NHÀ CÁCH MẠNG BẠCH THÀNH PHONG MỘT TRĂM NĂM TUỔI - TRỌN ĐỜI LÀM CÁCH MẠNG
Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình thăm hỏi sức khỏe đồng chí Bạch Thành Phong
PGS,TS Đàm Đức Vượng
Tôi nghiên cứu về Nhà cách mạng Bạch Thành Phong ngay từ những ngày công tác tại Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (năm 1976). Tôi xin phép gọi Bạch Thành Phong là Cụ, vì đến năm 2016, Cụ đã bước vào tuổi 100. Tôi rất ngưỡng mộ Cụ vì những hoạt động cách mạng của Cụ trong những ngày vô cùng gian khổ, nằm ngay họng súng của thực dân, đế quốc và trải qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc chống ngoại xâm. Tôi cũng được Thiếu tướng Bạch Thành Định, Phó Giám đốc Sở Công an Hà Nội, con trai cụ Bạch Thành Phong, cung cấp nhiều tư liệu quý về Cụ, nên bộ hồ sơ tư liệu về Cụ cũng khá đầy đủ.
Ngày 1-2-2016, tôi đến thăm cụ Bạch Thành Phong nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Cụ. Tôi không ngờ một vị nguyên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây, nguyên Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tây, lại ở trong một căn nhà nhỏ bé đến thế, phòng 101, nhà B8B, khu tập thể Kim Liên, Hà Nội. Có lẽ cả đời Cụ chỉ biết cống hiến cho cách mạng mà không hề nghĩ đến quyền lợi cá nhân mà Cụ được hưởng theo chế độ, nên mới phải chịu ở một căn nhà "khiêm tốn" như vậy. Cụ nằm trên giường tiếp chúng tôi, sau đó, anh Trung, con trai trưởng của Cụ vực Cụ dậy ngồi ghế chụp ảnh cùng chúng tôi. Lúc này, tôi thấy sức của Cụ đã yếu nhiều, nhưng qua tiếp xúc, tinh thần, đầu óc của Cụ vẫn còn sáng suốt.
Trong những tháng năm công tác tại các cơ quan trung ương của Đảng, tôi vinh dự được gặp, làm việc với các nhà cách mạng Việt Nam: Trường Chinh (Đặng Xuân Khu), Nguyên Văn Linh (Nguyễn Văn Cúc, Nguyễn Đức Cúc), Phạm Văn Đồng (Tô), Võ Nguyên Giáp (Dương Hoài Nam), Hoàng Quốc Việt (Hạ Bá Cang), Trịnh Đình Cửu (Lê Đình), Lê Văn Lương (Nguyễn Công Miều), Lê Đức Thọ (Phan Đình Khải), Hoàng Tùng (Trần Khánh Thọ), Đặng Việt Châu, Trần Quang Huy (Võ Viết Huề), Khuất Duy Tiễn (Minh Tranh), Bạch Thành Phong (Bạch Văn Điềm) và gia đình các nhà cách mạng thời kỳ tiền bối... Tôi cũng đã là thành viên Thư ký Tổ ghi Hồi tưởng của Tổng Bí thư Trường Chinh. Rất tiếc là cuốn "Hồi tưởng" chưa hoàn thành, thì Tổng Bí thư Trường Chinh đột ngột qua đời, nên không xuất bản. Tôi cũng đã ghi Hồi ký "Con đường theo Bác" (sau này tái bản lấy tên là "Đường Bác Hồ chúng ta đi") của cụ Hoàng Quốc Việt; là Thư ký đầu tiên một đề tài cấp nhà nước "Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam" do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ nhiệm. Tôi đã viết rất nhiều sách và bài nghiên cứu về Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng Việt Nam thời kỳ tiền bối. Việc làm này là sự nghiệp của cả cuộc đời tôi. Tôi coi đó là niềm vinh dự và tự hào.
Với cụ Bạch Thành Phong và cụ Bà Nguyễn Thị Thái Bảo (phu nhân cụ Bạch Thành Phong), tôi cũng đã được vinh dự tiếp xúc và làm việc với các cụ đó một số lần.
Ngày 29-9-1936, cụ Trường Chinh, sau 6 năm ngồi trong ngục tù của thực dân, được ra tù, do kết quả của cuộc đấu tranh của nhân dân ta đòi ân xá chính trị phạm và cũng là kết quả của cuộc đấu tranh của Mặt trận nhân dân Pháp đòi thả tù chính trị ở Đông Dương. Ra tù, cụ Trường Chinh được phân công làm báo Lơ Travai (Le Travail), một tờ báo cách mạng bằng tiếng Pháp duy nhất lúc đó, xuất bản công khai.
Tháng 7-1937, Xứ ủy Bắc Kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương chính thực được thành lập do Nguyễn Văn Cừ làm Bí thư. Trường Chinh tham gia Xứ ủy, được phân công tiếp tục nhiệm vụ hoạt động công khai và nửa hợp pháp trên mặt trận văn hóa, báo chí, đồng thời, làm một số công việc bí mật của Xứ ủy, trong đó, có công tác vận động quần chúng đi làm cách mạng và công tác xây dựng Đảng, phát triển đảng viên; trực tiếp làm Giám đốc Chính trị các tờ báo "Tin tức" và "Đời nay", Cơ quan ngôn luận của Xứ ủy Bắc Kỳ.
Cụ Bạch Thành Phong được tiếp xúc với cụ Trường Chinh và các vị trong Xứ ủy Bắc Kỳ trong hoàn cảnh này và rất hăng hái hoạt động cách mạng. Đảng giao bất kỳ công việc gì, kể cả công tác Đảng, công tác giao thông liên lạc, công tác vận động quần chúng, Cụ cũng đều làm tròn nhiệm vụ. Qua những lần làm việc với các cụ Trường Chinh (Đặng Xuân Khu), Hoàng Quốc Việt (Hạ Bá Cang) và Hoàng Tùng (Trần Khánh Thọ), tôi đã thấy các vị đó nhắc nhiều đến cụ Bạch Thành Phong với tình cảm chân thành, một chiến sĩ cộng sản kiên cường, hết lòng vì việc nước, việc dân.
