Một số vấn đề về trí thức và nhân tài
Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia vừa xuất bản cuốn sách: “Một số vấn đề về trí thức và nhân tài” của PGS,TS Đức Vượng, Viện trưởng Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài - nhân lực.
Trong thời gian gần đây, PGS,TS Đức Vượng đã tung ra một “sơri” sách và bài nghiên cứu về trí thức và nhân tài, đăng trên các tạp chí trong nước và ngoài nước, góp phần vào việc tìm hiểu tầng lớp (đội ngũ) trí thức Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cũng như công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.Cuốn sách trình bày một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề trí thức và nhân tài; những kinh nghiệm rút ra từ đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát hiện, khai thác, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng trí thức, trọng dụng nhân tài; trí thức, nhân tài Việt Nam quá khứ, hiện tại, tương lai; một số vấn đề về xây dựng đội ngũ trí thức và nhân tài Việt Nam; trí thức Việt Nam dưới chế độ phong kiến và chính thể dân chủ cộng hòa; mối quan hệ giữa tầng lớp trí thức Việt Nam với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân Việt Nam, giữa lao động trí óc và lao động chân tay; làm gì và làm thế nào để có nhiều nhân tài tham gia kiến thiết đất nước, chấn hưng dân tộc, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc và nhân dân trong những thập niên đầu thế kỷ XXI; thực trạng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam; suy ngẫm về các trường đại học nổi tiếng thế giới và các trường đại học của Việt Nam,...
Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, tầng lớp trí thức với đặc trưng là đội ngũ những người lao động trí óc và có tính sáng tạo luôn luôn giữ vai trò rất quan trọng trong việc tiếp thu truyền bá tri thức, sáng tạo những giá trị tinh thần cũng như vật chất của nhân loại. Trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay, vị trí của trí thức ngày càng được nâng cao và được khẳng định. Tại Việt Nam, vai trò quan trọng của tầng lớp trí thức đối với sự nghiệp chấn hưng đất nước đã được ông cha ta khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.
Ngày nay, việc đào tạo, sử dụng đội ngũ trí thức là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. “Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa X của Đảng đã xác định. Cuốn sách “Một số vấn đề về trí thức và nhân tài” được xem như quan điểm riêng của Tác giả, góp phần làm “vỡ ra” một số vấn đề về trí thức và nhân tài Việt Nam hiện nay.
Bài và ảnh: Quỳnh Anh
Trong thời gian gần đây, PGS,TS Đức Vượng đã tung ra một “sơri” sách và bài nghiên cứu về trí thức và nhân tài, đăng trên các tạp chí trong nước và ngoài nước, góp phần vào việc tìm hiểu tầng lớp (đội ngũ) trí thức Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cũng như công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.Cuốn sách trình bày một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề trí thức và nhân tài; những kinh nghiệm rút ra từ đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát hiện, khai thác, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng trí thức, trọng dụng nhân tài; trí thức, nhân tài Việt Nam quá khứ, hiện tại, tương lai; một số vấn đề về xây dựng đội ngũ trí thức và nhân tài Việt Nam; trí thức Việt Nam dưới chế độ phong kiến và chính thể dân chủ cộng hòa; mối quan hệ giữa tầng lớp trí thức Việt Nam với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân Việt Nam, giữa lao động trí óc và lao động chân tay; làm gì và làm thế nào để có nhiều nhân tài tham gia kiến thiết đất nước, chấn hưng dân tộc, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc và nhân dân trong những thập niên đầu thế kỷ XXI; thực trạng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam; suy ngẫm về các trường đại học nổi tiếng thế giới và các trường đại học của Việt Nam,...
Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, tầng lớp trí thức với đặc trưng là đội ngũ những người lao động trí óc và có tính sáng tạo luôn luôn giữ vai trò rất quan trọng trong việc tiếp thu truyền bá tri thức, sáng tạo những giá trị tinh thần cũng như vật chất của nhân loại. Trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay, vị trí của trí thức ngày càng được nâng cao và được khẳng định. Tại Việt Nam, vai trò quan trọng của tầng lớp trí thức đối với sự nghiệp chấn hưng đất nước đã được ông cha ta khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.
Ngày nay, việc đào tạo, sử dụng đội ngũ trí thức là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. “Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa X của Đảng đã xác định. Cuốn sách “Một số vấn đề về trí thức và nhân tài” được xem như quan điểm riêng của Tác giả, góp phần làm “vỡ ra” một số vấn đề về trí thức và nhân tài Việt Nam hiện nay.
Bài và ảnh: Quỳnh Anh