Đêm Praha nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương
Thâm thúy thơ đời Hồ Xuân Hương
Chao ôi độc đáo giữa thời thường
Tình đời chát chúa trong ngôn sắc
Lồ lộ mà đâu có buông tuồng.
Xuân phát tình tràn mối tơ vương
Đàn bà có mấy bậc văn chương
Xuân Hương là chất đời sâu thẳm
Phơi cái hồng nhan với nước non.
Chỉ một lỗ thôi hỏm hòm hom
Đã làm ngây ngất cánh đàn ông
Đứng bên miệng hố nhìn xuống hố
Mắt thèm nhưng sức đã già tom.
Quân tử gật gù đứng lom khom
Tai to mặt lớn cũng ghé nhòm
Khi thấy le te con cá diếc
Phau phau trắng nõn lại thèm thòm.
Một lũ lăng xăng đến dở dom
Chạy đi chạy lại vẻ lon ton
Khi thấy cỏ gà bờ lau lách
Cũng xuýt xoa rằng nó hỏn hon.
Chốn ấy đào nguyên suối đã thông
Xin mời quân tử xuống khai dòng
Chỉ mong quân tử đừng lên mặt
Chớ có bày trò tạo hóa công!
Praha, Séc, Đêm 26-8-2001
Đức Vượng (Cử nhân Ngữ văn)
-----------------------------
Lời Tác giả: Tại châu Âu, tôi thấy có một số người Việt Nam đọc thơ của Hồ Xuân Hương. Họ đọc trong những buổi bình thơ và trong những lúc ngồi bán hàng vắng khách.
Riêng tôi cũng đã nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương một cách nghiêm túc. Sự nghiêm túc này đã thể hiện trong bài thơ của tôi: Đêm Praha - Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương. Phỏng theo kiểu thơ Hồ Xuân Hương mà tôi viết ra bài thơ này.
Hồ Xuân Hương sinh năm nào, chưa xác định được. Nhưng có thể Bà sinh vào cuối triều Tây Sơn, đầu triều Nguyễn, tức là vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Nhà nghiên cứu và thầy giáo Nguyễn Lộc cho rằng, Bà quê Nghệ An, nhưng sống ở Hải Dương, có thời gian sống ở vùng Tây Hồ, Thăng Long thành,...Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ danh tiếng của Việt Nam, với đường nét thơ mang sắc thái riêng biệt rõ rệt. Thơ của Bà chủ yếu viết bằng chữ nôm, có một số bài viết bằng chữ Hán. Sáng tác của Bà chủ yếu nêu số phận riêng tư của người phụ nữ gắn với sự bất công xã hội. Bà rất thông cảm với nỗi đau khổ, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bà ý thức rất rõ giá trị và vai trò của người phụ nữ. Họ đẹp cả về “dung, công, ngôn, hạnh” và tài năng. Có điều là xã hội đương thời xem thường vai trò của họ, không chấp nhận họ, nên họ không phát huy được phẩm chất và tài năng của mình. Bà tha thiết có một tổ ấm gia đình, nhưng số phận lại long đong, hết làm lẽ người này, lại đi làm lẽ người khác. Bà rất buồn vì những người đàn ông đến với Bà, thường không phải là những hạng đàn ông đích thực, mà người thì nói ngọng, người thì già nua, “hết hơi”, “thở gấp” khi lên giường, người thì keo kiệt, bủn xỉn, người thì thiếu văn hóa,... Những người này đã được Bà phản ánh một cách khôi hài, châm biếm vào thơ.
Nghệ thuật trình diễn thơ của Hồ Xuân Hương hết sức độc đáo. Viết theo lối úp úp, mở mở, tưởng là trong, nhưng hóa ra lại là đục, bảo là đục, nhưng lại là trong. Nghệ thuật đả kích cánh đàn ông hiếu sắc đã bị Bà giáng một đòn đau điếng trong thơ. Âm thanh, màu sắc trong thơ đều gắn với hồn thơ trào phúng.
Thơ Hồ Xuân Hương là thơ mang nặng thân phận cuộc đời người phụ nữ và thân phận đó đã được thể hiện trong những vần thơ ai oán.
