Nghiên cứu về CAN - CHI (Thiên Can - Địa Chi)
PGS,TS Đàm Đức Vượng
Nghiên cứu lý luận về Can - Chi (Thiên Can - Địa Chi) là nghiên cứu về Trời - Đất ứng dụng vào số phận của từng người qua 12 con giáp. Đây là hệ thống chu kỳ của một đời người. Nó được ứng dụng tại nhiều nước có nền văn hóa truyền thống ở phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên,... Nó được áp dụng với chu kỳ 60 năm trong Âm lịch để xác định tên gọi của thời gian: giờ, ngày, tháng, năm. Nó còn được áp dụng vào trong Chiêm tinh học.
Can - Chi có thể được hình thành từ đời Nhà Thương (Trung Quốc xưa). Lúc đầu, người ta mới chỉ xới xáo lên một số điểm cơ bản như xác định Thiên Can - Địa Chi là Trời - Đất được vận dụng vào cuộc sống của mỗi con người bằng biểu tượng các con vật. Nhưng nếu ràng buộc Can - Chi phụ thuộc vào đời mình một cách trừu tượng thì cũng không giải quyết được vấn đề gì. Vì vậy, nhiệm vụ của nghiên cứu lý luận về Can - Chi là phải biến cái tưởng như vô lý thành cái có lý, biến cái siêu hình thành cái hữu hình. Chúng ta nghiên cứu lý luận về Can - Chi chính là nghiên cứu vấn đề Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa. Vì vậy, xin đừng vội quy chụp nó là duy tâm. Chúng ta hãy gạt những cái siêu hình trong Can - Chi sang một bên và thay vào đó là sự giải thích bằng khoa học về những cái hợp lý trong Can - Chi. Nhiệm vụ của khoa học thời nay là phải chuyển từ tư duy siêu hình sang tư duy biện chứng. Đó là lôgích của sự kết hợp giữa quy luật phát triển của tự nhiên với quy luật phát triển của xã hội. Thái độ đúng đắn nhất của chúng ta là bình tĩnh nghiên cứu vấn đề vì sao mà người ta lại nghĩ ra Can - Chi để rồi liên hệ tới đời sống xã hội. Vấn đề ở chỗ con người phải biết tận dụng và tận hưởng cái hiện có của thiên nhiên và hiện có trong đời sống xã hội.
Thiên Can là Trời, Địa Chi là Đất. Can - Chi là Trời - Đất gắn với xã hội loài người. Trời - Đất đứng riêng, trơ trọi một mình và không gắn kết với xã hội loài người, thì không thể gọi là Can - Chi được. Có lần, tôi đi giảng về lý số ở một viện nghiên cứu, có người hỏi tại sao không nói thẳng là Trời - Đất lại còn Can - Chi? Đây là thuật ngữ người đời xưa họ dùng, cho nên đã thành quen, không cần thiết phải bỏ. Hơn nữa, vấn đề Can - Chi không chỉ đơn thuần về Trời - Đất, mà còn có trong đó yếu tố của xã hội loài người, của từng con người sống trong xã hội. Nghiên cứu về Can - Chi, ngoài việc nghiên cứu về Trời - Đất (yếu tố bên ngoài), chúng ta còn phải nghiên cứu về xã hội loài người và mỗi con người (yếu tố bên trong). Làm thế nào để con người nhận thức được những hiện tượng thường xảy ra của Trời - Đất, để rồi con người có sự cảm thụ và thích nghi với Trời - Đất.
Mỗi Thiên Can trong 10 Thiên Can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) đều có thuộc tính Ngũ Hành tương ứng. Giáp, Ất thuộc Mộc; Bính, Đinh thuộc Hỏa; Mậu, Kỷ thuộc Thổ; Canh, Tân thuộc Kim; Nhâm, Quý thuộc Thủy.
Mỗi Địa Chi trong 12 Địa Chi (Tý, biểu tượng là con Chuột; Sửu, biểu tượng là con Trâu; Dần, biểu tượng là con Hổ; Mão, biểu tượng là con Mèo; Thìn, biểu tượng là con Rồng; Tỵ, biểu tượng là con Rắn; Ngọ, biểu tượng là con Ngựa; Mùi, biểu tượng là con Dê; Thân, biểu tượng là con Khỉ; Dậu, biểu tượng là con Gà; Tuất, biểu tượng là con chó; Hợi, biểu tượng là con Lợn) cũng có thuộc tính của Ngũ Hành tương ứng: Tý, Hợi thuộc Thủy; Dần, Mão thuộc Mộc; Tỵ, Ngọ thuộc Hỏa; Thân, Dậu thuộc Kim; Sửu, Thìn, Mùi, Tuất thuộc Thổ.