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 họp từ ngày 11 đến ngày 19-5-1941, tại Cao Bằng, dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đại diện Quốc tế Cộng sản. Đây là lần đầu tiên, cụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì một hội nghị Trung ương ở trong nước sau khi ở nước ngoài về. Dự Hội nghị Trung ương lần này, có các vị: Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt,...Nghị quyết của Hội nghị thể hiện sự chuyển hướng chiến lược từ đấu tranh giai cấp sang đấu tranh giải phóng dân tộc, đặt vấn đề giai cấp nằm trong vấn đề dân tộc. Trung ương nhận định rằng, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc thì quyền lợi của giai cấp vạn năm cũng không giành lại được. Nghị quyết viết: "Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi giải phóng của toàn thể dân tộc". Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh vào ngày 19-5-1941, lấy cờ đỏ có ngôi sao vàng 5 cánh làm huy hiệu. Mặt trận Việt Minh ra đời nhằm mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân chống xâm lược, giải phóng dân tộc. Hội nghị nhấn mạnh đến việc đẩy mạnh công tác Đảng và công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là phải củng cố các tổ chức đảng, đào tạo, nhất là các tổ chức đảng yếu kém; bố trí cán bộ sao cho phù hợp với môi trường hoạt động tại các vùng miền, địa phương.
Sau Hội nghị Trung ương này, cụ Bạch Thành Phong được điều về làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông. Cụ giữ trọng trách này từ năm 1941 đến năm 1942. Trong thời gian làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông, Cụ đã ra sức củng cố các chi bộ đảng; mở các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho những đảng viên để nâng cao và cho những quần chúng ưu tú, giao công tác cho họ và qua thử thách đấu tranh cách mạng, chọn ra những người ưu tú để kết nạp họ vào Đảng. Cụ làm công tác này một cách kiên trì, nhân mối, kết hợp giữa củng cố tổ chức đảng với việc củng cố các tổ chức quần chúng yêu nước và cách mạng, góp phần tích cực vào việc xây dựng Đảng bộ Hà Đông vững mạnh và phát triển.
Làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông đến cuối năm 1942, cụ Bạch Thành Phong được điều về làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Khi về làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, cụ Bạch Thành Phong có một số thuận lợi: Đảng đã có chính sách mới. Số là sau Hội nghị Trung ương 8, tháng 5-1941, Đảng triệu tập Hội nghị cán bộ, họp ở Tiên Du, Bắc Ninh. Dự Hội nghị có các vị bí thư tỉnh ủy, trong đó, có Bạch Thành Phong, cán bộ các ngành ở Trung ương (tuyên truyền, công vận, tài chính, báo chí,...). Tổng Bí thư Trường Chinh đã phổ biến Nghị quyết của Hội nghị Trung ương. Sau đó, ngày 23-9-1941, Tổng Bí thư Trường Chinh viết bài "Chính sách mới của Đảng", gồm 5 phần: (1) Tình thế đã biến đổi. (2) Những vấn đề cơ bản của chính sách mới. (3) Sửa soạn vũ trang khởi nghĩa. (4)Thực hiện Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế và lãnh đạo Mặt trận. (5) Làm thế nào để thực hành Nghị quyết của Trung ương.
Tiếp đó, trong các ngày 25,26,27-9-1941, diễn ra Hội nghị cán bộ toàn xứ Bắc Kỳ, tại làng Dương Húc, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, để nghe Tổng Bí thư Trường Chinh phổ biến và các đại biểu thảo luận toàn bộ nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 5-1941. Theo cụ Hoàng Tùng, cụ Bạch Thành Phong cũng dự Hội nghị này. Hội nghị đã thảo luận và nghị quyết 14 vấn đề: (1) Củng cố nội bộ. (2) Thực hiện mặt trận thống nhất phản đế. (3) Gây phong trào cứu quốc (4) Gây phong trào ủng hộ Liên Xô. (5) Phương pháp chống việt gian (6) Đấu tranh chống khủng bố. (7) Phương pháp đấu tranh trong hoàn cảnh hiện tại. (8) Vấn đề tuyên truyền và huấn luyện. (9) Vấn đề tổ chức các đội tự vệ và các tiểu tổ du kích. (10) Công tác cán bộ. (11). Vấn đề các giới. (12) Ủng hộ Bắc Sơn. (13) Phương pháp thực hiện nghị quyết và thực hiện sự củ soát (tức là kiểm soát). (14) Vấn đề tài chính của Đảng.
Từ ngày 25 đến ngày 28-2-1943, tại thôn Võng La, Đông Anh, Phúc Yên, diễn ra Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng với sự tham gia của các vị Ủy viên Thường vụ Trung ương: Trường Chinh (Tổng Bí thư), Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt. Tại Hội nghị này, Đề cương Văn hóa Việt Nam với việc xây dựng nền văn hóa cách mạng theo tinh thần "dân tộc – khoa học - đại chúng" đã được thông qua.
Ngoài ra, trong lúc này, báo "Cờ giải phóng" của Trung ương Đảng do Tổng Bí thư Trường Chinh trực tiếp phụ trách đã ra được 16 số (tính từ số 1 ra ngày 10-10-1942), đã trở thành tài liệu học tập thiết thực cho nhiều cán bộ chủ chốt của Đảng, trong đó có Bạch Thành Phong.
