NGHIÊN CỨU VỀ KINH DỊCH (CHU DỊCH)
PGS,TS Đàm Đức Vượng
“Kinh Dịch” (“Chu Dịch”) là bộ sách ra đời từ thời vua Phục Hy (Bào Hy), cách đây khoảng gần một vạn năm. Bộ sách này phân tích về sự vận động (chuyển dịch) của Vũ trụ - Trời Đất (Kinh nghĩa là sách, Dịch nghĩa là chuyển dịch, sách viết về sự chuyển dịch của Vũ trụ, Trời Đất và sự hoạt động của con người), liên quan đến vận mệnh và cuộc sống của con người, được xem như quy luật vận động của cuộc sống đời người.
Bộ sách này không giống với các bộ sách thông thường ở chỗ biểu hiện ban đầu không phải là chữ, mà là những vạch. Đầu tiên, vạch một nét liền, gọi là “vạch lẻ”, tượng trưng cho khí Dương và một nét đứt giữa, thành hai vạch, tức là “vạch chẵn”, tượng trưng cho khí Âm. Vì vậy, có thể nói, điểm khởi đầu của Kinh Dịch (Chu Dịch) là Âm Dương. Hai vạch đó gọi là hai “Nghi”. Trên mỗi Nghi thêm một nét nữa, thành ra “bốn cái hai vạch”, gọi là bốn Tượng. Trên mỗi Tượng lại thêm một vạch nữa, thành ra “tám cái ba vạch”, gọi là tám Quẻ. Sau cùng, vua Phục Hy lại đem Quẻ nọ chồng lên Quẻ kia, thành ra “sáu mươi tư cái sáu vạch”, gọi là sáu mươi tư Quẻ. Trong sáu mươi tử Quẻ, có hai Quẻ chủ chốt là Kiền (Càn), tức là Trời Đất.
Từ đời vua Phục Hy đến cuối Nhà Thương, Kinh Dịch (Chu Dịch) vẫn chỉ là hệ thống các vạch liền, vạch đứt, chưa có tên hiệu chữ nghĩa gì cả.
Sang đầu Nhà Chu (cách đây khoảng hơn ba nghìn năm), vua Chu Văn Vương mới đem những Quẻ (vạch) của vua Phục Hy và đặt từng tên và viết thêm lời (chữ) ở dưới mỗi Quẻ. Vì vậy, đến Nhà Chu, Kinh Dịch được mang tên mới: Chu Dịch. Chu là tên triều đại Chu, Dịch là tên sách. Những quẻ do vua Phục Hy vạch ra trong Kinh Dịch có nghĩa giao dịch, biến dịch, cho nên mới gọi là Dịch. Kinh Dịch và Chu Dịch là một bộ sách liên hoàn được bổ sung qua các triều vua. Từ thời vua Phục Hy, Kinh Dịch (Chu Dịch) mới trở thành chữ viết.
Khổng Tử đã bổ sung vào Kinh Dịch (Chu Dịch) các thiên (chương): Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ từ truyện, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái. Những thiên này đã làm cho Kinh Dịch (Chu Dịch) phong phú thêm nội dung, mở rộng thêm ý nghĩa kiến thức. Những thiên của Khổng Tử, lúc đầu tách riêng, chú thích, chứ không phụ vào lời Quẻ, lời Hào của Chu Văn Vương. Đến thời Hán, Phi Trực mới đem Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn thuộc về Quẻ Kiền hợp cùng với Chu Dịch của Chu Văn Vương. Sau đó, Trịnh Huyền lại sáp nhập nốt những câu trong Văn ngôn của Quẻ Khôn và Thoán truyện, Tượng truyện của các quẻ kia. Từ đó, những thiên Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn mới đem chen vào trong các quẻ. Những thiên còn lại để phụ riêng ở cuối sách.
Đến đời Tống, Chu Hy soạn sách “Chu Dịch bản nghĩa” đã sắp đặt lại như cũ, nhưng người đương thời và người đời sau không theo.
Như vậy, Kinh Dịch (Chu Dịch) do vua Phục Hy làm vạch Quẻ, Chu Văn Vương viết lời Quẻ , lời Hào của Chu Công, Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ từ truyện, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái là của Khổng Tử bổ sung kiến thức và những người sau đó tiếp tục bổ sung tri thức vào bộ Kinh Dịch (Chu Dịch), thành bộ Kinh Dịch (Chu Dịch) mà chúng ta đang có trong tay. Trong Kinh Dịch, phần của Chu Văn Vương chú trọng ở sự bói toán, phần của Khổng Tử chú trọng ở cách tu thân, xử thế của từng người. Song, cho dù bói toán hay tu thân, xử thế cũng đều phải lấy nhân sự làm gốc.
Kinh Dịch (Chu Dịch) là bộ sách triết học cổ nhất ở phương Đông. Từ thời Nhà Hán đến thời Nhà Thanh, kể có hàng trăm học giả chú thích, phân tích, bình luận. Mỗi người chú thích, phân tích, bình luận tất nhiên lại có quyển sách riêng của họ. Có điều là mỗi người chú thích, phân tích, bình luận lại khác nhau, cho nên dẫn đến tình trạng người đọc cũng hiểu khác nhau.
Tại Việt Nam có bộ “Kinh Dịch trọn bộ” do Ngô Tất Tố dịch và chú giải. Bộ sách này đã được tái bản nhiều lần, lần gần đây nhất do Nhà Xuất bản Văn hóa thông tin xuất bản, Hà Nội, 2011. Bản dịch này, Ngô Tất Tố dựa vào bộ “Chu Dịch đại toàn” của Hồ Quảng và Kim Âu Tư thời Nhà Minh soạn ra. Theo dịch giả Ngô Tất Tố: “Trong các Kinh Dịch lưu hành từ trước đến giờ, bộ này đầy đủ hơn hết. Điều đáng nói là trong bộ “Chu Dịch đại toàn”, soạn giả lấy hai cuốn “Dịch truyện” của Trình Di và “Chu Dịch bản nghĩa” của Chu Hy làm phần chính, còn lời chú giải của các học giả khác chỉ là phần phụ mà thôi1. Trình Di, Chu Huy là hai cự phách trong làng Tống nho. Sự khảo cứu của các ông ấy rất nghiêm túc. Song, vấn đề đặt ra là chú giải thế nào là đúng, thế nào là không đúng lại còn phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của mỗi người. Theo dịch giả Ngô Tất Tố, trong bộ “Chu Dịch đại toàn”, Trình Di và Chu Hy là hai người trọng yếu trong phần chú giải, nhưng không phải từ đầu đến cuối, hai người đều chung một ý với nhau. Trái lại, có chỗ Trình Di giải nghĩa thế này, Chu Hy lại giải nghĩa thế khác. Có chỗ Chu Hy phản đối ý kiến của Trình Di. Việc này làm cho người đọc phân vân. Điều này có thể giải thích là có khi ngay chỉ một câu trong Kinh Dịch (Chu Dịch) mang nhiều ý nghĩa khác nhau, làm cho những nhà dịch và phân tích Kinh Dịch (Chu Dịch) cũng chú giải khác nhau.