Có thể tóm tắt mối liên quan giữa Ngũ Hành, Thiên Can, Địa Chi:
(Dẫn theo Thuật tướng - số cổ đại Trung Quôc của Hồng Phi Mô và Khương Ngọc Trân, sách đã dẫn, tr. 53).
Nghiên cứu lý luận về Can - Chi là nghiên cứu về sự kết hợp nó với Âm - Dương, Ngũ Hành, với quy luật của cuộc sống. Can - Chi chính là quy luật vận hành của một đời người. Giữa Âm Dương - Ngũ Hành - Can Chi có mối quan hệ mật thiết với nhau. Âm Dương - Ngũ hành là một khái niệm triết học. Sử dụng khái niệm này, có thể khái quát được tất cả mọi thứ về vũ trụ, trời đất, tự nhiên, xã hội, con người. Trong “Kinh Dịch” có câu: “Vô cực sinh Thái cực và Thái cực sinh Lưỡng nghi”. Lưỡng nghi mà trong Kinh Dịch viết chính là Âm Dương. Trong sách “Dịch truyện” viết: “Một Âm một Dương gọi là Đạo”. Đạo ở đây chính là quy luật của sự phát triển biến hóa trong vũ trụ, trời đất, nói chung là trong tự nhiên. “Đạo” ở đây chính là sự phát triển trên cơ sở học thuyết của Lão Tử (Đạo Giáo). Lão Tử cho rằng, vạn vật sinh ra và biến đổi là nhờ có “Đạo”. Trên trái đất cũng như trong tự nhiên không có sự bất biến, và trong quá trình biến đổi, mọi sự vật đều trở thành mặt đối lập trong sự thống nhất của nó. Con người phải noi theo quy luật tự nhiên của sự vật, làm trái quy luật tự nhiên sẽ bị chuốc vạ vào người.
Sách “Lịch Vạn sự Giáp Ngọ 2014 - Vạn sự bất cầu nhân” của tác giả Phúc Hải (Nhà Xuất bản Thời đại, Hà Nội, 2013) đã liệt kê bảng Lục thập giáp kết hợp với Âm Dương, Ngũ Hành và tuổi xung khắc:
Nghiên cứu lý luận về Can - Chi vẫn còn phải tiếp tục. Vấn đề đặt ra là phải biến cái không tưởng thành khoa học; biến cái không thể biết thành cái có thể biết. Nghiên cứu khoa học về Can - Chi là nghiên cứu những tri thức mới về Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa; nghiên cứu những cái hợp lý và cái không hợp lý trong Can - Chi để rồi tiếp thu cái hợp lý và tham khảo cái không hợp lý trong Can - Chi. Chúng ta cũng có thể đưa Can - Chi vào một trong những biểu hiện của hình thái ý thức xã hội.
Nghiên cứu lý luận về Can - Chi (Thiên Can - Địa Chi) là nghiên cứu về Trời - Đất ứng dụng vào số phận của từng người qua 12 con giáp. Đây là hệ thống chu kỳ của một đời người. Nó được ứng dụng tại nhiều nước có nền văn hóa truyền thống ở phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên,... Nó được áp dụng với chu kỳ 60 năm trong Âm lịch để xác định tên gọi của thời gian: giờ, ngày, tháng, năm. Nó còn được áp dụng vào trong Chiêm tinh học.