Cụ Bạch Thành Phong về làm Bí thư Thành ủy Hà Nội đã quán triệt tinh thần những nghị quyết trên của Đảng. Sinh thời, cụ Hoàng Tùng nhiều lần kể rằng, đồng chí Bạch Thành Phong là người sống chân chất, thực thà, lăn lộn với quần chúng, đồng cam cộng khổ với quần chúng, gây dựng phong trào. Khi về làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, tuy trong thời gian ngắn (khoảng 3 tháng), nhưng đồng chí rất chú trọng xây dựng các cơ sở cách mạng của quần chúng và các tổ chức đảng. Đồng chí rất chú trọng xây dựng phong trào cách mạng trong các xí nghiệp và nông thôn ngoại thành Hà Nội với phương châm "đi vào xí nghiệp, nông thôn, chiếm lấy xí nghiệp và làm chủ nông thôn", mở rộng chi bộ xí nghiệp hiện có và tổ chức những chi bộ xí nghiệp mới và chi bộ nông thôn ngoại thành Hà Nội; huấn luyện, đào tạo cán bộ công vận và cán bộ các cơ sở cách mạng ở nông thôn ngoại thành Hà Nội. Đặc biệt, đồng chí rất chú trọng đến công tác tổ chức của Đảng, làm sao cho Đảng xứng đáng là một đội tiên phong có tổ chức của giai cấp công nhân; làm cho Đảng thành một đảng thật quần chúng, cơ sở vững vàng trong quần chúng. Muốn vậy, phải củng cố và mở rộng cơ sở của Đảng, củng cố các chi bộ đảng và tổ "tam tam" (ba đảng viên) hoạt động chui sâu trong lòng địch, thống nhất tổ chức Đảng, tổ chức Đảng đoàn trong các đoàn thể cứu quốc. Phương pháp công tác của đồng chí Bạch Thành Phong là tổ chức Đảng cần phải chặt chẽ và nghiêm ngặt, nhưng đối với các tổ chức quần chúng thì cần phải rộng rãi và nhẹ nhàng.
Cụ Bạch Thành Phong mang tinh thần nghị quyết Trung ương Đảng để phổ biến cho đảng viên và quần chúng ở Hà Nội là phải sửa soạn khởi nghĩa vũ trang. Đảng phải nghiên cứu những hình thức đấu tranh vũ trang, những hình thức tổ chức của một cuộc khởi nghĩa vũ trang; nghiên cứu những "hình thức quá độ" để bước lên thành lập tổ chức chính quyền của nhân dân. Những hình thức quá độ ấy có thể là những ủy ban công nhân cách mạng, ủy ban nông dân cách mạng,...
Từ tháng 1-1943 đến tháng 10-1944, cụ Bạch Thành Phong được Tổng Bí thư Trường Chinh giao nhiệm vụ phụ trách Đội Công tác của Trung ương cùng với Nguyễn Trọng Tỉnh và các vị trong Ban công tác Đội là Trần Độ, Lê Đình Thiệp và hai phụ nữ là Sáu và Hải Ninh. Các vị này đã được Tổng Bí thư Trường Chinh và các Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt rất tin tưởng và giao nhiệm vụ. Nhiệm vụ của Đội Công tác là tuyên truyền và giác ngộ cách mạng, chủ động xây dựng cơ sở cho Trung ương hình thành nên An Toàn Khu (ATK) dọc theo hữu ngạn, tả ngạn sông Hồng, nối liền với chiến khu Việt Bắc, Tây Bắc; đối phó với âm mưu khủng bố gắt gao của mật thám lùng bắt các đồng chí Trung ương, Xứ ủy; bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ ủy và các đồng chí Trung ương đối với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho Cách mạng tháng Tám năm 1945. Họ đã xây dựng được hàng loạt các tổ chức cơ sở (địa chỉ đỏ) như Bà Hai Vẽ Thượng Cát, Võng La, Hải Bối, Cổ Loa (Đông Anh), Nhật Tân, Phúc Xá, Lương Yên, Đông Mỹ (Thanh Trì). Cụ Hoàng Tùng kể lại là có lần cụ Lê Đức Thọ đã nói: "Nếu không có ATK bảo vệ các đồng chí lãnh đạo của Đảng thì không có Cách mạng tháng Tám".
Tháng 10-1944, cụ Bạch Thành Phong tham gia Ban Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, được Tổng Bí Thư Trường Chinh giao nhiệm vụ phụ trách các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hà Nam.
Ngày 10-11-1944, cụ Bạch Thành Phong bị mật thám Pháp bắt ở Nam Định. Biết Cụ là cán bộ cao cấp của Xứ ủy, Chánh, Phó Sở Mật thám Pháp ở Nam Định là Phơtô và Bácca đã trực tiếp dùng dùi cui, dây điện,... tra tấn dã man suốt 5 ngày với mỗi ngày 2-3 trận đòn, nhưng không khai thác được gì ở Cụ. Mật thám Pháp đưa Cụ về Sở Mật thám Bắc Bộ (nay là Sở Công an Hà Nội). Tại đây, Chánh mật thám Laneem đã tra tấn Cụ 14 trận, trong đó, có những hình thức rất dã man như nắm tóc, dìm nước, giẫm chân lên bụng, treo 2 tay lên đánh,... Chiến sĩ cộng sản Bạch Thành Phong vẫn trơ như đá, vững như đồng, kiên quyết bảo vệ các cơ sở cách mạng và các nhà lãnh đạo cách mạng.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Cụ được ra tù. Mặc dù sức khỏe giảm sút, nhưng Cụ vẫn tham gia ngay vào phong trào cách mạng sục sôi lức bấy giờ, tiếp tục tham gia vào Ban Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ.
Sau Hội nghị Trung ương mở rộng từ ngày 15 đến ngày 20-4-1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ họp tại nhà ông Ngô Văn Đông (Lý Đông) ở thôn Liễu Ngạn, xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh, với sự tham gia của các vị: Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Văn Trân, Chu Văn Tấn, Cao Hồng Lãnh, Bạch Thành Phong… Hội nghị bàn việc triển khai Chỉ thị của Thường vụ Trung ương: "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”; đồng thời, chuẩn bị phát động tổng khởi nghĩa. Hội nghị quyết định xây dựng 7 chiến khu trong cả nước: Bắc Kỳ 4 chiến khu, Trung Kỳ 2 chiến khu, Nam Kỳ 1 chiến khu. Hội nghị cũng cử ra Ủy ban Quân sự Bắc Kỳ để chỉ huy các chiến khu miền Bắc Đông Dương và hỗ trợ cho toàn quốc. Sau hội nghị này, đồng chí Bạch Thành Phong được giao nhiệm vụ phụ trách Đặc biệt Khu của Xứ ủy Bắc Kỳ; tham gia khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Tiếp đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược…Tháng 10-1946, đồng chí Bạch Thành Phong gia nhập quân đội, trực tiếp làm Chính ủy Tiểu đoàn 101 (tiền thân của Trung đoàn Thủ đô), được giao nhiệm vụ bảo vệ Bắc Bộ Phủ, nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ. Toàn quốc kháng chiến, quân Pháp đánh vào Hà Nội. Với quyết tâm cao, quân và dân một lòng, kiên quyết giữ vững phong trào cách mạng ở Thủ đô, đã góp phần bảo vệ Thủ đô trong những ngày đầu kháng chiến.
