Môngtexkiơ Bàn về văn chương trong pháp luật
Trong tác phẩm “Tinh thần luật pháp”
Môngtexkiơ bàn về chuyện văn
Văn chương trong “Tinh thần luật pháp”
Là thứ văn chương của luật văn.
Ông cho rằng ở nước dân chủ
Văn thơ trào phúng được tự do
Các nước chuyên chế đem khóa lại
Còn giới quý tộc thì co ro.
Nhà thơ nhà văn phơi mặt ra
Giữa đời ô trọc sao xót xa
Các nhà lãnh đạo đầy quyền thế
Cứ lo sợ rằng nó xỏ ta.
Lãnh đạo phải như sao vệ nữ
Đêm ngày chiếu sáng khắp muôn dân
Để rồi không sợ văn thơ biếm
Đức lớn tài cao chứa trong tâm.
Praha, Séc, Đêm 25 - 1 - 2002
Đức Vượng
-------------------
Lời Tác giả: Cùng với J.J.Rútxô, S.L. Môngtexkiơ nổi lên như một thần tượng trong việc phân tích các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề luật pháp. Tôi ngưỡng mộ Ông với tác phẩm “Tinh thần luật pháp” (De lesprit de lois). Tác phẩm này, Ông viết từ năm 1741 đến năm 1747 (có tài liệu viết 1748 thì hoàn thành). Tại Praha, tôi viết bài thơ: Môngtexkiơ bàn về văn chương trong pháp luật. Trong tác phẩm “Tinh thần luật pháp”, Ông đã dành hẳn một chương viết về văn chương trong luật pháp.
Sáclơ Luis Môngtexkiơ (Montesquieu), người Pháp, sinh năm 1689 và mất năm 1755. Ông là một nhà triết học khai sáng, nhà tư tưởng chính trị, nhà xã hội học, nhà sử học, nhà nghiên cứu luật pháp rất cơ bản. Ông đã phát triển tư tưởng về quy luật phổ biến mà các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội phải tuân theo. Ông thừa nhận những tiền đề chung của lý luận về pháp lý tự nhiên. Do điều kiện tồn tại của các dân tộc khác nhau, nên việc xây dựng luật pháp của dân tộc này với dân tộc khác cũng không thể giống nhau. Theo Ông, những luật pháp và hình thức cai trị là hết sức đa dạng. Ông bảo vệ chế độ quân chủ lập hiến ôn hòa và nguyên tắc phân quyền.
Các tác phẩm chính của S.L.Môngtexkiơ: “Những thư Ba Tư” (1721); “Suy xét về những nguyên nhân thịnh suy của người La Mã” (1734); “Tinh thần luật pháp” (1748).
Môngtexkiơ bàn về chuyện văn
Văn chương trong “Tinh thần luật pháp”
Là thứ văn chương của luật văn.
Ông cho rằng ở nước dân chủ
Văn thơ trào phúng được tự do
Các nước chuyên chế đem khóa lại
Còn giới quý tộc thì co ro.
Nhà thơ nhà văn phơi mặt ra
Giữa đời ô trọc sao xót xa
Các nhà lãnh đạo đầy quyền thế
Cứ lo sợ rằng nó xỏ ta.
Lãnh đạo phải như sao vệ nữ
Đêm ngày chiếu sáng khắp muôn dân
Để rồi không sợ văn thơ biếm
Đức lớn tài cao chứa trong tâm.
Praha, Séc, Đêm 25 - 1 - 2002
Đức Vượng
-------------------
Lời Tác giả: Cùng với J.J.Rútxô, S.L. Môngtexkiơ nổi lên như một thần tượng trong việc phân tích các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề luật pháp. Tôi ngưỡng mộ Ông với tác phẩm “Tinh thần luật pháp” (De lesprit de lois). Tác phẩm này, Ông viết từ năm 1741 đến năm 1747 (có tài liệu viết 1748 thì hoàn thành). Tại Praha, tôi viết bài thơ: Môngtexkiơ bàn về văn chương trong pháp luật. Trong tác phẩm “Tinh thần luật pháp”, Ông đã dành hẳn một chương viết về văn chương trong luật pháp.
Sáclơ Luis Môngtexkiơ (Montesquieu), người Pháp, sinh năm 1689 và mất năm 1755. Ông là một nhà triết học khai sáng, nhà tư tưởng chính trị, nhà xã hội học, nhà sử học, nhà nghiên cứu luật pháp rất cơ bản. Ông đã phát triển tư tưởng về quy luật phổ biến mà các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội phải tuân theo. Ông thừa nhận những tiền đề chung của lý luận về pháp lý tự nhiên. Do điều kiện tồn tại của các dân tộc khác nhau, nên việc xây dựng luật pháp của dân tộc này với dân tộc khác cũng không thể giống nhau. Theo Ông, những luật pháp và hình thức cai trị là hết sức đa dạng. Ông bảo vệ chế độ quân chủ lập hiến ôn hòa và nguyên tắc phân quyền.
Các tác phẩm chính của S.L.Môngtexkiơ: “Những thư Ba Tư” (1721); “Suy xét về những nguyên nhân thịnh suy của người La Mã” (1734); “Tinh thần luật pháp” (1748).