Can - Chi có thể được hình thành từ đời Nhà Thương (Trung Quốc xưa). Lúc đầu, người ta mới chỉ xới xáo lên một số điểm cơ bản như xác định Thiên Can - Địa Chi là Trời - Đất được vận dụng vào cuộc sống của mỗi con người bằng biểu tượng các con vật. Nhưng nếu ràng buộc Can - Chi phụ thuộc vào đời mình một cách trừu tượng thì cũng không giải quyết được vấn đề gì. Vì vậy, nhiệm vụ của nghiên cứu lý luận về Can - Chi là phải biến cái tưởng như vô lý thành cái có lý, biến cái siêu hình thành cái hữu hình. Chúng ta nghiên cứu lý luận về Can - Chi chính là nghiên cứu vấn đề Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa. Vì vậy, xin đừng vội quy chụp nó là duy tâm. Chúng ta hãy gạt những cái siêu hình trong Can - Chi sang một bên và thay vào đó là sự giải thích bằng khoa học về những cái hợp lý trong Can - Chi. Nhiệm vụ của khoa học thời nay là phải chuyển từ tư duy siêu hình sang tư duy biện chứng. Đó là lôgích của sự kết hợp giữa quy luật phát triển của tự nhiên với quy luật phát triển của xã hội. Thái độ đúng đắn nhất của chúng ta là bình tĩnh nghiên cứu vấn đề vì sao mà người ta lại nghĩ ra Can - Chi để rồi liên hệ tới đời sống xã hội. Vấn đề ở chỗ con người phải biết tận dụng và tận hưởng cái hiện có của thiên nhiên và hiện có trong đời sống xã hội.
Thiên Can là Trời, Địa Chi là Đất. Can - Chi là Trời - Đất gắn với xã hội loài người. Trời - Đất đứng riêng, trơ trọi một mình và không gắn kết với xã hội loài người, thì không thể gọi là Can - Chi được. Có lần, tôi đi giảng về lý số ở một viện nghiên cứu, có người hỏi tại sao không nói thẳng là Trời - Đất lại còn Can - Chi? Đây là thuật ngữ người đời xưa họ dùng, cho nên đã thành quen, không cần thiết phải bỏ. Hơn nữa, vấn đề Can - Chi không chỉ đơn thuần về Trời - Đất, mà còn có trong đó yếu tố của xã hội loài người, của từng con người sống trong xã hội. Nghiên cứu về Can - Chi, ngoài việc nghiên cứu về Trời - Đất (yếu tố bên ngoài), chúng ta còn phải nghiên cứu về xã hội loài người và mỗi con người (yếu tố bên trong). Làm thế nào để con người nhận thức được những hiện tượng thường xảy ra của Trời - Đất, để rồi con người có sự cảm thụ và thích nghi với Trời - Đất.
Mỗi Thiên Can trong 10 Thiên Can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) đều có thuộc tính Ngũ Hành tương ứng. Giáp, Ất thuộc Mộc; Bính, Đinh thuộc Hỏa; Mậu, Kỷ thuộc Thổ; Canh, Tân thuộc Kim; Nhâm, Quý thuộc Thủy.
Mỗi Địa Chi trong 12 Địa Chi (Tý, biểu tượng là con Chuột; Sửu, biểu tượng là con Trâu; Dần, biểu tượng là con Hổ; Mão, biểu tượng là con Mèo; Thìn, biểu tượng là con Rồng; Tỵ, biểu tượng là con Rắn; Ngọ, biểu tượng là con Ngựa; Mùi, biểu tượng là con Dê; Thân, biểu tượng là con Khỉ; Dậu, biểu tượng là con Gà; Tuất, biểu tượng là con chó; Hợi, biểu tượng là con Lợn) cũng có thuộc tính của Ngũ Hành tương ứng: Tý, Hợi thuộc Thủy; Dần, Mão thuộc Mộc; Tỵ, Ngọ thuộc Hỏa; Thân, Dậu thuộc Kim; Sửu, Thìn, Mùi, Tuất thuộc Thổ.
Có thể tóm tắt mối liên quan giữa Ngũ Hành, Thiên Can, Địa Chi:
Ngũ Hành | Thiên Can | Địa Chi |
Mộc | Giáp, Ất | Dần, Mão, Thìn |
Hỏa | Bính, Đinh | Tỵ, Ngọ, Mùi |
Thổ | Mậu, Kỷ | Thìn, Tuất, Sửu, Mùi |
Kim | Canh, Tân | Thân, Dậu, Tuất |
Thủy | Nhâm, Quý | Hợi, Tý, Sửu |
(Dẫn theo Thuật tướng - số cổ đại Trung Quôc của Hồng Phi Mô và Khương Ngọc Trân, sách đã dẫn, tr. 53).