Với việc giữ vững khí tiết cách mạng trong lao tù và thành tích này, cụ Bạch Thành Phong là 1 trong 2 người được tuyên dương và ngồi ghế danh dự tại Hội nghị miền Bắc Đông Dương năm 1948.
Sau khi làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông, Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Bạch Thành Phong còn giữ nhiều trọng trách của Đảng giao cho như Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam (lần thứ nhất và lần thứ hai), Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây (1961-1965), Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây (Phụ trách công tác dân vận của Tỉnh ủy Hà Tây (1969-1974), Hiệu trưởng Trương Cao đẳng kiểm sát,...
Những người biết rõ hoạt động của cụ Bạch Thành Phong giai đoạn trước, trong và sau Cách mạng tháng Tám là Tổng Bí thư Trường Chinh, Ủy viên Thường vụ Trung ương Hoàng Quốc Việt, nhất là cụ Hoàng Tùng. Tiếc rằng, các vị đó đã mất cả, nên không khai thác được gì thêm về cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ Bạch Thành Phong. Trong điều kiện hoạt động bí mật, Đảng chưa giành được chính quyền, vấn đề bổ nhiệm một đồng chí lên cương vị công tác hoặc kết nạp đảng viên mới, nhiều khi chỉ "nói mồm", hẹn gặp nhau đến một chỗ vắng nào đó, rồi đồng chí phụ trách tuyên bố: "Từ giờ phút này, đồng chí giữ chức Bí thư...", hoặc: "Từ giờ phút này, tôi xin tuyên bố đồng chí... là đảng viên của Đảng"..., chứ làm gì có nghị quyết, quyết nghị như bây giờ. Tài liệu thành văn còn lưu trữ lại cũng rất ít. Có khi phải sử dụng tài liệu của mật thám Pháp, qua đó mà xác định hoạt động của các chiến sĩ cách mạng thời kỳ tiền bối. Vì vậy, việc xác minh chức vụ, xác định là đảng viên gặp nhiều khó khăn, phần lớn là dựa vào các tập hồi ký, lời kể của chính đương sự và của những người biết sự việc đó.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ Bạch Thành Phong là cuộc đời của sự chịu đựng gian khổ, vượt qua những tình huống nghiệt ngã trước sự vây ráp, lùng sục của mật thám địch để thoát ra sự vây ráp, lùng sục, tiếp tục hoạt động cách mạng.
Cụ Bạch Thành Phong từng trải qua nhiều cương vị công tác, trên bất kỳ cương vị công tác nào, Cụ cũng đều làm đến nơi đến chốn. Đảng giao bất kỳ công tác nào, Cụ cũng nhận làm dù phải đi vào vùng "nước sâu, lửa nóng" và làm hết sức mình vì sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Cụ Bạch Thành Phong là người sống trong lòng quần chúng, gần dân, thân dân, ra sức bảo vệ dân, phát triển Đảng trong dân, nên được dân tin tưởng, yêu mến, đùm bọc, chở che.
Cụ Bạch Thành Phong là người sống rất có bản lĩnh, đạo đức, nhân cách của một chính khách cách mạng chuyên nghiệp. Tình cảm gia đình của Cụ cũng rất trong sáng, thủy chung. Phu nhân của Cụ là cụ bà Nguyễn Thị Thái Bảo, một cán bộ lão thành cách mạng, một người bạn, người đồng chí cùng hoạt động cách mạng; có thời gian đã từng làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Hai người đã gắn bó cùng nhau suốt đời, cùng hoạt động cách mạng, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, đã trở thành "cặp uyên ương cách mạng". Hai Cụ đã có 5 người con (4 trai, 1 gái), có 10 cháu và 6 chắt. Tất cả các con trai, con gái, con dâu, con rể đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; trong đó, có 1 người là Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân, 1 người là Thiếu tướng, Phó Giám đốc Sở Công an Hà Nội. Trong gia đình cách mạng đó, cụ Bạch Thành Phong là một người ông, người cha, người chồng mẫu mực.
Năm 2016, cụ Bạch Thành Phong bước vào tuổi 100 và vào hồi 7 giờ 15 phút ngày 11-11- 2016, Cụ đã nhắm mắt xuôi tay, về nơi vĩnh hằng. Kính chúc Cụ yên nghỉ trong giấc nghìn thu!
Xin có mấy vần thơ kính tặng Cụ:
KÍNH GỬI CỤ BẠCH THÀNH PHONG
Nhà cách mạng Bạch Thành Phong
Trăm năm hoạt động sáng trong tuyệt trần.
Nhớ ngày bão táp gian truân
Bí thư Hà Nội muôn lần khó khăn.
Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây
Rồi Hà Nam với Hà Đông bao ngày.
Ngọt bùi xen với đắng cay
Nằm gai nếm mật xưa nay đã từng.
Một lòng một dạ kiên trung
Tình Dân tình Đảng bập bùng lửa tim.
Sóng to bảy nổi ba chìm
Vẫn xông vào cuộc không kìm bước chân.
Con đường giải phóng đến gần
Cuốn phăng đế quốc thực dân đi rồi.
Tấm gương cách mạng sáng ngời
Bạch Thành Phong để cho đời noi theo!
Hà Nội, ngày 13-11-2016
Đức Vượng
(Cử nhân ngữ văn)
PGS,TS Đàm Đức Vượng
Tôi nghiên cứu về Nhà cách mạng Bạch Thành Phong ngay từ những ngày công tác tại Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (năm 1976). Tôi xin phép gọi Bạch Thành Phong là Cụ, vì đến năm 2016, Cụ đã bước vào tuổi 100. Tôi rất ngưỡng mộ Cụ vì những hoạt động cách mạng của Cụ trong những ngày vô cùng gian khổ, nằm ngay họng súng của thực dân, đế quốc và trải qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc chống ngoại xâm. Tôi cũng được Thiếu tướng Bạch Thành Định, Phó Giám đốc Sở Công an Hà Nội, con trai cụ Bạch Thành Phong, cung cấp nhiều tư liệu quý về Cụ, nên bộ hồ sơ tư liệu về Cụ cũng khá đầy đủ.