Chao ôi độc đáo giữa thời thường
Tình đời chát chúa trong ngôn sắc
Lồ lộ mà đâu có buông tuồng.
Xuân phát tình tràn mối tơ vương
Đàn bà có mấy bậc văn chương
Xuân Hương là chất đời sâu thẳm
Phơi cái hồng nhan với nước non.
Chỉ một lỗ thôi hỏm hòm hom
Đã làm ngây ngất cánh đàn ông
Đứng bên miệng hố nhìn xuống hố
Mắt thèm nhưng sức đã già tom.
Quân tử gật gù đứng lom khom
Tai to mặt lớn cũng ghé nhòm
Khi thấy le te con cá diếc
Phau phau trắng nõn lại thèm thòm.
Một lũ lăng xăng đến dở dom
Chạy đi chạy lại vẻ lon ton
Khi thấy cỏ gà bờ lau lách
Cũng xuýt xoa rằng nó hỏn hon.
Chốn ấy đào nguyên suối đã thông
Xin mời quân tử xuống khai dòng
Chỉ mong quân tử đừng lên mặt
Chớ có bày trò tạo hóa công!
Praha, Séc, Đêm 26-8-2001
Đức Vượng (Cử nhân Ngữ văn)
-----------------------------
Lời Tác giả: Tại châu Âu, tôi thấy có một số người Việt Nam đọc thơ của Hồ Xuân Hương. Họ đọc trong những buổi bình thơ và trong những lúc ngồi bán hàng vắng khách.
Riêng tôi cũng đã nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương một cách nghiêm túc. Sự nghiêm túc này đã thể hiện trong bài thơ của tôi: Đêm Praha - Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương. Phỏng theo kiểu thơ Hồ Xuân Hương mà tôi viết ra bài thơ này.
Hồ Xuân Hương sinh năm nào, chưa xác định được. Nhưng có thể Bà sinh vào cuối triều Tây Sơn, đầu triều Nguyễn, tức là vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Nhà nghiên cứu và thầy giáo Nguyễn Lộc cho rằng, Bà quê Nghệ An, nhưng sống ở Hải Dương, có thời gian sống ở vùng Tây Hồ, Thăng Long thành,...Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ danh tiếng của Việt Nam, với đường nét thơ mang sắc thái riêng biệt rõ rệt. Thơ của Bà chủ yếu viết bằng chữ nôm, có một số bài viết bằng chữ Hán. Sáng tác của Bà chủ yếu nêu số phận riêng tư của người phụ nữ gắn với sự bất công xã hội. Bà rất thông cảm với nỗi đau khổ, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bà ý thức rất rõ giá trị và vai trò của người phụ nữ. Họ đẹp cả về “dung, công, ngôn, hạnh” và tài năng. Có điều là xã hội đương thời xem thường vai trò của họ, không chấp nhận họ, nên họ không phát huy được phẩm chất và tài năng của mình. Bà tha thiết có một tổ ấm gia đình, nhưng số phận lại long đong, hết làm lẽ người này, lại đi làm lẽ người khác. Bà rất buồn vì những người đàn ông đến với Bà, thường không phải là những hạng đàn ông đích thực, mà người thì nói ngọng, người thì già nua, “hết hơi”, “thở gấp” khi lên giường, người thì keo kiệt, bủn xỉn, người thì thiếu văn hóa,... Những người này đã được Bà phản ánh một cách khôi hài, châm biếm vào thơ.
Nghệ thuật trình diễn thơ của Hồ Xuân Hương hết sức độc đáo. Viết theo lối úp úp, mở mở, tưởng là trong, nhưng hóa ra lại là đục, bảo là đục, nhưng lại là trong. Nghệ thuật đả kích cánh đàn ông hiếu sắc đã bị Bà giáng một đòn đau điếng trong thơ. Âm thanh, màu sắc trong thơ đều gắn với hồn thơ trào phúng.
Thơ Hồ Xuân Hương là thơ mang nặng thân phận cuộc đời người phụ nữ và thân phận đó đã được thể hiện trong những vần thơ ai oán.