“Dịch chi vi thư, thôi thiên đạo dĩ minh nhân sự giả dã” (Kinh Dịch là bộ sách từ đạo trời để biết việc của con người)”(2) Có sách viết rằng, Kinh Dịch (Chu Dịch) là bộ “thiên thư” (sách trời), kết hợp tướng - số, phản ánh những quy luật phổ biến của Vũ trụ, là biến đổi Âm Dương. Kinh dịch có ảnh hưởng lớn đến các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội như triết học, thiên văn, địa lý, chính trị, kinh tế, quân sự, tôn giáo, lịch sử, văn học, lịch pháp, toán học, y học, giáo dục, kiến trúc, kỹ thuật, võ thuật, thuật số,... Có người nói rằng, Kinh Dịch (Chu Dịch) là hạt nhân văn hóa Trung Quốc. Lại có sách viết Kinh Dịch (Chu dịch) đã được các nhà nho cổ đại tôn là “đầu bản của kinh điển”, là bộ sách lớn, tỏa ánh hào quang, lưu truyền sớm nhất và ảnh hưởng lớn nhất. “Chúng đều mang nội dung khách quan và ý nghĩa nhận thức nhận định và tổ chức theo một hệ thống nhất định tức “quái” và “hào”. Hệ thống này, gồm 64 quẻ của Chu Dịch mô phỏng bao quát tổng quy luật của tam tài: thiên, địa, nhân (trời, đất, người). Chúng không những mô phỏng nguồn gốc của Vũ trụ, mà còn dùng phù hiệu “quái”, “hào” để biểu đạt quy luật vận động của tự nhiên và xã hội loài người. Toàn bộ giá trị của Chu Dịch là ở những quy luật này. Kinh Dịch (Chu Dịch) có thể chỉ đạo mọi người nhận thức tự nhiên, càng có khả năng chỉ đạo người ta nhận thức xã hội và cuộc sống”(3). “Những phần tử trí thức của Nho gia từ Khổng Tử đến các nhà nho hậu kỳ thời Chiến quốc, rồi đến Vương Bật, Khổng Dĩnh Đạt, Nhị Trỉnh(4), Chu Hy... đều coi Dịch là kinh điển triết học để nghiên cứu, và đã tự giác vận dụng cho những quyết sách trong đời”(5). Xem đó, thấy rằng, Kinh Dịch (Chu Dịch) đóng vai trò to lớn trong kho tàng tri thức của nhân loại và của Trung Quốc biết nhường nào.
Trong Kinh Dịch (Chu Dịch), người ta chia mỗi quẻ ra làm ba thứ: thì, ngôi, người.
Thì là thời kỳ. Trong 64 quẻ, mỗi kẻ là một thời kỳ. Thí dụ, quẻ Thái là thời kỳ hanh thông; quẻ Bĩ là thời kỳ bế tắc...
Ngôi là thứ tự của các “Hào”. Hào là vạch ngang của quẻ kép, tức là “giao”, Âm Dương giao thoa, đan xen vào nhau. Hào tượng, một Âm, một Dương đan xen giao thoa, rằng, vạn vật đều do Âm Dương tương tác tạo thành. Trong Chu Dịch, sự giao nhau của sáu Hào, tạo nên Quẻ. Mỗi quẻ có sáu hào, tức là sáu ngôi. Theo lời chú thích của Trình Di và Chu Hy trong “Kinh Dịch trọn bộ”, thì trong một Quẻ, Hào một là ngôi thứ dân, Hào hai là ngôi tư mục, Hào ba là ngôi quan khanh, quan đại phu, Hào tư là ngôi đại thần, Hào năm là ngôi vua... Tất cả các ngôi đều có sự tương phản lẫn nhau, như chính và không chính, giữa và không giữa, có ứng và không ứng,... Hào Dương ở ngôi lẻ, Hào Âm ở ngôi chẵn là chính; trái lại, nếu Hào Dương ở ngôi chẵn, Hào Âm ở ngôi lẻ là bất chính... “Ứng” là Hạo nọ phải tương ứng với Hào kia, Hào Dương tương ứng với Hào Âm, tác động vào Hào Âm là thuận và ngược lại.
Người là bản thân người đi xem tướng - số (người xưa vẫn gọi là đi xem bói), nói rộng ra thì bản thân người ở địa vị nào, trong thời kỳ nào. Thí dụ, như Hào một, quẻ Bĩ gặp thứ dân, trong đời bĩ (bế) tắc. Hào năm, quẻ Thái thì là ông vua trong đời hanh thông (hanh thái)...
Theo lời chú giải của Chu Hy trong “Kinh Dịch trọn bộ”, một Hào thường bao gồm Tượng và Chiêm. Tượng là hình tượng. Chiêm là lời đoán. Trong 64 quẻ, 384 hào, nhiều hào chỉ có Tượng mà không có Chiêm và nhiều hào chỉ có Chiêm mà không có Tượng, không phải hào nào cũng đủ cả Tượng và Chiêm.
Lời tựa của Trình Di trong “Kinh Dịch trọn bộ”, cho rằng, bốn điều thuộc về Đạo của thánh nhân: Nói thì chuộng lời; hành động thì chuộng sự biến đổi; để chế đồ đạc thì chuộng hình tượng; để bói toán thì chuộng lời chiêm đoán.
Kinh Dịch (Chu Dịch) chỉ ra rằng, cuộc đời là một quá trình phát triển liên tục, một trạng thái nào đó trong cuộc sống. Người ta có nhiều cách chọn lựa, rồi chọn ra một cách tốt nhất cho hướng đi, đó là quyết sách của cuộc đời. Mỗi quyết sách đều ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Trong sách “Chu Dịch nhân sinh quyết sách chỉ nam”, tác giả Lạc Khải Khôn đã đưa ra sơ đồ về sự lựa chọn trong cuộc sống (hướng đi hoặc công việc):
(A) a1 (B) b1 (C) c1 (D) d1
a2 b2 c2 d2
a3 b3 c3 d3
Khi bạn đang ở trong trạng thái A, bạn có thể đứng trước mấy kiểu lựa chọn, nhưng rồi bạn chỉ chọn một trong số đó (a1 chẳng hạn). Bước sang trạng thái B, có thể bạn lại đứng trước mấy kiểu lựa chọn, và cứ thế mà suy ra. Sự lựa chọn khác nhau sẽ dẫn đến cuộc đời khác nhau. Từ Kinh Dịch (Chu dịch) mà suy ra thời nay. Thí dụ, bạn lựa chọn công việc nào đó ở dưới nước như lái thuyền, tàu, thì cả đời bạn lênh đênh trên sông biển. Còn nếu bạn lựa chọn công việc lái ô tô, thì cả đời bạn lang thang trên khắp các nẻo đường. Chỉ cần suy ngẫm cuộc đời của chính mình hoặc cuộc đời của người khác, rất dễ nhận thấy cuộc đời của mỗi con người đều có mấy giai đoạn sống và có một vài bước rẽ ngoặt trong cuộc đời. Thí dụ, bạn đang làm một công việc tĩnh tại ở trong nước, tổ chức điều động bạn đi làm đại sứ hoặc công tác tại đại sứ quán ở nước ngoài, là một bước rẽ ngoặt trong cuộc đời của bạn; bạn thi vào đại học ngành A, cuộc sống của bạn sẽ khác với việc bạn thi vào đại học ngành B; bạn vào làm việc ở cơ quan A, cuộc sống của bạn sẽ khác với việc bạn xin vào làm việc tại cơ quan B,... Sự lựa chọn đúng, bạn sẽ gặt hái thành công, sự lựa chọn sai, bạn sẽ phải chuốc lấy thất bại hoặc phải trả giá đắt. Đã có nhiều người sau khi xin vào làm việc tại cơ quan A, vẫn thở vắn than dài là giá lúc ấy mình xin vào làm việc tại cơ quan B, cuộc đời đâu đến nỗi này. Sự nghiệp, hôn nhân và gia đình của mỗi người cũng đều như vậy. Có người chộp được cơ may mà đổi đời. Có người gặp được quý nhân giới thiệu bạn vào vị trí công tác này, công tác kia, làm bạn đổi đời chỉ trong gang tấc. Đương nhiên, những người như vậy là hiếm hoi, còn số đông thường thất cơ lơ vận, suốt đời vất vả, nghèo túng, công không thành, danh không toại.
“Kinh Dịch lấy thuyết Âm Dương làm gốc”(6). Số mệnh con người đều ở trong Âm Dương mà ra.
Kinh Dịch (Chu Dịch) cho rằng, Vũ trụ luôn luôn chuyển động, không lúc nào ngừng. Âm Dương là Đạo Trời. Đạo Trời là Dịch. Dịch là chuyển dịch, vận động không ngừng, sinh sôi, nảy nở, rồi lụi tàn. Vì vậy, có thể coi Dịch là yếu tố duy vật (vật chất) trong triết học. Vận động mà sinh ra vạn vật. Sinh, tử, tử, sinh gọi là vạn vật. Mọi cái đều xuất phát từ Âm Dương, Ngũ Hành (Kim - Mộc - Thủy - Thổ - Hỏa) + Khí. Sáu nguyên tố ấy làm nảy nở muôn sinh vật, trong đó có con người. Kinh Dịch (Chu Dịch) là sự tập hợp các yếu tố Âm Dương, Ngũ Hành và Bát Quái. Khổng Tử giải thích đạo Càn làm nên con trai, đạo Khôn làm nên con gái. Có trai có gái thành vợ thành chồng.