Ngày 1-2-2016, tôi đến thăm cụ Bạch Thành Phong nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Cụ. Tôi không ngờ một vị nguyên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây, nguyên Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tây, lại ở trong một căn nhà nhỏ bé đến thế, phòng 101, nhà B8B, khu tập thể Kim Liên, Hà Nội. Có lẽ cả đời Cụ chỉ biết cống hiến cho cách mạng mà không hề nghĩ đến quyền lợi cá nhân mà Cụ được hưởng theo chế độ, nên mới phải chịu ở một căn nhà "khiêm tốn" như vậy. Cụ nằm trên giường tiếp chúng tôi, sau đó, anh Trung, con trai trưởng của Cụ vực Cụ dậy ngồi ghế chụp ảnh cùng chúng tôi. Lúc này, tôi thấy sức của Cụ đã yếu nhiều, nhưng qua tiếp xúc, tinh thần, đầu óc của Cụ vẫn còn sáng suốt.
Trong những tháng năm công tác tại các cơ quan trung ương của Đảng, tôi vinh dự được gặp, làm việc với các nhà cách mạng Việt Nam: Trường Chinh (Đặng Xuân Khu), Nguyên Văn Linh (Nguyễn Văn Cúc, Nguyễn Đức Cúc), Phạm Văn Đồng (Tô), Võ Nguyên Giáp (Dương Hoài Nam), Hoàng Quốc Việt (Hạ Bá Cang), Trịnh Đình Cửu (Lê Đình), Lê Văn Lương (Nguyễn Công Miều), Lê Đức Thọ (Phan Đình Khải), Hoàng Tùng (Trần Khánh Thọ), Đặng Việt Châu, Trần Quang Huy (Võ Viết Huề), Khuất Duy Tiễn (Minh Tranh), Bạch Thành Phong (Bạch Văn Điềm) và gia đình các nhà cách mạng thời kỳ tiền bối... Tôi cũng đã là thành viên Thư ký Tổ ghi Hồi tưởng của Tổng Bí thư Trường Chinh. Rất tiếc là cuốn "Hồi tưởng" chưa hoàn thành, thì Tổng Bí thư Trường Chinh đột ngột qua đời, nên không xuất bản. Tôi cũng đã ghi Hồi ký "Con đường theo Bác" (sau này tái bản lấy tên là "Đường Bác Hồ chúng ta đi") của cụ Hoàng Quốc Việt; là Thư ký đầu tiên một đề tài cấp nhà nước "Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam" do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ nhiệm. Tôi đã viết rất nhiều sách và bài nghiên cứu về Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng Việt Nam thời kỳ tiền bối. Việc làm này là sự nghiệp của cả cuộc đời tôi. Tôi coi đó là niềm vinh dự và tự hào.
Với cụ Bạch Thành Phong và cụ Bà Nguyễn Thị Thái Bảo (phu nhân cụ Bạch Thành Phong), tôi cũng đã được vinh dự tiếp xúc và làm việc với các cụ đó một số lần.
- Cụ Bạch Thành Phong (tên khai sinh là Bạch Văn Điềm, bí danh Cương Chấn), sinh năm 1916 (vì không nhớ ngày, tháng sinh, nên Cụ vẫn lấy ngày 3-2 làm ngày sinh của mình), quê quán xã Văn La, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội). Cụ hoạt động cách mạng từ thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939).Tháng 1-1939, Cụ được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Ngày 29-9-1936, cụ Trường Chinh, sau 6 năm ngồi trong ngục tù của thực dân, được ra tù, do kết quả của cuộc đấu tranh của nhân dân ta đòi ân xá chính trị phạm và cũng là kết quả của cuộc đấu tranh của Mặt trận nhân dân Pháp đòi thả tù chính trị ở Đông Dương. Ra tù, cụ Trường Chinh được phân công làm báo Lơ Travai (Le Travail), một tờ báo cách mạng bằng tiếng Pháp duy nhất lúc đó, xuất bản công khai.
Tháng 7-1937, Xứ ủy Bắc Kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương chính thực được thành lập do Nguyễn Văn Cừ làm Bí thư. Trường Chinh tham gia Xứ ủy, được phân công tiếp tục nhiệm vụ hoạt động công khai và nửa hợp pháp trên mặt trận văn hóa, báo chí, đồng thời, làm một số công việc bí mật của Xứ ủy, trong đó, có công tác vận động quần chúng đi làm cách mạng và công tác xây dựng Đảng, phát triển đảng viên; trực tiếp làm Giám đốc Chính trị các tờ báo "Tin tức" và "Đời nay", Cơ quan ngôn luận của Xứ ủy Bắc Kỳ.
Cụ Bạch Thành Phong được tiếp xúc với cụ Trường Chinh và các vị trong Xứ ủy Bắc Kỳ trong hoàn cảnh này và rất hăng hái hoạt động cách mạng. Đảng giao bất kỳ công việc gì, kể cả công tác Đảng, công tác giao thông liên lạc, công tác vận động quần chúng, Cụ cũng đều làm tròn nhiệm vụ. Qua những lần làm việc với các cụ Trường Chinh (Đặng Xuân Khu), Hoàng Quốc Việt (Hạ Bá Cang) và Hoàng Tùng (Trần Khánh Thọ), tôi đã thấy các vị đó nhắc nhiều đến cụ Bạch Thành Phong với tình cảm chân thành, một chiến sĩ cộng sản kiên cường, hết lòng vì việc nước, việc dân.
