tình nhân trở thành tình địch. Puskin buộc phải đấu súng với tình địch. Trong cuộc đấu súng này, Puskin đã thua, ngã gục trước mũi súng của người tình địch. Năm ấy, Puskin 38 tuổi.
A.Puskin (Alếchxăngđơ Serevích Puskin), đại thi hào Nga, sinh ngày 6-6-1799, tại Mátxcơva, mất ngày 10-2- 1837, trong một gia đình quý tộc giàu có. Nhờ những hoạt động xã hội trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, nhất là ảnh hưởng sâu sắc bởi cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Nga năm 1812, chống Napônêông xâm lược, xu thế tư tưởng dần dần được hình thành trong thơ ca của Puskin. Những vần thơ của Puskin còn mang dấu ấn chống Nga hoàng, kêu gọi nhân dân đấu tranh giải phóng nước Nga. Chính vì vậy, Puskin đã bị nhà cầm quyền Nga đưa đi đày trong khoảng 6 năm. Tuy nhiên, cuộc đi đày không làm Puskin từ bỏ sáng tác những vần thơ yêu nước.
Sáng tác thơ của Ông hướng vào nhân dân, dùng thơ ca làm vũ khí đấu tranh, trở thành nhà thơ của nhân dân. Nét đặc sắc trong thơ ca của Puskin là giàu tính chiến đấu và lòng nhân đạo cao cả. Tư tưởng bao trùm của Puskin chính là chủ nghĩa hiện thực ở Nga thế kỷ XIX. Puskin không chỉ làm thơ, mà còn viết văn xuôi. Thơ và văn xuôi của Puskin đã được xuất bản ra hàng chục thứ tiếng khác nhau (có tài liệu ghi hơn 90 thứ tiếng), trong đó có tiếng Việt, thể hiện giá trị thi ca tuyệt vời của Ông.
Puskin là người tỉnh táo trong thi ca, nhưng Ông lại không tỉnh táo trong tình yêu. Ông lao vào tình yêu như con thiêu thân lao vào lửa, đã dẫn đến cái chết thảm thương bởi cuộc đấu súng. Có điều, người ta dễ nhận ra là nếu không mắc phải sai lầm này, Ông có thể sống thêm vài chục năm, và như vậy, sẽ hiến dâng cho nước Nga nhiều bài thơ hay. Rút cục, Puskin vẫn không thoát khỏi số phận và sắc đẹp của đàn bà.