Kinh Dịch (Chu Dịch) có nói đến thuật Chiêm bốc. Chiêm bốc là gì? Là Bói toán. Thời cổ đại, người ta bói toán bằng “Chiêm”, “Bốc”, “Vu”. Chiêm (chiêm ngưỡng) là xem điềm hay, gở để biết cát, hung. Bốc là cách bói bằng mai rùa. Sở dĩ người xưa đặt ra cách bói bằng mai con rùa, vì trong Kinh Dịch (Chu Dịch) phân tích rằng, rùa là con vật quyết đoán những sự phải trái, lành dữ, cho nên bói bằng mai rùa sẽ có hiệu nghiệm. Vu là cách bói bằng cỏ thi. Riêng đối với cỏ thi, người xưa thường chứa đựng vào túi hoặc cho vào hộp, đậy nắp lại, rồi thắp hương, khấn vái cầu xin một việc gì đó. Người xưa thường bói bằng cỏ thi trước, sau đó mới xem mai rùa để biết cát hay hung. Trong lý luận tướng - số cổ đại, rùa ứng với tượng, cỏ thi ứng với số. Tượng là gốc, số là ngọn. Cổ nhân cho rằng, “việc nhỏ thì Vu, việc lớn thì Bốc”.
Trong ngôn ngữ thời nay, Chiêm, Bốc, Vu có thể gọi chung là “Bói toán”. Người xưa cho rằng, bói toán là một việc nghiêm túc, phải rất thành tâm. Với những việc trọng đại, người xin quẻ, còn phải tắm gội sạch sẽ, nghỉ ngơi một ngày trước đó để tâm trí thanh tịnh. Khi xin quẻ có thể xin tới ba lần. Nếu quẻ một thấy không hợp với mình, có thể gieo lại quẻ hai, quẻ hai nếu thấy cũng không hợp với mình, có thể gieo quẻ ba, nhưng không được gieo quá ba quẻ. Nếu cả ba quẻ đều không hợp với mình, thì coi như người ấy “thần thánh không xét”.
Trong Kinh Dịch (Chu Dịch) nói về “Hà đồ” và “Lạc thư”. Hà đồ và Lạc thư có lịch sử rất lâu đời. Tương truyền vào thời vua Phục Hy, một con long mã nổi lên trên sông Hoàng Hà, tỉnh Lạc Dương, Trung Quốc. Con long mã này cõng bức bản đồ “Hà đồ” trên lưng và dâng cho vua Phục Hy. Phục Hy theo bức vẽ đó, suy ra “Bát Quái”, Âm Dương, trở thành cội nguồn của Chu Dịch sau này. Lại tương truyền vào thời vua Đại Vũ, có một con rùa thần nổi lên trên sông Lạc Hà, tỉnh Lạc Dương. Rùa thần cõng theo bộ sách “Lạc thư” và dâng cho vua Đại Vũ. Vua Đại Vũ theo sách mà trị thủy thành công và chia thiên hạ thành chín châu (cửu châu), sau đó, viết thành chín chương đại pháp, dùng để cai trị xã hội. Học thuyết Ngũ Hành được bắt nguồn từ đây. Người đời sau kết hợp thuyết Âm Dương trong Hà Đồ và thuyết Ngũ Hành trong Lạc thư để giải thích quy luật vận động và sự biến đổi của vạn vật.
Biện chứng của Kinh Dịch (Chu Dịch) là “Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu” (Sự vật phát triển đến cực điểm sẽ biến đổi, biến đổi sẽ thông suốt, thông suốt sẽ lâu dài”.
Quy luật của Kinh Dịch (Chu Dịch) là sự vận động của Âm Dương, Ngũ Hành.
Sự vận động này của Dịch thực hiện theo tuần hoàn: Vô cực - Thái cực - Lưỡng nghi - Tứ tượng - Bát quái - Vạn vật.
Vô cực là thứ không mùi vị, không màu sắc, không âm thanh, không địa chỉ, không giới hạn, là cõi hỗn mang, sự khởi đầu của vạn vật, là một thứ “Đạo” vô cùng vô tận.
Thái cực là Vũ trụ (trong đó có Trái Đất) sự bắt đầu của vô cực, là giai đoạn khởi thủy của Âm Dương. Thái cực động thì sinh Dương, Thái cực tĩnh thì sinh Âm.
Lưỡng nghi là Đất - Trời (Càn (Kiền) - Khôn), cũng là Âm - Dương.
Tứ tượng (phát triển từ Lưỡng nghi), nghĩa rất rộng: Mặt Trời, Mặt Trăng, Tinh tú (Sao), Không khí. Tứ tượng còn có nghĩa là bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Từ bốn mùa dẫn đến bốn loại hiện tượng thời tiết là mây, mưa, sấm, sét. Tứ tượng cũng còn có nghĩa là bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Từ bốn phương mà sinh tám hướng: Đông nam, Tây Nam, Đông bắc, Tây bắc. Trong thiên văn học, Tứ tượng còn chỉ các ngôi sao trên Trời theo bốn phương, chia 28 vì tinh tú thành bốn phần theo bốn phương: phương Đông sao Thương Long, phương Bắc sao Huyền Vũ, phương Tây sao Bạch Hổ, phương Nam sao Chu Tước. Trong phong thủy học, các nhà phong thủy dựa vào Tứ tượng để phán đoán về cấu trúc địa hình, xem mồ mả tổ tiên, ông bà, cha mẹ, rồi tính ra cát hay hung.
Tứ tượng khác với Tứ trụ. Tứ trụ là giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh, gắn với lá số Tử vi của mỗi người. Sau này, người ta còn phát triển Tứ trụ theo nhiều nghĩa khác nhau như bốn chức quan to nhất trong Triều đình Huế tạo thành Tứ trụ: Cần chánh điện đại học sĩ, Văn minh điện đại học sĩ, Võ hiển điện đại học sĩ, Đông các điện đại học sĩ... Nhưng, nghĩa gốc của Tứ trụ chỉ là giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh.
Bát quái do vua Phục Hy phát minh, được Chu Văn Vương phát triển, dần dần trở thành một hệ thống của Kinh Dịch (Chu Dịch). Có thể nói Bát quái là tám dạng vật chất cơ bản nhất, từ tám dạng vật chất cơ bản này mà sinh ra vạn vật. Phục Hy dựa vào hình trên lưng con long mã mà vẽ thành sơ đồ với nội dung là tám quẻ (Bát quái) xuất phát từ Âm Dương:
Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Phục Hy mượn tám quẻ Âm Dương để giải thích quy luật vận động và biến đổi của vạn vật trong Trời Đất cũng như đời sống con người. Phục Hy chia theo thứ tự của Bát quái: Càn (một), , Đoài (hai), Ly (ba), Chấn (bốn), Tốn (năm), Khảm (sáu), Cấn (bảy), Khôn (tám).
Sở dĩ Phục Hy đặt ra Bát quái và được người đời sau giải thích bằng hình tượng trong bụng mẹ, trước hết là sinh Đầu, vì Càn là một; thứ đến sinh Phổi, vì Đoài là hai; thứ nữa sinh Tim, vì Ly là ba; thứ nữa sinh gan, mật, vì Chấn là bốn; thứ nữa sinh thận, vì Tốn là năm; thứ nữa sinh ruột, vì Khảm là sáu; thứ nữa sinh dạ dày, vì Cấn là bảy; cuối cùng sinh da thịt, vì Khôn là tám.
Trong thiên nhiên (tự nhiên), Bát quái thể hiện: Càn là đại diện cho Trời, Khôn là đại diện cho Đất, Ly là đại diện cho Mặt Trời, Khảm là đại diện cho Mặt Trăng, Chấn là đại diện cho Sấm, Tốn là đại diện cho Gió, Cấn là đại diện cho Núi, Đoài là đại diện cho Nước. Tám hiện tượng này đại diện cho cả Vũ trụ.