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 họp từ ngày 11 đến ngày 19-5-1941, tại Cao Bằng, dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đại diện Quốc tế Cộng sản. Đây là lần đầu tiên, cụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì một hội nghị Trung ương ở trong nước sau khi ở nước ngoài về. Dự Hội nghị Trung ương lần này, có các vị: Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt,...Nghị quyết của Hội nghị thể hiện sự chuyển hướng chiến lược từ đấu tranh giai cấp sang đấu tranh giải phóng dân tộc, đặt vấn đề giai cấp nằm trong vấn đề dân tộc. Trung ương nhận định rằng, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc thì quyền lợi của giai cấp vạn năm cũng không giành lại được. Nghị quyết viết: "Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi giải phóng của toàn thể dân tộc". Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh vào ngày 19-5-1941, lấy cờ đỏ có ngôi sao vàng 5 cánh làm huy hiệu. Mặt trận Việt Minh ra đời nhằm mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân chống xâm lược, giải phóng dân tộc. Hội nghị nhấn mạnh đến việc đẩy mạnh công tác Đảng và công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là phải củng cố các tổ chức đảng, đào tạo, nhất là các tổ chức đảng yếu kém; bố trí cán bộ sao cho phù hợp với môi trường hoạt động tại các vùng miền, địa phương.
Sau Hội nghị Trung ương này, cụ Bạch Thành Phong được điều về làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông. Cụ giữ trọng trách này từ năm 1941 đến năm 1942. Trong thời gian làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông, Cụ đã ra sức củng cố các chi bộ đảng; mở các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho những đảng viên để nâng cao và cho những quần chúng ưu tú, giao công tác cho họ và qua thử thách đấu tranh cách mạng, chọn ra những người ưu tú để kết nạp họ vào Đảng. Cụ làm công tác này một cách kiên trì, nhân mối, kết hợp giữa củng cố tổ chức đảng với việc củng cố các tổ chức quần chúng yêu nước và cách mạng, góp phần tích cực vào việc xây dựng Đảng bộ Hà Đông vững mạnh và phát triển.
Làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông đến cuối năm 1942, cụ Bạch Thành Phong được điều về làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Khi về làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, cụ Bạch Thành Phong có một số thuận lợi: Đảng đã có chính sách mới. Số là sau Hội nghị Trung ương 8, tháng 5-1941, Đảng triệu tập Hội nghị cán bộ, họp ở Tiên Du, Bắc Ninh. Dự Hội nghị có các vị bí thư tỉnh ủy, trong đó, có Bạch Thành Phong, cán bộ các ngành ở Trung ương (tuyên truyền, công vận, tài chính, báo chí,...). Tổng Bí thư Trường Chinh đã phổ biến Nghị quyết của Hội nghị Trung ương. Sau đó, ngày 23-9-1941, Tổng Bí thư Trường Chinh viết bài "Chính sách mới của Đảng", gồm 5 phần: (1) Tình thế đã biến đổi. (2) Những vấn đề cơ bản của chính sách mới. (3) Sửa soạn vũ trang khởi nghĩa. (4)Thực hiện Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế và lãnh đạo Mặt trận. (5) Làm thế nào để thực hành Nghị quyết của Trung ương.
Tiếp đó, trong các ngày 25,26,27-9-1941, diễn ra Hội nghị cán bộ toàn xứ Bắc Kỳ, tại làng Dương Húc, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, để nghe Tổng Bí thư Trường Chinh phổ biến và các đại biểu thảo luận toàn bộ nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 5-1941. Theo cụ Hoàng Tùng, cụ Bạch Thành Phong cũng dự Hội nghị này. Hội nghị đã thảo luận và nghị quyết 14 vấn đề: (1) Củng cố nội bộ. (2) Thực hiện mặt trận thống nhất phản đế. (3) Gây phong trào cứu quốc (4) Gây phong trào ủng hộ Liên Xô. (5) Phương pháp chống việt gian (6) Đấu tranh chống khủng bố. (7) Phương pháp đấu tranh trong hoàn cảnh hiện tại. (8) Vấn đề tuyên truyền và huấn luyện. (9) Vấn đề tổ chức các đội tự vệ và các tiểu tổ du kích. (10) Công tác cán bộ. (11). Vấn đề các giới. (12) Ủng hộ Bắc Sơn. (13) Phương pháp thực hiện nghị quyết và thực hiện sự củ soát (tức là kiểm soát). (14) Vấn đề tài chính của Đảng.
Từ ngày 25 đến ngày 28-2-1943, tại thôn Võng La, Đông Anh, Phúc Yên, diễn ra Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng với sự tham gia của các vị Ủy viên Thường vụ Trung ương: Trường Chinh (Tổng Bí thư), Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt. Tại Hội nghị này, Đề cương Văn hóa Việt Nam với việc xây dựng nền văn hóa cách mạng theo tinh thần "dân tộc – khoa học - đại chúng" đã được thông qua.
Ngoài ra, trong lúc này, báo "Cờ giải phóng" của Trung ương Đảng do Tổng Bí thư Trường Chinh trực tiếp phụ trách đã ra được 16 số (tính từ số 1 ra ngày 10-10-1942), đã trở thành tài liệu học tập thiết thực cho nhiều cán bộ chủ chốt của Đảng, trong đó có Bạch Thành Phong.
Cụ Bạch Thành Phong về làm Bí thư Thành ủy Hà Nội đã quán triệt tinh thần những nghị quyết trên của Đảng. Sinh thời, cụ Hoàng Tùng nhiều lần kể rằng, đồng chí Bạch Thành Phong là người sống chân chất, thực thà, lăn lộn với quần chúng, đồng cam cộng khổ với quần chúng, gây dựng phong trào. Khi về làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, tuy trong thời gian ngắn (khoảng 3 tháng), nhưng đồng chí rất chú trọng xây dựng các cơ sở cách mạng của quần chúng và các tổ chức đảng. Đồng chí rất chú trọng xây dựng phong trào cách mạng trong các xí nghiệp và nông thôn ngoại thành Hà Nội với phương châm "đi vào xí nghiệp, nông thôn, chiếm lấy xí nghiệp và làm chủ nông thôn", mở rộng chi bộ xí nghiệp hiện có và tổ chức những chi bộ xí nghiệp mới và chi bộ nông thôn ngoại thành Hà Nội; huấn luyện, đào tạo cán bộ công vận và cán bộ các cơ sở cách mạng ở nông thôn ngoại thành Hà Nội. Đặc biệt, đồng chí rất chú trọng đến công tác tổ chức của Đảng, làm sao cho Đảng xứng đáng là một đội tiên phong có tổ chức của giai cấp công nhân; làm cho Đảng thành một đảng thật quần chúng, cơ sở vững vàng trong quần chúng. Muốn vậy, phải củng cố và mở rộng cơ sở của Đảng, củng cố các chi bộ đảng và tổ "tam tam" (ba đảng viên) hoạt động chui sâu trong lòng địch, thống nhất tổ chức Đảng, tổ chức Đảng đoàn trong các đoàn thể cứu quốc. Phương pháp công tác của đồng chí Bạch Thành Phong là tổ chức Đảng cần phải chặt chẽ và nghiêm ngặt, nhưng đối với các tổ chức quần chúng thì cần phải rộng rãi và nhẹ nhàng.