Nghiên cứu lý luận về Can - Chi là nghiên cứu về sự kết hợp nó với Âm - Dương, Ngũ Hành, với quy luật của cuộc sống. Can - Chi chính là quy luật vận hành của một đời người. Giữa Âm Dương - Ngũ Hành - Can Chi có mối quan hệ mật thiết với nhau. Âm Dương - Ngũ hành là một khái niệm triết học. Sử dụng khái niệm này, có thể khái quát được tất cả mọi thứ về vũ trụ, trời đất, tự nhiên, xã hội, con người. Trong “Kinh Dịch” có câu: “Vô cực sinh Thái cực và Thái cực sinh Lưỡng nghi”. Lưỡng nghi mà trong Kinh Dịch viết chính là Âm Dương. Trong sách “Dịch truyện” viết: “Một Âm một Dương gọi là Đạo”. Đạo ở đây chính là quy luật của sự phát triển biến hóa trong vũ trụ, trời đất, nói chung là trong tự nhiên. “Đạo” ở đây chính là sự phát triển trên cơ sở học thuyết của Lão Tử (Đạo Giáo). Lão Tử cho rằng, vạn vật sinh ra và biến đổi là nhờ có “Đạo”. Trên trái đất cũng như trong tự nhiên không có sự bất biến, và trong quá trình biến đổi, mọi sự vật đều trở thành mặt đối lập trong sự thống nhất của nó. Con người phải noi theo quy luật tự nhiên của sự vật, làm trái quy luật tự nhiên sẽ bị chuốc vạ vào người.
Sách “Lịch Vạn sự Giáp Ngọ 2014 - Vạn sự bất cầu nhân” của tác giả Phúc Hải (Nhà Xuất bản Thời đại, Hà Nội, 2013) đã liệt kê bảng Lục thập giáp kết hợp với Âm Dương, Ngũ Hành và tuổi xung khắc:
TT | Ngày, tháng, năm | Thuộc hành | Xung khắc với các tuổi |
1 | Giáp Tý | Kim | Nhâm Ngọ, Mậu Ngọ, Canh Dân, Canh Thân |
2 | Ất Sửu | Kim | Kỷ Mùi, Quý Mùi, Tân Mão, Tân Dậu |
3 | Bính Dần | Hỏa | Giáp Thân, Nhâm Thân, Nhâm Tuất, Nhâm Thìn |
4 | Đinh Mão | Hỏa | Ất Dậu, Quý Dậu, Quý Tỵ, Quý Hợi |
5 | Mậu Thìn | Mộc | Canh Tuất, Bính Tuất |
6 | Kỷ Tỵ | Mộc | Nhâm Tý, Bính Tý |
7 | Canh Ngọ | Thổ | Nhâm Tý, Bính Tý, Giáp Thân, Giáp Dần |
8 | Tân Mùi | Thổ | Quý Sửu, Đinh Sửu, Ất Dậu, Ất Mão |
9 | Nhâm Thân | Kim | Bính Dần, Canh Dần, Bính Thân |
10 | Quý Dậu | Kim | Đinh Mão, Tân Mão, Đinh Dậu |
11 | Giáp Tuất | Hỏa | Nhâm Thìn, Canh Thìn, Canh Tuất |
12 | Ất Hợi | Hỏa | Quý Tỵ, Tân Tỵ, Tân Hợi |
13 | Bính Tý | Thủy | Canh Ngọ, Mậu Ngọ |
14 | Đinh Sửu | Thủy | Tân Mùi, Kỷ Mùi |
15 | Mậu Dần | Thổ | Canh Thân, Giáp Thân |
16 | Kỷ Mão | Thổ | Tân Dậu, Ất Dậu |
17 | Canh Thìn | Kim | Giáp Tuất, Mậu Tuất, Giáp Thìn |
18 | Tân Tỵ | Kim | Ất Hợi, Kỷ Hợi, Ất Tỵ |
19 | Nhâm Ngọ | Mộc | Mậu Dần, Bính Dần, Canh Ngọ, Canh Tý |
20 | Quý Mùi | Mộc | Kỷ Mão, Đinh Mão, Tân Mùi, Tân Sửu |
21 | Giáp Thân | Thủy | Mậu Thìn, Nhâm Thìn, Ngọ, Tuất, Tý |
22 | Ất Dậu | Thủy | Kỷ Tỵ, Quý Tỵ, Quý Mùi, Quý Hợi, Quý Sửu |