Thuyết Bát quái là thuyết cơ bản, thuyết cụ thể hóa của thuyết Âm Dương và thuyết Âm Dương sinh thuyết Bát quái, thể hiện trong Kinh Dịch (Chu Dịch). “Bát quái” là “Tám quẻ”:
(1) Càn (Trời), biểu thị (≡).
(2) Khảm (Nước) , biểu thị ().
(3) Cấn (Núi), biểu thị ().
(4) Chấn (Sấm sét), biểu thị ().
(5) Tốn (Gió), biểu thị ().
(6) Ly (Lửa), biểu thị ().
(7) Đoài (Đầm, ao, hồ), biểu thị ().
(8) Khôn (Đất), biểu thị ()(7).
Từ 8 quẻ (Bát quái) đơn trên đây, tạo thành 64 quẻ kép, gồm 384 hào (giao) như đã phân tích ở trên. Theo cách thức, mỗi quẻ đơn đặt chồng lên nhau, cứ từng cặp, từng đôi một, thành 64 quẻ kép. Mỗi quẻ kép có 6 hào. Người ta căn cứ vào các quái, các hào đó mà đoán vận số, bói toán tiền vận, hậu vận, biết được cát, hung, giàu, nghèo, sang, hèn, thọ, yếu, đại hạn, tiểu hạn,... Qua Bát quái, mà người ta có thể hiểu và đoán được hết thảy mọi sự diễn biến vô cùng phức tạp trong đời sống con người cũng như trong Trời Đất.
Thời thượng cổ, khi Trung Quốc chưa có chữ viết, vua Phục Hy đã đặt ra một thứ chữ riêng, nói chính xác là một thứ ký hiệu để phân biệt Bát Quái; dùng ba vạch (---) để biểu thị Dương, dùng hai vạch đứt (- -) để biểu thị Âm.
Có sách phân tích trong Kinh Dịch (Chu Dịch), mỗi quẻ trong Bát quái có một ý nghĩa riêng và có tên gọi khác nhau:
- Quẻ Càn là Trời, ở hướng chính Nam.
- Quẻ Đoài là đầm, ao, hồ, hướng Đông Nam.
- Quẻ Ly là lửa, ở chính hướng Đông.
- Quẻ Chấn là sấm, sét, ở hướng Tây Nam.
- Quẻ Tốn là gió, ở hướng Tây Nam.
- Quẻ Khảm là nước, ở hướng chính Tây.
- Quẻ Cấn là núi, ở hướng Tây Bắc.
- Quẻ Khôn là đất, ở hướng chính Bắc.
Tên gọi, ý nghĩ và vị trí của từng quẻ do Phục Hy đặt ra, đều lấy căn cứ từ thời tiết bốn mùa mà định quẻ.
“Trong Thiên Can, người ta ghép Canh, Tân thuộc quẻ Đoài (chính Tây). Giáp, Ất thuộc quẻ Chấn (chính Đông). Bính, Đinh thuộc quẻ Ly (chính Nam). Mậu, Kỷ thuộc quẻ Khôn, Càn, Cấn, Tốn. Nhâm, Quý thuộc quẻ Khảm (chính Bắc).
Trong Địa, Chi, thì Tý thuộc quẻ Khảm (chính Bắc). Sửu, Dần thuộc quẻ Cấn (Đông Bắc). Mão thuộc quẻ Chấn (chính Đông). Thìn, Tỵ thuộc quẻ Tốn (Đông Nam). Ngọ thuộc quẻ Ly (chính Nam). Mùi, Thân thuộc quẻ Khôn (Tây Nam). Dậu thuộc quẻ Đoài (chính Tây). Tuất, Hợi thuộc quẻ Càn (Tây Bắc)”(8).
Về sau, Bát quái được vua Chu Văn Vương điều chỉnh lại và giải thích như sau:
Bát quái khác với Bát tự. Bát tự là phương pháp truyền thống dự đoán vận mệnh của con người; căn cứ vào thời gian đứa trẻ ra đời, tức Thiên can, Địa chi tương ứng với giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh của một con người để đoán vận mệnh của người đó. Vì vậy, Bát tự được hiểu là: giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh, thiên can, địa chi (tám chữ), gọi là Tứ trụ Bát tự.
Vạn vật là tất cả những vật chất chuyển động trong Vũ trụ.
Nguồn gốc của Vũ trụ là từ Vô cực đến Thái cực, rồi từ Thái cực, vạn vật bắt đầu nảy sinh. Thái cực được biểu hiện bằng Thái cực đồ, tức là hình vẽ vòng tròn, gồm hai nửa đối xứng (Âm Dương) ôm ấp lấy nhau, tượng trưng cho Âm (màu đen) và Dương (màu đỏ). Trong mỗi phần Âm và mỗi phần Dương lại có chấm tròn màu đối lập nằm trong đó.
Đặc điểm của Kinh Dịch (Chu Dịch) là không phải thứ văn trói chặt, mà nó mở ra sự gợi mở, phát triển, tùy theo từng thời gian, hoàn cảnh mà suy rộng ra cho phù hợp với thời thế. Thời thế, thế thì phải thế. Đó là sự mở rộng, phát triển trong Kinh Dịch (Chu Dịch).
Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, đọc Kinh Dịch (Chu Dịch) cả bản chữ Trung Quốc lẫn những bản đã dịch sang tiếng Việt, nhiều chỗ rất khó hiểu. Có khi lời kinh chỉ một câu, mà lời bình của Trình Di, Chu Hy và những người khác dài mấy trang Đấy là chưa kể lời bình của Trình Di nhiều chỗ khác với lời bình của Chu Hy khi cùng một lời kinh. Chữ Trung Quốc nhiều khi chỉ một chữ thôi mà mang nhiều nghĩa, khó giải thích. Lại nữa, nhiều chỗ người sau viết thêm vào, trùng lặp với người đã thêm trước, rồi sự giải nghĩa nhiều khi không rõ ràng, làm phần nào mất đi cái nghĩa gốc của Kinh Dịch (Chu Dịch). Dù sao thì “Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý”, viết không bao giờ hết lời, nói không bao giờ hết ý, mỗi người khai thác một vài khía cạnh trong Kinh Dịch mà giải nghĩa ra cũng là góp phần làm cho Kinh Dịch, Chu Dịch ngày thêm phong phú và hấp dẫn người đọc. Chúng ta còn phải tiếp tục nghiên cứu Kinh Dịch (Chu Dịch) trong nhiều năm nữa, phát triển tư tưởng và vận dụng tư tưởng của Kinh Dịch (Chu Dịch) để xem xét lại công việc của chúng ta.
Trong Chu Dịch, từ quẻ số 1 đến quẻ số 30, thuộc về “Chu Dịch thượng kinh” (Tập 1), còn từ quẻ số 31 đến quẻ số 64, thuộc về “Chu Dịch hạ kinh” (Tập 2). Khi trình bày 64 quẻ, tôi viết liên tục, nối liền các quẻ với nhau thành một mạch để bạn đọc tiện theo dõi.
----------------------------------
1 Kinh Dịch trọn bộ, Ngô Tất Tố dịch và chú giải, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2011, tr. 12.
2 Dẫn theo 880 câu hỏi về thuật số của Thiệu Vĩ Hoa, sđd, tr. 85.
3 Lạc Khải Khôn: Chu Dịch, sđd, tr. 7.
4 Nhị Trỉnh có thể là Trình Di.
5Lạc Khải Khôn: Chu Dịch, sđd, tr. 6.
6 Đoàn Thanh Bình: Tử vi với số phận con người, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nam Ninh xuất bản, 1990, tr. 39.