Cụ Bạch Thành Phong mang tinh thần nghị quyết Trung ương Đảng để phổ biến cho đảng viên và quần chúng ở Hà Nội là phải sửa soạn khởi nghĩa vũ trang. Đảng phải nghiên cứu những hình thức đấu tranh vũ trang, những hình thức tổ chức của một cuộc khởi nghĩa vũ trang; nghiên cứu những "hình thức quá độ" để bước lên thành lập tổ chức chính quyền của nhân dân. Những hình thức quá độ ấy có thể là những ủy ban công nhân cách mạng, ủy ban nông dân cách mạng,...
Từ tháng 1-1943 đến tháng 10-1944, cụ Bạch Thành Phong được Tổng Bí thư Trường Chinh giao nhiệm vụ phụ trách Đội Công tác của Trung ương cùng với Nguyễn Trọng Tỉnh và các vị trong Ban công tác Đội là Trần Độ, Lê Đình Thiệp và hai phụ nữ là Sáu và Hải Ninh. Các vị này đã được Tổng Bí thư Trường Chinh và các Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt rất tin tưởng và giao nhiệm vụ. Nhiệm vụ của Đội Công tác là tuyên truyền và giác ngộ cách mạng, chủ động xây dựng cơ sở cho Trung ương hình thành nên An Toàn Khu (ATK) dọc theo hữu ngạn, tả ngạn sông Hồng, nối liền với chiến khu Việt Bắc, Tây Bắc; đối phó với âm mưu khủng bố gắt gao của mật thám lùng bắt các đồng chí Trung ương, Xứ ủy; bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ ủy và các đồng chí Trung ương đối với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho Cách mạng tháng Tám năm 1945. Họ đã xây dựng được hàng loạt các tổ chức cơ sở (địa chỉ đỏ) như Bà Hai Vẽ Thượng Cát, Võng La, Hải Bối, Cổ Loa (Đông Anh), Nhật Tân, Phúc Xá, Lương Yên, Đông Mỹ (Thanh Trì). Cụ Hoàng Tùng kể lại là có lần cụ Lê Đức Thọ đã nói: "Nếu không có ATK bảo vệ các đồng chí lãnh đạo của Đảng thì không có Cách mạng tháng Tám".
Tháng 10-1944, cụ Bạch Thành Phong tham gia Ban Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, được Tổng Bí Thư Trường Chinh giao nhiệm vụ phụ trách các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hà Nam.
Ngày 10-11-1944, cụ Bạch Thành Phong bị mật thám Pháp bắt ở Nam Định. Biết Cụ là cán bộ cao cấp của Xứ ủy, Chánh, Phó Sở Mật thám Pháp ở Nam Định là Phơtô và Bácca đã trực tiếp dùng dùi cui, dây điện,... tra tấn dã man suốt 5 ngày với mỗi ngày 2-3 trận đòn, nhưng không khai thác được gì ở Cụ. Mật thám Pháp đưa Cụ về Sở Mật thám Bắc Bộ (nay là Sở Công an Hà Nội). Tại đây, Chánh mật thám Laneem đã tra tấn Cụ 14 trận, trong đó, có những hình thức rất dã man như nắm tóc, dìm nước, giẫm chân lên bụng, treo 2 tay lên đánh,... Chiến sĩ cộng sản Bạch Thành Phong vẫn trơ như đá, vững như đồng, kiên quyết bảo vệ các cơ sở cách mạng và các nhà lãnh đạo cách mạng.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Cụ được ra tù. Mặc dù sức khỏe giảm sút, nhưng Cụ vẫn tham gia ngay vào phong trào cách mạng sục sôi lức bấy giờ, tiếp tục tham gia vào Ban Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ.
Sau Hội nghị Trung ương mở rộng từ ngày 15 đến ngày 20-4-1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ họp tại nhà ông Ngô Văn Đông (Lý Đông) ở thôn Liễu Ngạn, xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh, với sự tham gia của các vị: Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Văn Trân, Chu Văn Tấn, Cao Hồng Lãnh, Bạch Thành Phong… Hội nghị bàn việc triển khai Chỉ thị của Thường vụ Trung ương: "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”; đồng thời, chuẩn bị phát động tổng khởi nghĩa. Hội nghị quyết định xây dựng 7 chiến khu trong cả nước: Bắc Kỳ 4 chiến khu, Trung Kỳ 2 chiến khu, Nam Kỳ 1 chiến khu. Hội nghị cũng cử ra Ủy ban Quân sự Bắc Kỳ để chỉ huy các chiến khu miền Bắc Đông Dương và hỗ trợ cho toàn quốc. Sau hội nghị này, đồng chí Bạch Thành Phong được giao nhiệm vụ phụ trách Đặc biệt Khu của Xứ ủy Bắc Kỳ; tham gia khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Tiếp đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược…Tháng 10-1946, đồng chí Bạch Thành Phong gia nhập quân đội, trực tiếp làm Chính ủy Tiểu đoàn 101 (tiền thân của Trung đoàn Thủ đô), được giao nhiệm vụ bảo vệ Bắc Bộ Phủ, nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ. Toàn quốc kháng chiến, quân Pháp đánh vào Hà Nội. Với quyết tâm cao, quân và dân một lòng, kiên quyết giữ vững phong trào cách mạng ở Thủ đô, đã góp phần bảo vệ Thủ đô trong những ngày đầu kháng chiến.
