Cái mới và cái cũ
Cái mới nảy sinh từ cái cũ
Cũ qua đi cái mới hình thành
Cũ và mới đều do ý thức
Cũ trước mới sau đều cạnh tranh.
Cũ và mới thường đối lập nhau
Động lực phát triển của loài người
Đây chính là hiện tượng xã hội
Nó tác động vào mỗi cuộc đời.
Nhiều khi cái cũ còn tác dụng
Cái mới đã vội vã trùm lên
Nhiều khi cái mới vừa hé mở
Đã bị cái cũ phủ sạch trơn.
Đâu là mới và đâu là cũ
Đòi hỏi phải động não tư duy
Chớ nên biến cái cũ thành mới
Đổi mới thành cũ mối hiểm nguy.
Lúc đầu cái cũ hơn cái mới
Dần dần cái mới lại vượt lên
Rồi cái mới lại thành cái cũ
Cái mới khác lại sẽ thành hình.
Hỡi người lãnh đạo nên sáng suốt
Phải động viên cái mới nảy sinh
Nếu đem xích khóa vào bộ não
Vô hình trung lại xích chính mình!
Praha, Séc, đêm 26 -1-2002
Đức Vượng.
-------------------------------------------------
Lời Tác giả: Có một lần tôi đi chợ Bò ở bên kia sông Vltava, thủ đô Praha, Cộng hòa Séc. Đến một quầy bán quần áo của người Việt Nam tại đây, tôi thấy một khách hàng người Việt Nam vừa ở trong nước sang, muốn mua một chiếc áo da. Người bán áo nói đây là chiếc áo da mới. Người mua nói đây là chiếc áo da đã cũ. Tôi đứng bên cạnh người mua,nhìn áo, tần ngần. Người mua hỏi tôi: “Anh ơi, đây là chiếc áo mới hay áo cũ?”. Tôi nói:“Thật khó phân biệt. Áo cũ, nhưng đem là hơi, có khi nó lại như mới”. Người mua đắn đo một lúc, rồi cuối cùng cũng mua áo. Thế đấy, cũ và mới thật khó phân biệt. Đêm về, nghĩ về người mua áo và người bán áo ở chợ Bò, tôi liên tưởng đến giữa cái cũ và cái mới, rồi làm bài thơ Cái mới và cái cũ.
Xét về mặt triết học, mới và cũ có thể xem như một cặp phạm trù, là hiện tượng xã hội,hai khuynh hướng, hai lực lượng đối lập nhau, đều là động lực phát triển. Cái thúc đẩy,điều khiển sự phát triển trong những điều kiện lịch sử nhất định là cái mới. Còn cái cũ thường được hiểu là cái kìm hãm, lỗi thời, cản trở sự phát triển. Trong quá trình vận động, cái mới và cái cũ đều nằm trong một mối liên hệ qua lại biện chứng. Cái mới cũng có thể nảy sinh từ cái cũ, nhưng cũng có thể nó không nảy sinh từ cái cũ, mà nó tự nảy sinh. Sự xuất hiện cái mới bao giờ cũng là một bước nhảy vọt, là sự kết thúc những mâu thuẫn cũ và bắt đầu những mâu thuẫn mới. Khi cái mới phát sinh, cái cũ vẫn còn mạnh.
Nhưng dần dần cái cũ yếu đi, bị cái mới đẩy lùi và cái mới lại mạnh lên. Được một thời gian, cái mới sẽ lại thành cái cũ và cái mới khác lại xuất hiện và cứ thế chúng phủ định và loại trừ nhau. Sự xuất hiện cái mới là một quá trình khách quan, có nguồn gốc của nó trong sự phát triển lịch sử xã hội. Kể cả cái mới và cái cũ, xét cho cùng, đều mang tính chất có ý thức. Một xã hội muốn phát triển, người lãnh đạo, quản lý đất nước phải biết động viên cái mới phát triển và phải loại trừ cái cũ nếu nó không còn phù hợp
Cũ qua đi cái mới hình thành
Cũ và mới đều do ý thức
Cũ trước mới sau đều cạnh tranh.
