Câu chuyện giáo dục: Ba bà mẹ vĩ đại trong lịch sử Trung Hoa
Ba bà mẹ vĩ đại trong lịch sử Trung Hoa: Không ngại chuyển nhà đến 3 lần để dạy con thành tài
Họ là người sinh ra các bậc danh nhân trong lịch sử Trung Hoa. Họ nổi tiếng với nếp sống đức độ và cách dạy dỗ con cái đúng mực.
Khi nhắc đến hai từ "Mẹ Hổ", người Trung Quốc ai cũng hình dung ra hình ảnh những người mẹ sẵn sàng sử dụng tất cả các nguyên tắc, nề nếp và giáo điều để áp đặt, bắt con phải nghe theo ý mình. Họ quyết tâm làm vậy vì trong tư duy của họ, chỉ bằng cách nuôi dạy khắc nghiệt, con mình mới có được một tương lai xán lạn.
Nếu từng xem các bộ phim cổ trang Trung Quốc, alt-coins.top bạn cũng sẽ rất dễ nhận ra những nhân vật như vậy. Họ sẵn sàng ngăn cản hôn nhân của con cái nếu không môn đăng hộ đối và chẳng do dự áp dụng những hình thức kỷ luật cực kỳ nghiêm khắc để con học thành tài.
Khi nhắc đến hai từ "Mẹ Hổ", người Trung Quốc ai cũng hình dung ra hình ảnh những người mẹ sẵn sàng sử dụng tất cả các nguyên tắc, nề nếp và giáo điều để áp lên con của mình.
Trong xã hội Trung Hoa, người đàn ông luôn làm chủ gia đình và gánh vác những trọng trách quan trọng ở ngoài xã hội. Nhưng đó không phải là lý do khiến mọi người phủ nhận tầm quan trọng của phụ nữ trong việc "tề gia".
"Ở ngoài nghe lời thầy, ở nhà nghe lời mẹ"
Những ông giáo thời xưa đã giúp học trò của mình trở thành người uyên bác về học vấn, nhưng nhưng chính các bà mẹ mới là người giúp họ hình thành nhân cách.
Trong cuốn sách "Ngàn nhân vật kinh điển", tác giả đã viết một câu nói mang thông điệp sâu sắc của người Trung Quốc rằng: "Ở ngoài nghe lời thầy, ở nhà nghe lời mẹ."
Câu nói này liên quan đến một truyền thuyết nổi tiếng vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Khi đó, Chương Thị, mẹ của nhà triết học nổi tiếng Mạnh Tử đã nuôi dạy ông trong hệ thống khuôn phép lễ nghi rất khắt khe. Để con có môi trường học tập tốt, thậm chí bà còn chuyển nhà tới 3 lần.
Ngôi nhà đầu tiên họ chuyển đến gần một nghĩa trang. Ngay sau đó, bà Chương Thị thấy con trai mình thường hay lẻn ra bãi tha ma để nghịch ngợm. Bà lập tức chuyển nhà. Lần này ngôi nhà của họ ở gần một khu chợ. Mạnh Tử bắt đầu học cách cân, đong, đo, đếm của những kẻ mua bán, hay khoe khoang đồ của mình, và đương nhiên, bà Chương Thị cũng không thích điều này. Bà quyết định chuyển đi lần thứ 2. Phải đến nơi ở thứ ba khi ngôi nhà chuyển đến gần một khu trường học, bà Chương Thị mới thấy con trai mình có những biểu hiện ham học hỏi giống các bạn. Lúc này, bà mới định cư ở đây.
Khi còn là một đứa trẻ, Mạnh Tử từng không chú tâm vào việc học. Nhận ra điều này, mẹ ông đã xé tan tấm vải lụa bà vừa dệt. Bà muốn con trai thấy rằng, một người thông minh sẽ chẳng là gì nếu không chăm chỉ cầu tiến - giống như một thớ vải chưa được dệt.
Hiểu được điều này, Mạnh Tử bắt đầu dành nhiều thời gian đọc sách, viết chữ hơn. Sau này, quá trình nỗ lực học tập của ông đã trở thành chuẩn mực trong hầu hết các gia đình Đông Á.
Tăng Tử cảm nhận được nỗi đau của mẹ
Trong cuốn sách "Đạo làm con", Khổng Tử đã so sánh tình cảm mẹ con như một loại tiền phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ, ông nói: "Mẹ là người được ông trời ban cho, trong khi đó những đồng tiền khác là do triều đình ban hành."
Tăng Tử là học trò của Khổng Tử, ông nổi tiếng với cách nói chuyện khôn ngoan, chín chắn và già dặn. Bố của ông chết khi ông còn rất trẻ. Kể từ khi đó, Tăng Tử trở thành trụ cột cho cả gia đình.
Truyện xưa kể lại, trong lúc nhặt củi vào rừng, Tăng Tử đã bị nhói đau ở ngực. Ông lập tức quay trở lại nhà và thấy mẹ ông đang tự làm mình bị thương. Người ta cho rằng, đây chính là khả năng ngoại cảm của ông với mẹ mình. Mặc dù người đời sau vẫn còn nhiều nghi ngờ xung quanh câu chuyện, nhưng khả năng ngoại cảm giữa Tăng Tử và mẹ đã trở thành ví dụ điển hình cho tình mẫu tử thiêng liêng.
Tăng Tử là học trò của Khổng Tử, ông nổi tiếng bởi cách nói chuyện khôn ngoan, chín chắn và già dặn.
Có lần, Tăng Tử bị buộc tội mưu sát. Khi mẹ của Tăng Tử nghe được tin, bà tuyệt đối dửng dưng không một chút quan tâm. Mặc cho mọi người giải thích về độ nghiêm trọng của tội mưu sát, bà vẫn tin con trai mình vô tội. Sau đó, người ta xác nhận Tăng Tử vô tội, người bị buộc tội mưu sát thực sự là một người khác trùng tên với ông. Mẹ Tăng Tử đã đúng, bởi ngay từ đầu, bà luôn tin con trai mình không bao giờ đi làm chuyện xấu.
"Phần kết" của câu chuyện này rất đơn giản: "Mặc dù kẻ sát nhân Tăng Tử có hay không, mẹ của ông vẫn tự dẹp đi những tin đồn không có thật."
"Tận trung báo quốc"
Nhạc Phi là một vị tướng yêu nước dưới thời Nam Tống (960-1279), lớn lên trong cảnh nước nhà loạn lạc, mục nát. Khi người Khiết Đan mang quân đến xâm lược phía Bắc Trung Quốc, ông nhận được lệnh ra ngoài biên cương đánh giặc. Nhưng cùng lúc đó, mẹ già ở nhà cũng rất cần đến sự chăm sóc của Nhạc Phi.
Thấy con đang trong tình thế lưỡng nan phải lựa chọn giữa việc trung với nước hoặc bổn phận làm tròn chữ "hiếu", mẹ Nhạc Phi đã khắc 4 chữ "Tận trung, báo quốc" vào lưng ông. Ước nguyện của con trai chính là mong muốn của bà. Bà muốn con trai ra chiến trường mà không phải lo lắng chuyện ở nhà. Cuối cùng, Nhạc Phi đã trở thành một trong những vị tướng vĩ đại nhất lịch sử Trung Hoa và sự tận trung của ông đối với đất nước đã trở thành tấm gương mẫu mực cho người đời sau noi theo.
Nguồn: The Epoch Times