7 Dẫn theo Tử vi với số phận con người của tác giả Đoàn Thanh Bình, sđd, tr. 37.
8 Xem thêm Tử vi với số phận con người của tác giả Đoàn Thanh Bình, sđd, tr. 55.
“Kinh Dịch” (“Chu Dịch”) là bộ sách ra đời từ thời vua Phục Hy (Bào Hy), cách đây khoảng gần một vạn năm. Bộ sách này phân tích về sự vận động (chuyển dịch) của Vũ trụ - Trời Đất (Kinh nghĩa là sách, Dịch nghĩa là chuyển dịch, sách viết về sự chuyển dịch của Vũ trụ, Trời Đất và sự hoạt động của con người), liên quan đến vận mệnh và cuộc sống của con người, được xem như quy luật vận động của cuộc sống đời người.
Bộ sách này không giống với các bộ sách thông thường ở chỗ biểu hiện ban đầu không phải là chữ, mà là những vạch. Đầu tiên, vạch một nét liền, gọi là “vạch lẻ”, tượng trưng cho khí Dương và một nét đứt giữa, thành hai vạch, tức là “vạch chẵn”, tượng trưng cho khí Âm. Vì vậy, có thể nói, điểm khởi đầu của Kinh Dịch (Chu Dịch) là Âm Dương. Hai vạch đó gọi là hai “Nghi”. Trên mỗi Nghi thêm một nét nữa, thành ra “bốn cái hai vạch”, gọi là bốn Tượng. Trên mỗi Tượng lại thêm một vạch nữa, thành ra “tám cái ba vạch”, gọi là tám Quẻ. Sau cùng, vua Phục Hy lại đem Quẻ nọ chồng lên Quẻ kia, thành ra “sáu mươi tư cái sáu vạch”, gọi là sáu mươi tư Quẻ. Trong sáu mươi tử Quẻ, có hai Quẻ chủ chốt là Kiền (Càn), tức là Trời Đất.
Từ đời vua Phục Hy đến cuối Nhà Thương, Kinh Dịch (Chu Dịch) vẫn chỉ là hệ thống các vạch liền, vạch đứt, chưa có tên hiệu chữ nghĩa gì cả.
Sang đầu Nhà Chu (cách đây khoảng hơn ba nghìn năm), vua Chu Văn Vương mới đem những Quẻ (vạch) của vua Phục Hy và đặt từng tên và viết thêm lời (chữ) ở dưới mỗi Quẻ. Vì vậy, đến Nhà Chu, Kinh Dịch được mang tên mới: Chu Dịch. Chu là tên triều đại Chu, Dịch là tên sách. Những quẻ do vua Phục Hy vạch ra trong Kinh Dịch có nghĩa giao dịch, biến dịch, cho nên mới gọi là Dịch. Kinh Dịch và Chu Dịch là một bộ sách liên hoàn được bổ sung qua các triều vua. Từ thời vua Phục Hy, Kinh Dịch (Chu Dịch) mới trở thành chữ viết.
Khổng Tử đã bổ sung vào Kinh Dịch (Chu Dịch) các thiên (chương): Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ từ truyện, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái. Những thiên này đã làm cho Kinh Dịch (Chu Dịch) phong phú thêm nội dung, mở rộng thêm ý nghĩa kiến thức. Những thiên của Khổng Tử, lúc đầu tách riêng, chú thích, chứ không phụ vào lời Quẻ, lời Hào của Chu Văn Vương. Đến thời Hán, Phi Trực mới đem Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn thuộc về Quẻ Kiền hợp cùng với Chu Dịch của Chu Văn Vương. Sau đó, Trịnh Huyền lại sáp nhập nốt những câu trong Văn ngôn của Quẻ Khôn và Thoán truyện, Tượng truyện của các quẻ kia. Từ đó, những thiên Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn mới đem chen vào trong các quẻ. Những thiên còn lại để phụ riêng ở cuối sách.
Đến đời Tống, Chu Hy soạn sách “Chu Dịch bản nghĩa” đã sắp đặt lại như cũ, nhưng người đương thời và người đời sau không theo.
Như vậy, Kinh Dịch (Chu Dịch) do vua Phục Hy làm vạch Quẻ, Chu Văn Vương viết lời Quẻ , lời Hào của Chu Công, Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ từ truyện, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái là của Khổng Tử bổ sung kiến thức và những người sau đó tiếp tục bổ sung tri thức vào bộ Kinh Dịch (Chu Dịch), thành bộ Kinh Dịch (Chu Dịch) mà chúng ta đang có trong tay. Trong Kinh Dịch, phần của Chu Văn Vương chú trọng ở sự bói toán, phần của Khổng Tử chú trọng ở cách tu thân, xử thế của từng người. Song, cho dù bói toán hay tu thân, xử thế cũng đều phải lấy nhân sự làm gốc.
Kinh Dịch (Chu Dịch) là bộ sách triết học cổ nhất ở phương Đông. Từ thời Nhà Hán đến thời Nhà Thanh, kể có hàng trăm học giả chú thích, phân tích, bình luận. Mỗi người chú thích, phân tích, bình luận tất nhiên lại có quyển sách riêng của họ. Có điều là mỗi người chú thích, phân tích, bình luận lại khác nhau, cho nên dẫn đến tình trạng người đọc cũng hiểu khác nhau.
Tại Việt Nam có bộ “Kinh Dịch trọn bộ” do Ngô Tất Tố dịch và chú giải. Bộ sách này đã được tái bản nhiều lần, lần gần đây nhất do Nhà Xuất bản Văn hóa thông tin xuất bản, Hà Nội, 2011. Bản dịch này, Ngô Tất Tố dựa vào bộ “Chu Dịch đại toàn” của Hồ Quảng và Kim Âu Tư thời Nhà Minh soạn ra. Theo dịch giả Ngô Tất Tố: “Trong các Kinh Dịch lưu hành từ trước đến giờ, bộ này đầy đủ hơn hết. Điều đáng nói là trong bộ “Chu Dịch đại toàn”, soạn giả lấy hai cuốn “Dịch truyện” của Trình Di và “Chu Dịch bản nghĩa” của Chu Hy làm phần chính, còn lời chú giải của các học giả khác chỉ là phần phụ mà thôi1. Trình Di, Chu Huy là hai cự phách trong làng Tống nho. Sự khảo cứu của các ông ấy rất nghiêm túc. Song, vấn đề đặt ra là chú giải thế nào là đúng, thế nào là không đúng lại còn phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của mỗi người. Theo dịch giả Ngô Tất Tố, trong bộ “Chu Dịch đại toàn”, Trình Di và Chu Hy là hai người trọng yếu trong phần chú giải, nhưng không phải từ đầu đến cuối, hai người đều chung một ý với nhau. Trái lại, có chỗ Trình Di giải nghĩa thế này, Chu Hy lại giải nghĩa thế khác. Có chỗ Chu Hy phản đối ý kiến của Trình Di. Việc này làm cho người đọc phân vân. Điều này có thể giải thích là có khi ngay chỉ một câu trong Kinh Dịch (Chu Dịch) mang nhiều ý nghĩa khác nhau, làm cho những nhà dịch và phân tích Kinh Dịch (Chu Dịch) cũng chú giải khác nhau.