Cũ và mới thường đối lập nhau
Động lực phát triển của loài người
Đây chính là hiện tượng xã hội
Nó tác động vào mỗi cuộc đời.
Nhiều khi cái cũ còn tác dụng
Cái mới đã vội vã trùm lên
Nhiều khi cái mới vừa hé mở
Đã bị cái cũ phủ sạch trơn.
Đâu là mới và đâu là cũ
Đòi hỏi phải động não tư duy
Chớ nên biến cái cũ thành mới
Đổi mới thành cũ mối hiểm nguy.
Lúc đầu cái cũ hơn cái mới
Dần dần cái mới lại vượt lên
Rồi cái mới lại thành cái cũ
Cái mới khác lại sẽ thành hình.
Hỡi người lãnh đạo nên sáng suốt
Phải động viên cái mới nảy sinh
Nếu đem xích khóa vào bộ não
Vô hình trung lại xích chính mình!
Praha, Séc, đêm 26 -1-2002
Đức Vượng.
-------------------------------------------------
Lời Tác giả: Có một lần tôi đi chợ Bò ở bên kia sông Vltava, thủ đô Praha, Cộng hòa Séc. Đến một quầy bán quần áo của người Việt Nam tại đây, tôi thấy một khách hàng người Việt Nam vừa ở trong nước sang, muốn mua một chiếc áo da. Người bán áo nói đây là chiếc áo da mới. Người mua nói đây là chiếc áo da đã cũ. Tôi đứng bên cạnh người mua,nhìn áo, tần ngần. Người mua hỏi tôi: “Anh ơi, đây là chiếc áo mới hay áo cũ?”. Tôi nói:“Thật khó phân biệt. Áo cũ, nhưng đem là hơi, có khi nó lại như mới”. Người mua đắn đo một lúc, rồi cuối cùng cũng mua áo. Thế đấy, cũ và mới thật khó phân biệt. Đêm về, nghĩ về người mua áo và người bán áo ở chợ Bò, tôi liên tưởng đến giữa cái cũ và cái mới, rồi làm bài thơ Cái mới và cái cũ.
Xét về mặt triết học, mới và cũ có thể xem như một cặp phạm trù, là hiện tượng xã hội,hai khuynh hướng, hai lực lượng đối lập nhau, đều là động lực phát triển. Cái thúc đẩy,điều khiển sự phát triển trong những điều kiện lịch sử nhất định là cái mới. Còn cái cũ thường được hiểu là cái kìm hãm, lỗi thời, cản trở sự phát triển. Trong quá trình vận động, cái mới và cái cũ đều nằm trong một mối liên hệ qua lại biện chứng. Cái mới cũng có thể nảy sinh từ cái cũ, nhưng cũng có thể nó không nảy sinh từ cái cũ, mà nó tự nảy sinh. Sự xuất hiện cái mới bao giờ cũng là một bước nhảy vọt, là sự kết thúc những mâu thuẫn cũ và bắt đầu những mâu thuẫn mới. Khi cái mới phát sinh, cái cũ vẫn còn mạnh.
Nhưng dần dần cái cũ yếu đi, bị cái mới đẩy lùi và cái mới lại mạnh lên. Được một thời gian, cái mới sẽ lại thành cái cũ và cái mới khác lại xuất hiện và cứ thế chúng phủ định và loại trừ nhau. Sự xuất hiện cái mới là một quá trình khách quan, có nguồn gốc của nó trong sự phát triển lịch sử xã hội. Kể cả cái mới và cái cũ, xét cho cùng, đều mang tính chất có ý thức. Một xã hội muốn phát triển, người lãnh đạo, quản lý đất nước phải biết động viên cái mới phát triển và phải loại trừ cái cũ nếu nó không còn phù hợp