23 | Bính Thuất | Thổ | Bính Ngọ, Giáp Ngọ |
24 | Đinh Hợi | Thổ | Đinh Mùi, Ất Mùi |
25 | Mậu Tý | Hỏa | Nhâm Thân, Mậu Thân, Giáp Tý, Giáp Ngọ |
26 | Kỷ Sửu | Hỏa | Quý Dậu, Kỷ Dậu, Ất Sửu, Ất Mùi |
27 | Canh Dần | Mộc | Nhâm Thân, Mậu Thân, Giáp Tý, Giáp Ngọ |
28 | Tân Mão | Mộc | Quý Dậu, Kỷ Dậu, Ất Sửu, Ất Mùi |
29 | Nhâm Thìn | Thủy | Bính Tuất, Giáp Tuất, Bính Dần |
30 | Quý Tỵ | Thủy | Đinh Hợi, Ất Hợi, Đinh Mão |
31 | Giáp Ngọ | Kim | Mậu Tý, Nhâm Tý, Canh Dần, Canh Thân |
32 | Ất Mùi | Kim | Kỷ Sửu, Quý Sửu, Tân Mão, Tân Dậu |
33 | Bính Thân | Hỏa | Giáp Dần, Nhâm Dần |
34 | Đinh Dậu | Hỏa | Ất Mão, Quý Mão, Quý Dậu, Quý Tỵ, Quý Hợi |
35 | Mậu Tuất | Mộc | Canh Thìn, Bính Thìn |
36 | Kỷ Hợi | Mộc | Tân Tỵ, Đinh Tỵ |
37 | Canh Tý | Thổ | Nhâm Ngọ, Bính Ngọ, Giáp Thân, Giáp Dần |
38 | Tân Sửu | Thổ | Quý Mùi, Đinh Mùi, Ất Dậu, Ất Mão |
39 | Nhâm Dần | Kim | Canh Thân, Bính Thân, Bính Dần |
40 | Quý Mão | Kim | Tân Dậu, Đinh Dậu, Đinh Mão |
41 | Giáp Thìn | Hỏa | Nhâm Tuất, Canh Tuất, Canh Thìn |
42 | Ất Tỵ | Hỏa | Quý Hợi, Tân Hợi, Tân Tỵ |
43 | Bính Ngọ | Thủy | Mậu Tý, Canh Tý |
44 | Đinh Mùi | Thủy | Kỷ Sửu, Tân Sửu |
45 | Mậu Thân | Thổ | Canh Dần, Giáp Dần |
46 | Kỷ Dậu | Thổ | Tân Mão, Ất Mão |
47 | Canh Tuất | Kim | Giáp Thìn, Mậu Thìn, Giáp Tuất |
48 | Tân Hợi | Kim | Ất Tỵ, Kỷ Tỵ, Ất Hợi |
49 | Nhâm Tý | Mộc | Giáp Ngọ, Canh Ngọ, Bính Tuất, Bính Thìn |
50 | Quý Sửu | Mộc | Ất Mùi, Tân Mùi, Đinh Hợi, Đinh Tỵ |
51 | Giáp Dần | Thủy | Mậu Thân, Bính Thân, Canh Ngọ, Canh Tý |
52 | Ất Mão | Thủy | Kỷ Dậu, Đinh Dậu, Tân Mùi, Tân Sửu |
53 | Bính Thìn | Thổ | Mậu Tuất, Nhâm Tuất, Nhâm Thìn, Nhâm Tý |
54 | Đinh Tỵ | Thổ | Kỷ Hợi, Quý Hợi, Quý Mùi, Quý Sửu |
55 | Mậu Ngọ | Hỏa | Bính Tý, Giáp Tý |
56 | Kỷ Mùi | Hỏa | Đinh Sửu, Ất Sửu |
57 | Canh Thân | Mộc | Nhâm Dần, Mậu Dần, Giáp Tý, Giáp Ngọ |
58 | Tân Dậu | Mộc | Quý Mão, Kỷ Mão, Ất Sửu, Ất Mùi |
59 | Nhâm Tuất | Thủy | Bính Thìn, Giáp Thìn, Bính Thân, Dần, Tuất |
60 | Quý Hợi | Thủy | Đinh Tỵ, Ất Tỵ, Đinh Mão, Đinh Hợi, Đinh Sửu |
Nghiên cứu lý luận về Can - Chi vẫn còn phải tiếp tục. Vấn đề đặt ra là phải biến cái không tưởng thành khoa học; biến cái không thể biết thành cái có thể biết. Nghiên cứu khoa học về Can - Chi là nghiên cứu những tri thức mới về Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa; nghiên cứu những cái hợp lý và cái không hợp lý trong Can - Chi để rồi tiếp thu cái hợp lý và tham khảo cái không hợp lý trong Can - Chi. Chúng ta cũng có thể đưa Can - Chi vào một trong những biểu hiện của hình thái ý thức xã hội.