“Dịch chi vi thư, thôi thiên đạo dĩ minh nhân sự giả dã” (Kinh Dịch là bộ sách từ đạo trời để biết việc của con người)”(2) Có sách viết rằng, Kinh Dịch (Chu Dịch) là bộ “thiên thư” (sách trời), kết hợp tướng - số, phản ánh những quy luật phổ biến của Vũ trụ, là biến đổi Âm Dương. Kinh dịch có ảnh hưởng lớn đến các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội như triết học, thiên văn, địa lý, chính trị, kinh tế, quân sự, tôn giáo, lịch sử, văn học, lịch pháp, toán học, y học, giáo dục, kiến trúc, kỹ thuật, võ thuật, thuật số,... Có người nói rằng, Kinh Dịch (Chu Dịch) là hạt nhân văn hóa Trung Quốc. Lại có sách viết Kinh Dịch (Chu dịch) đã được các nhà nho cổ đại tôn là “đầu bản của kinh điển”, là bộ sách lớn, tỏa ánh hào quang, lưu truyền sớm nhất và ảnh hưởng lớn nhất. “Chúng đều mang nội dung khách quan và ý nghĩa nhận thức nhận định và tổ chức theo một hệ thống nhất định tức “quái” và “hào”. Hệ thống này, gồm 64 quẻ của Chu Dịch mô phỏng bao quát tổng quy luật của tam tài: thiên, địa, nhân (trời, đất, người). Chúng không những mô phỏng nguồn gốc của Vũ trụ, mà còn dùng phù hiệu “quái”, “hào” để biểu đạt quy luật vận động của tự nhiên và xã hội loài người. Toàn bộ giá trị của Chu Dịch là ở những quy luật này. Kinh Dịch (Chu Dịch) có thể chỉ đạo mọi người nhận thức tự nhiên, càng có khả năng chỉ đạo người ta nhận thức xã hội và cuộc sống”(3). “Những phần tử trí thức của Nho gia từ Khổng Tử đến các nhà nho hậu kỳ thời Chiến quốc, rồi đến Vương Bật, Khổng Dĩnh Đạt, Nhị Trỉnh(4), Chu Hy... đều coi Dịch là kinh điển triết học để nghiên cứu, và đã tự giác vận dụng cho những quyết sách trong đời”(5). Xem đó, thấy rằng, Kinh Dịch (Chu Dịch) đóng vai trò to lớn trong kho tàng tri thức của nhân loại và của Trung Quốc biết nhường nào.
Trong Kinh Dịch (Chu Dịch), người ta chia mỗi quẻ ra làm ba thứ: thì, ngôi, người.
Thì là thời kỳ. Trong 64 quẻ, mỗi kẻ là một thời kỳ. Thí dụ, quẻ Thái là thời kỳ hanh thông; quẻ Bĩ là thời kỳ bế tắc...
Ngôi là thứ tự của các “Hào”. Hào là vạch ngang của quẻ kép, tức là “giao”, Âm Dương giao thoa, đan xen vào nhau. Hào tượng, một Âm, một Dương đan xen giao thoa, rằng, vạn vật đều do Âm Dương tương tác tạo thành. Trong Chu Dịch, sự giao nhau của sáu Hào, tạo nên Quẻ. Mỗi quẻ có sáu hào, tức là sáu ngôi. Theo lời chú thích của Trình Di và Chu Hy trong “Kinh Dịch trọn bộ”, thì trong một Quẻ, Hào một là ngôi thứ dân, Hào hai là ngôi tư mục, Hào ba là ngôi quan khanh, quan đại phu, Hào tư là ngôi đại thần, Hào năm là ngôi vua... Tất cả các ngôi đều có sự tương phản lẫn nhau, như chính và không chính, giữa và không giữa, có ứng và không ứng,... Hào Dương ở ngôi lẻ, Hào Âm ở ngôi chẵn là chính; trái lại, nếu Hào Dương ở ngôi chẵn, Hào Âm ở ngôi lẻ là bất chính... “Ứng” là Hạo nọ phải tương ứng với Hào kia, Hào Dương tương ứng với Hào Âm, tác động vào Hào Âm là thuận và ngược lại.
Người là bản thân người đi xem tướng - số (người xưa vẫn gọi là đi xem bói), nói rộng ra thì bản thân người ở địa vị nào, trong thời kỳ nào. Thí dụ, như Hào một, quẻ Bĩ gặp thứ dân, trong đời bĩ (bế) tắc. Hào năm, quẻ Thái thì là ông vua trong đời hanh thông (hanh thái)...
Theo lời chú giải của Chu Hy trong “Kinh Dịch trọn bộ”, một Hào thường bao gồm Tượng và Chiêm. Tượng là hình tượng. Chiêm là lời đoán. Trong 64 quẻ, 384 hào, nhiều hào chỉ có Tượng mà không có Chiêm và nhiều hào chỉ có Chiêm mà không có Tượng, không phải hào nào cũng đủ cả Tượng và Chiêm.
Lời tựa của Trình Di trong “Kinh Dịch trọn bộ”, cho rằng, bốn điều thuộc về Đạo của thánh nhân: Nói thì chuộng lời; hành động thì chuộng sự biến đổi; để chế đồ đạc thì chuộng hình tượng; để bói toán thì chuộng lời chiêm đoán.
Kinh Dịch (Chu Dịch) chỉ ra rằng, cuộc đời là một quá trình phát triển liên tục, một trạng thái nào đó trong cuộc sống. Người ta có nhiều cách chọn lựa, rồi chọn ra một cách tốt nhất cho hướng đi, đó là quyết sách của cuộc đời. Mỗi quyết sách đều ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Trong sách “Chu Dịch nhân sinh quyết sách chỉ nam”, tác giả Lạc Khải Khôn đã đưa ra sơ đồ về sự lựa chọn trong cuộc sống (hướng đi hoặc công việc):
(A) a1 (B) b1 (C) c1 (D) d1
a2 b2 c2 d2
a3 b3 c3 d3
Khi bạn đang ở trong trạng thái A, bạn có thể đứng trước mấy kiểu lựa chọn, nhưng rồi bạn chỉ chọn một trong số đó (a1 chẳng hạn). Bước sang trạng thái B, có thể bạn lại đứng trước mấy kiểu lựa chọn, và cứ thế mà suy ra. Sự lựa chọn khác nhau sẽ dẫn đến cuộc đời khác nhau. Từ Kinh Dịch (Chu dịch) mà suy ra thời nay. Thí dụ, bạn lựa chọn công việc nào đó ở dưới nước như lái thuyền, tàu, thì cả đời bạn lênh đênh trên sông biển. Còn nếu bạn lựa chọn công việc lái ô tô, thì cả đời bạn lang thang trên khắp các nẻo đường. Chỉ cần suy ngẫm cuộc đời của chính mình hoặc cuộc đời của người khác, rất dễ nhận thấy cuộc đời của mỗi con người đều có mấy giai đoạn sống và có một vài bước rẽ ngoặt trong cuộc đời. Thí dụ, bạn đang làm một công việc tĩnh tại ở trong nước, tổ chức điều động bạn đi làm đại sứ hoặc công tác tại đại sứ quán ở nước ngoài, là một bước rẽ ngoặt trong cuộc đời của bạn; bạn thi vào đại học ngành A, cuộc sống của bạn sẽ khác với việc bạn thi vào đại học ngành B; bạn vào làm việc ở cơ quan A, cuộc sống của bạn sẽ khác với việc bạn xin vào làm việc tại cơ quan B,... Sự lựa chọn đúng, bạn sẽ gặt hái thành công, sự lựa chọn sai, bạn sẽ phải chuốc lấy thất bại hoặc phải trả giá đắt. Đã có nhiều người sau khi xin vào làm việc tại cơ quan A, vẫn thở vắn than dài là giá lúc ấy mình xin vào làm việc tại cơ quan B, cuộc đời đâu đến nỗi này. Sự nghiệp, hôn nhân và gia đình của mỗi người cũng đều như vậy. Có người chộp được cơ may mà đổi đời. Có người gặp được quý nhân giới thiệu bạn vào vị trí công tác này, công tác kia, làm bạn đổi đời chỉ trong gang tấc. Đương nhiên, những người như vậy là hiếm hoi, còn số đông thường thất cơ lơ vận, suốt đời vất vả, nghèo túng, công không thành, danh không toại.
“Kinh Dịch lấy thuyết Âm Dương làm gốc”(6). Số mệnh con người đều ở trong Âm Dương mà ra.
Kinh Dịch (Chu Dịch) cho rằng, Vũ trụ luôn luôn chuyển động, không lúc nào ngừng. Âm Dương là Đạo Trời. Đạo Trời là Dịch. Dịch là chuyển dịch, vận động không ngừng, sinh sôi, nảy nở, rồi lụi tàn. Vì vậy, có thể coi Dịch là yếu tố duy vật (vật chất) trong triết học. Vận động mà sinh ra vạn vật. Sinh, tử, tử, sinh gọi là vạn vật. Mọi cái đều xuất phát từ Âm Dương, Ngũ Hành (Kim - Mộc - Thủy - Thổ - Hỏa) + Khí. Sáu nguyên tố ấy làm nảy nở muôn sinh vật, trong đó có con người. Kinh Dịch (Chu Dịch) là sự tập hợp các yếu tố Âm Dương, Ngũ Hành và Bát Quái. Khổng Tử giải thích đạo Càn làm nên con trai, đạo Khôn làm nên con gái. Có trai có gái thành vợ thành chồng.