Với việc giữ vững khí tiết cách mạng trong lao tù và thành tích này, cụ Bạch Thành Phong là 1 trong 2 người được tuyên dương và ngồi ghế danh dự tại Hội nghị miền Bắc Đông Dương năm 1948.
Sau khi làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông, Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Bạch Thành Phong còn giữ nhiều trọng trách của Đảng giao cho như Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam (lần thứ nhất và lần thứ hai), Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây (1961-1965), Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây (Phụ trách công tác dân vận của Tỉnh ủy Hà Tây (1969-1974), Hiệu trưởng Trương Cao đẳng kiểm sát,...
Những người biết rõ hoạt động của cụ Bạch Thành Phong giai đoạn trước, trong và sau Cách mạng tháng Tám là Tổng Bí thư Trường Chinh, Ủy viên Thường vụ Trung ương Hoàng Quốc Việt, nhất là cụ Hoàng Tùng. Tiếc rằng, các vị đó đã mất cả, nên không khai thác được gì thêm về cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ Bạch Thành Phong. Trong điều kiện hoạt động bí mật, Đảng chưa giành được chính quyền, vấn đề bổ nhiệm một đồng chí lên cương vị công tác hoặc kết nạp đảng viên mới, nhiều khi chỉ "nói mồm", hẹn gặp nhau đến một chỗ vắng nào đó, rồi đồng chí phụ trách tuyên bố: "Từ giờ phút này, đồng chí giữ chức Bí thư...", hoặc: "Từ giờ phút này, tôi xin tuyên bố đồng chí... là đảng viên của Đảng"..., chứ làm gì có nghị quyết, quyết nghị như bây giờ. Tài liệu thành văn còn lưu trữ lại cũng rất ít. Có khi phải sử dụng tài liệu của mật thám Pháp, qua đó mà xác định hoạt động của các chiến sĩ cách mạng thời kỳ tiền bối. Vì vậy, việc xác minh chức vụ, xác định là đảng viên gặp nhiều khó khăn, phần lớn là dựa vào các tập hồi ký, lời kể của chính đương sự và của những người biết sự việc đó.
- Cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ Bạch Thành Phong xuất phát từ tinh thần yêu nước nồng nàn, muốn cùng nhân dân thoát ra khỏi sự áp bức, bất công, giải phóng đồng bào. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là một trong những tình cảm đặc sắc nhất, đã tồn tại trong lòng dân tộc Việt Nam suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Từ tinh thần yêu nước, cụ Bạch Thành Phong đã đến với cách mạng và suốt đời hiến dâng cho sự nghiệp cách mạng. Cụ là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, hoạt động không biết mệt mỏi vì sự nghiệp độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Cụ đã cùng với toàn Đảng, toàn dân đi suốt từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ Bạch Thành Phong là cuộc đời của sự chịu đựng gian khổ, vượt qua những tình huống nghiệt ngã trước sự vây ráp, lùng sục của mật thám địch để thoát ra sự vây ráp, lùng sục, tiếp tục hoạt động cách mạng.
Cụ Bạch Thành Phong từng trải qua nhiều cương vị công tác, trên bất kỳ cương vị công tác nào, Cụ cũng đều làm đến nơi đến chốn. Đảng giao bất kỳ công tác nào, Cụ cũng nhận làm dù phải đi vào vùng "nước sâu, lửa nóng" và làm hết sức mình vì sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Cụ Bạch Thành Phong là người sống trong lòng quần chúng, gần dân, thân dân, ra sức bảo vệ dân, phát triển Đảng trong dân, nên được dân tin tưởng, yêu mến, đùm bọc, chở che.
Cụ Bạch Thành Phong là người sống rất có bản lĩnh, đạo đức, nhân cách của một chính khách cách mạng chuyên nghiệp. Tình cảm gia đình của Cụ cũng rất trong sáng, thủy chung. Phu nhân của Cụ là cụ bà Nguyễn Thị Thái Bảo, một cán bộ lão thành cách mạng, một người bạn, người đồng chí cùng hoạt động cách mạng; có thời gian đã từng làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Hai người đã gắn bó cùng nhau suốt đời, cùng hoạt động cách mạng, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, đã trở thành "cặp uyên ương cách mạng". Hai Cụ đã có 5 người con (4 trai, 1 gái), có 10 cháu và 6 chắt. Tất cả các con trai, con gái, con dâu, con rể đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; trong đó, có 1 người là Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân, 1 người là Thiếu tướng, Phó Giám đốc Sở Công an Hà Nội. Trong gia đình cách mạng đó, cụ Bạch Thành Phong là một người ông, người cha, người chồng mẫu mực.
Năm 2016, cụ Bạch Thành Phong bước vào tuổi 100 và vào hồi 7 giờ 15 phút ngày 11-11- 2016, Cụ đã nhắm mắt xuôi tay, về nơi vĩnh hằng. Kính chúc Cụ yên nghỉ trong giấc nghìn thu!
Xin có mấy vần thơ kính tặng Cụ:
KÍNH GỬI CỤ BẠCH THÀNH PHONG
Nhà cách mạng Bạch Thành Phong
Trăm năm hoạt động sáng trong tuyệt trần.
Nhớ ngày bão táp gian truân
Bí thư Hà Nội muôn lần khó khăn.
Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây
Rồi Hà Nam với Hà Đông bao ngày.
Ngọt bùi xen với đắng cay
Nằm gai nếm mật xưa nay đã từng.
Một lòng một dạ kiên trung
Tình Dân tình Đảng bập bùng lửa tim.
Sóng to bảy nổi ba chìm
Vẫn xông vào cuộc không kìm bước chân.
Con đường giải phóng đến gần
Cuốn phăng đế quốc thực dân đi rồi.
Tấm gương cách mạng sáng ngời
Bạch Thành Phong để cho đời noi theo!
Hà Nội, ngày 13-11-2016
Đức Vượng
(Cử nhân ngữ văn)