Kinh Dịch (Chu Dịch) có nói đến thuật Chiêm bốc. Chiêm bốc là gì? Là Bói toán. Thời cổ đại, người ta bói toán bằng “Chiêm”, “Bốc”, “Vu”. Chiêm (chiêm ngưỡng) là xem điềm hay, gở để biết cát, hung. Bốc là cách bói bằng mai rùa. Sở dĩ người xưa đặt ra cách bói bằng mai con rùa, vì trong Kinh Dịch (Chu Dịch) phân tích rằng, rùa là con vật quyết đoán những sự phải trái, lành dữ, cho nên bói bằng mai rùa sẽ có hiệu nghiệm. Vu là cách bói bằng cỏ thi. Riêng đối với cỏ thi, người xưa thường chứa đựng vào túi hoặc cho vào hộp, đậy nắp lại, rồi thắp hương, khấn vái cầu xin một việc gì đó. Người xưa thường bói bằng cỏ thi trước, sau đó mới xem mai rùa để biết cát hay hung. Trong lý luận tướng - số cổ đại, rùa ứng với tượng, cỏ thi ứng với số. Tượng là gốc, số là ngọn. Cổ nhân cho rằng, “việc nhỏ thì Vu, việc lớn thì Bốc”.
Trong ngôn ngữ thời nay, Chiêm, Bốc, Vu có thể gọi chung là “Bói toán”. Người xưa cho rằng, bói toán là một việc nghiêm túc, phải rất thành tâm. Với những việc trọng đại, người xin quẻ, còn phải tắm gội sạch sẽ, nghỉ ngơi một ngày trước đó để tâm trí thanh tịnh. Khi xin quẻ có thể xin tới ba lần. Nếu quẻ một thấy không hợp với mình, có thể gieo lại quẻ hai, quẻ hai nếu thấy cũng không hợp với mình, có thể gieo quẻ ba, nhưng không được gieo quá ba quẻ. Nếu cả ba quẻ đều không hợp với mình, thì coi như người ấy “thần thánh không xét”.
Trong Kinh Dịch (Chu Dịch) nói về “Hà đồ” và “Lạc thư”. Hà đồ và Lạc thư có lịch sử rất lâu đời. Tương truyền vào thời vua Phục Hy, một con long mã nổi lên trên sông Hoàng Hà, tỉnh Lạc Dương, Trung Quốc. Con long mã này cõng bức bản đồ “Hà đồ” trên lưng và dâng cho vua Phục Hy. Phục Hy theo bức vẽ đó, suy ra “Bát Quái”, Âm Dương, trở thành cội nguồn của Chu Dịch sau này. Lại tương truyền vào thời vua Đại Vũ, có một con rùa thần nổi lên trên sông Lạc Hà, tỉnh Lạc Dương. Rùa thần cõng theo bộ sách “Lạc thư” và dâng cho vua Đại Vũ. Vua Đại Vũ theo sách mà trị thủy thành công và chia thiên hạ thành chín châu (cửu châu), sau đó, viết thành chín chương đại pháp, dùng để cai trị xã hội. Học thuyết Ngũ Hành được bắt nguồn từ đây. Người đời sau kết hợp thuyết Âm Dương trong Hà Đồ và thuyết Ngũ Hành trong Lạc thư để giải thích quy luật vận động và sự biến đổi của vạn vật.
Biện chứng của Kinh Dịch (Chu Dịch) là “Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu” (Sự vật phát triển đến cực điểm sẽ biến đổi, biến đổi sẽ thông suốt, thông suốt sẽ lâu dài”.
Quy luật của Kinh Dịch (Chu Dịch) là sự vận động của Âm Dương, Ngũ Hành.
Sự vận động này của Dịch thực hiện theo tuần hoàn: Vô cực - Thái cực - Lưỡng nghi - Tứ tượng - Bát quái - Vạn vật.
Vô cực là thứ không mùi vị, không màu sắc, không âm thanh, không địa chỉ, không giới hạn, là cõi hỗn mang, sự khởi đầu của vạn vật, là một thứ “Đạo” vô cùng vô tận.
Thái cực là Vũ trụ (trong đó có Trái Đất) sự bắt đầu của vô cực, là giai đoạn khởi thủy của Âm Dương. Thái cực động thì sinh Dương, Thái cực tĩnh thì sinh Âm.
Lưỡng nghi là Đất - Trời (Càn (Kiền) - Khôn), cũng là Âm - Dương.
Tứ tượng (phát triển từ Lưỡng nghi), nghĩa rất rộng: Mặt Trời, Mặt Trăng, Tinh tú (Sao), Không khí. Tứ tượng còn có nghĩa là bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Từ bốn mùa dẫn đến bốn loại hiện tượng thời tiết là mây, mưa, sấm, sét. Tứ tượng cũng còn có nghĩa là bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Từ bốn phương mà sinh tám hướng: Đông nam, Tây Nam, Đông bắc, Tây bắc. Trong thiên văn học, Tứ tượng còn chỉ các ngôi sao trên Trời theo bốn phương, chia 28 vì tinh tú thành bốn phần theo bốn phương: phương Đông sao Thương Long, phương Bắc sao Huyền Vũ, phương Tây sao Bạch Hổ, phương Nam sao Chu Tước. Trong phong thủy học, các nhà phong thủy dựa vào Tứ tượng để phán đoán về cấu trúc địa hình, xem mồ mả tổ tiên, ông bà, cha mẹ, rồi tính ra cát hay hung.
Tứ tượng khác với Tứ trụ. Tứ trụ là giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh, gắn với lá số Tử vi của mỗi người. Sau này, người ta còn phát triển Tứ trụ theo nhiều nghĩa khác nhau như bốn chức quan to nhất trong Triều đình Huế tạo thành Tứ trụ: Cần chánh điện đại học sĩ, Văn minh điện đại học sĩ, Võ hiển điện đại học sĩ, Đông các điện đại học sĩ... Nhưng, nghĩa gốc của Tứ trụ chỉ là giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh.
Bát quái do vua Phục Hy phát minh, được Chu Văn Vương phát triển, dần dần trở thành một hệ thống của Kinh Dịch (Chu Dịch). Có thể nói Bát quái là tám dạng vật chất cơ bản nhất, từ tám dạng vật chất cơ bản này mà sinh ra vạn vật. Phục Hy dựa vào hình trên lưng con long mã mà vẽ thành sơ đồ với nội dung là tám quẻ (Bát quái) xuất phát từ Âm Dương:
Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Phục Hy mượn tám quẻ Âm Dương để giải thích quy luật vận động và biến đổi của vạn vật trong Trời Đất cũng như đời sống con người. Phục Hy chia theo thứ tự của Bát quái: Càn (một), , Đoài (hai), Ly (ba), Chấn (bốn), Tốn (năm), Khảm (sáu), Cấn (bảy), Khôn (tám).
Sở dĩ Phục Hy đặt ra Bát quái và được người đời sau giải thích bằng hình tượng trong bụng mẹ, trước hết là sinh Đầu, vì Càn là một; thứ đến sinh Phổi, vì Đoài là hai; thứ nữa sinh Tim, vì Ly là ba; thứ nữa sinh gan, mật, vì Chấn là bốn; thứ nữa sinh thận, vì Tốn là năm; thứ nữa sinh ruột, vì Khảm là sáu; thứ nữa sinh dạ dày, vì Cấn là bảy; cuối cùng sinh da thịt, vì Khôn là tám.
Trong thiên nhiên (tự nhiên), Bát quái thể hiện: Càn là đại diện cho Trời, Khôn là đại diện cho Đất, Ly là đại diện cho Mặt Trời, Khảm là đại diện cho Mặt Trăng, Chấn là đại diện cho Sấm, Tốn là đại diện cho Gió, Cấn là đại diện cho Núi, Đoài là đại diện cho Nước. Tám hiện tượng này đại diện cho cả Vũ trụ.
Thuyết Bát quái là thuyết cơ bản, thuyết cụ thể hóa của thuyết Âm Dương và thuyết Âm Dương sinh thuyết Bát quái, thể hiện trong Kinh Dịch (Chu Dịch). “Bát quái” là “Tám quẻ”:
(1) Càn (Trời), biểu thị (≡).
(2) Khảm (Nước) , biểu thị ().
(3) Cấn (Núi), biểu thị ().
(4) Chấn (Sấm sét), biểu thị ().
(5) Tốn (Gió), biểu thị ().
(6) Ly (Lửa), biểu thị ().
(7) Đoài (Đầm, ao, hồ), biểu thị ().
(8) Khôn (Đất), biểu thị ()(7).
Từ 8 quẻ (Bát quái) đơn trên đây, tạo thành 64 quẻ kép, gồm 384 hào (giao) như đã phân tích ở trên. Theo cách thức, mỗi quẻ đơn đặt chồng lên nhau, cứ từng cặp, từng đôi một, thành 64 quẻ kép. Mỗi quẻ kép có 6 hào. Người ta căn cứ vào các quái, các hào đó mà đoán vận số, bói toán tiền vận, hậu vận, biết được cát, hung, giàu, nghèo, sang, hèn, thọ, yếu, đại hạn, tiểu hạn,... Qua Bát quái, mà người ta có thể hiểu và đoán được hết thảy mọi sự diễn biến vô cùng phức tạp trong đời sống con người cũng như trong Trời Đất.
Thời thượng cổ, khi Trung Quốc chưa có chữ viết, vua Phục Hy đã đặt ra một thứ chữ riêng, nói chính xác là một thứ ký hiệu để phân biệt Bát Quái; dùng ba vạch (---) để biểu thị Dương, dùng hai vạch đứt (- -) để biểu thị Âm.
Có sách phân tích trong Kinh Dịch (Chu Dịch), mỗi quẻ trong Bát quái có một ý nghĩa riêng và có tên gọi khác nhau:
- Quẻ Càn là Trời, ở hướng chính Nam.
- Quẻ Đoài là đầm, ao, hồ, hướng Đông Nam.
- Quẻ Ly là lửa, ở chính hướng Đông.
- Quẻ Chấn là sấm, sét, ở hướng Tây Nam.
- Quẻ Tốn là gió, ở hướng Tây Nam.
- Quẻ Khảm là nước, ở hướng chính Tây.
- Quẻ Cấn là núi, ở hướng Tây Bắc.
- Quẻ Khôn là đất, ở hướng chính Bắc.
Tên gọi, ý nghĩ và vị trí của từng quẻ do Phục Hy đặt ra, đều lấy căn cứ từ thời tiết bốn mùa mà định quẻ.
“Trong Thiên Can, người ta ghép Canh, Tân thuộc quẻ Đoài (chính Tây). Giáp, Ất thuộc quẻ Chấn (chính Đông). Bính, Đinh thuộc quẻ Ly (chính Nam). Mậu, Kỷ thuộc quẻ Khôn, Càn, Cấn, Tốn. Nhâm, Quý thuộc quẻ Khảm (chính Bắc).
Trong Địa, Chi, thì Tý thuộc quẻ Khảm (chính Bắc). Sửu, Dần thuộc quẻ Cấn (Đông Bắc). Mão thuộc quẻ Chấn (chính Đông). Thìn, Tỵ thuộc quẻ Tốn (Đông Nam). Ngọ thuộc quẻ Ly (chính Nam). Mùi, Thân thuộc quẻ Khôn (Tây Nam). Dậu thuộc quẻ Đoài (chính Tây). Tuất, Hợi thuộc quẻ Càn (Tây Bắc)”(8).
Về sau, Bát quái được vua Chu Văn Vương điều chỉnh lại và giải thích như sau:
- Càn là Cha.
- Khảm là Trung nam.
- Cấn là Thiếu nam.
- Chấn là Trưởng nam.
- Tốn là Trưởng nữ.
- Ly là Trung nữ
- Khôn là Mẹ.
- Đoài là Thiếu nữ.
Bát quái khác với Bát tự. Bát tự là phương pháp truyền thống dự đoán vận mệnh của con người; căn cứ vào thời gian đứa trẻ ra đời, tức Thiên can, Địa chi tương ứng với giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh của một con người để đoán vận mệnh của người đó. Vì vậy, Bát tự được hiểu là: giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh, thiên can, địa chi (tám chữ), gọi là Tứ trụ Bát tự.
Vạn vật là tất cả những vật chất chuyển động trong Vũ trụ.
Nguồn gốc của Vũ trụ là từ Vô cực đến Thái cực, rồi từ Thái cực, vạn vật bắt đầu nảy sinh. Thái cực được biểu hiện bằng Thái cực đồ, tức là hình vẽ vòng tròn, gồm hai nửa đối xứng (Âm Dương) ôm ấp lấy nhau, tượng trưng cho Âm (màu đen) và Dương (màu đỏ). Trong mỗi phần Âm và mỗi phần Dương lại có chấm tròn màu đối lập nằm trong đó.
Đặc điểm của Kinh Dịch (Chu Dịch) là không phải thứ văn trói chặt, mà nó mở ra sự gợi mở, phát triển, tùy theo từng thời gian, hoàn cảnh mà suy rộng ra cho phù hợp với thời thế. Thời thế, thế thì phải thế. Đó là sự mở rộng, phát triển trong Kinh Dịch (Chu Dịch).
Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, đọc Kinh Dịch (Chu Dịch) cả bản chữ Trung Quốc lẫn những bản đã dịch sang tiếng Việt, nhiều chỗ rất khó hiểu. Có khi lời kinh chỉ một câu, mà lời bình của Trình Di, Chu Hy và những người khác dài mấy trang Đấy là chưa kể lời bình của Trình Di nhiều chỗ khác với lời bình của Chu Hy khi cùng một lời kinh. Chữ Trung Quốc nhiều khi chỉ một chữ thôi mà mang nhiều nghĩa, khó giải thích. Lại nữa, nhiều chỗ người sau viết thêm vào, trùng lặp với người đã thêm trước, rồi sự giải nghĩa nhiều khi không rõ ràng, làm phần nào mất đi cái nghĩa gốc của Kinh Dịch (Chu Dịch). Dù sao thì “Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý”, viết không bao giờ hết lời, nói không bao giờ hết ý, mỗi người khai thác một vài khía cạnh trong Kinh Dịch mà giải nghĩa ra cũng là góp phần làm cho Kinh Dịch, Chu Dịch ngày thêm phong phú và hấp dẫn người đọc. Chúng ta còn phải tiếp tục nghiên cứu Kinh Dịch (Chu Dịch) trong nhiều năm nữa, phát triển tư tưởng và vận dụng tư tưởng của Kinh Dịch (Chu Dịch) để xem xét lại công việc của chúng ta.
Trong Chu Dịch, từ quẻ số 1 đến quẻ số 30, thuộc về “Chu Dịch thượng kinh” (Tập 1), còn từ quẻ số 31 đến quẻ số 64, thuộc về “Chu Dịch hạ kinh” (Tập 2). Khi trình bày 64 quẻ, tôi viết liên tục, nối liền các quẻ với nhau thành một mạch để bạn đọc tiện theo dõi.
----------------------------------
1 Kinh Dịch trọn bộ, Ngô Tất Tố dịch và chú giải, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2011, tr. 12.
2 Dẫn theo 880 câu hỏi về thuật số của Thiệu Vĩ Hoa, sđd, tr. 85.
3 Lạc Khải Khôn: Chu Dịch, sđd, tr. 7.
4 Nhị Trỉnh có thể là Trình Di.
5Lạc Khải Khôn: Chu Dịch, sđd, tr. 6.
6 Đoàn Thanh Bình: Tử vi với số phận con người, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nam Ninh xuất bản, 1990, tr. 39.
7 Dẫn theo Tử vi với số phận con người của tác giả Đoàn Thanh Bình, sđd, tr. 37.
8 Xem thêm Tử vi với số phận con người của tác giả Đoàn Thanh Bình, sđd, tr. 55.