Đón năm Dậu, nói chuyện gà trong thành ngữ tục ngữ
Có lẽ vì thế, từ xa xưa, hình ảnh con gà đã trở nên thân thiết với đời sống của người dân. Và từ cuộc sống, gà bước vào kho tàng trí tuệ của dân gian qua lời ăn tiếng nói hàng ngày, qua việc đúc kết những kinh nghiệm sống.
Từ xưa trong những bức tranh dân gian Đông Hồ, tranh gà, tranh lợn với màu sắc đường “nét tươi trong” đã từng là nơi gởi gắm những ước mơ giản dị của nhân dân về một cuộc sống ấm no, sung túc. Ngay trong những hoàn cảnh nghèo khó nhất, việc gây dựng lại cơ nghiệp cũng thường bắt đầu từ việc “đi vay đi dạm được một quan tiền – Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái về nuôi”. Thế mới biết ở một đất nước nông nghiệp trồng lúa nước như ở ta, việc tăng gia thêm một đàn gà để nhặt thóc dư gạo thừa sau mùa vụ là rất phổ biến. Có lẽ vì thế, từ xa xưa, hình ảnh con gà đã trở nên thân thiết với đời sống của người dân. Và từ cuộc sống, gà bước vào kho tàng trí tuệ của dân gian qua lời ăn tiếng nói hàng ngày, qua việc đúc kết những kinh nghiệm sống. Thử làm một cuộc khảo sát nho nhỏ trong kho tàng thành ngữ tục ngữ dân gian, ta thấy gà chiếm một vị trí không phải nhỏ.
Đó là sự quan sát liên hệ đặc tính, hoạt động của gà với tự nhiên để đoán định thời tiết khí hậu, mùa màng: Mỡ gà thời gió, mỡ chó thời mưa, Ráng mỡ gà có nhà thì chống, Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa…
Bên cạnh đó, hình ảnh con vật này được dân gian quan sát và khai thác rất chi tiết ở nghĩa đen để truyền tụng kinh nghiệm chăn nuôi:
Nuôi gà phải chọn giống gà
Gà di bé giống nhưng mà đẻ mau
Nhất to là giống gà nâu
Lông dày thịt béo về sau đẻ nhiều
Hay:
Gà nâu chân thấp mình to
Đẻ nhiều trứng lớn con vừa khéo nuôi
Chả nên nuôi giống pha mùi
Đẻ không được mấy con nuôi vụng về
Hoặc:
Gà đen chân trắng, mẹ mắng cũng mua;
Gà trắng chân chì mua chi giống ấy
Cùng với các con vật quen thuộc khác như trâu bò, chó lợn; gà luôn được chăm chút và đúc kết nhiều kinh nghiệm quý để làm sao cho việc chăn nuôi chúng thật sự đem lại kết quả tốt, mong có thể cải thiện phần nào đời sống kinh tế vốn chật vật vất vả của người lao động thời xưa: Con chó huyền đề, con gà năm móng đem về mà nuôi – Chó quen nhà gà quen chuồng – Chó liền da, gà liền xương – Thưa con nhớn trứng – Chó giữ nhà, gà gáy trống canh –Lợn nhà gà chợ – Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm – Cau hoa gà giò – Vịt già gà tơ – Gà lấm lưng chó sưng đồ – Chó già gà non – Ếch tháng ba gà tháng bảy – Con gà tốt mã về lông, răng đen về thuốc rượu nồng về men – Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn – Lợn thả, gà nhốt – Vịt rau gà cúp chớ nuôi – Cơm đâu no chó thóc đâu no gà – Một tiền gà ba tiền thóc – Thương con thì cho ăn quà, nuôi gà phải tốn thóc – Chớ bán gà ngày gió, bán chó ngày mưa….
Nhưng phong phú và đa dạng hơn cả vẫn là mảng tục ngữ mà ở đó hình ảnh con gà như một cái cớ để dân gian thể hiện cái nhìn sâu sắc, thâm thúy và rất tinh tế của mình về cuộc sống, về con người. Trong trường hợp này, con gà dùng để so sánh, liên hệ, liên tưởng. Gà trở thành phương tiện để triết lý về nhân tình thế thái nhưng không phải là thứ triết lý khô khan thường thấy. Triết lý dân gian luôn đồng hành cùng với cái nhìn thể hiện tình cảm, thái độ, cảm xúc của tác giả dân gian:
Có cái nhìn mô tả khách quan như Cơm gà cá gỏi (Món ăn ngon như cơm thịt gà và gỏi cá) – Đông như đám gà chọi – Chó ăn đá gà ăn sỏi (nơi đất đai cằn cỗi, trơ trọc và nghèo khổ) – Đẻ như gà – Trứng gà trứng vịt (Suýt soát như nhau không thua kém là bao) – Thứ nhất phao câu thứ nhì đầu cánh – Ngủ gà ngủ vịt…
Có cái nhìn tích cực như Con tông gà nòi (Con nhà truyền thống học giỏi, tài cao) – Con cha gà giống – Da trắng như trứng gà bóc (ngoại hình đẹp) – Đầu gà còn hơn đuôi trâu – Đầu gà má lợn…
Cái nhìn thương cảm thở than như Gà sống (trống) nuôi con – Mẹ gà con vịt – Vạ vịt chưa qua vạ gà đã đến (Liên tiếp gặp rủi ro rắc rối, thoát điều không may, tai họa này, lại gặp điều không may tai họa khác)…
Cái nhìn chê trách nhẹ nhàng như một nụ cười rộng lượng: Lúng túng như gà mắc tóc – Mặt tái như gà cắt tiết – Run như gà bị cắt tiết – Nháo nhác như gà phải cáo (như gà lạc mẹ) – Te tái như gà mái nhảy ổ – Dáo dác (Rối) như gà mắc đẻ – Trói gà không chặt – Thóc chắc nuôi gà rừng – Trông (nghe) gà hóa cuốc – Ăn cơm gà gáy cất binh nửa ngày (tác phong, lối làm ăn lề mề, chậm chạp trong mọi công việc, từ những việc sinh hoạt hàng ngày đến những việc quan trọng cần kíp như việc nhà binh) – Con cà con kê (Lan man và dông dài hết chuyện này sang chuyện khác) – Đá gà đá vịt (thỉnh thoảng mới ghé vào hoặc tham dự gọi là cho có mặt) – Đầu gà đít vịt (Cọc cạch, chắp nối, không đồng bộ, không tương hợp) – Hăng máu gà – Học như gà đá vách – Lộp bộp như gà mổ mo (Bộp chộp không có sự cân nhắc kỹ lưỡng, thiếu chín chắn trong suy nghĩ, nói năng) – Lờ đờ như gà ban hôm (có dị bản: “như gà mang hòm”: Ngờ nghệch chậm chạp, kém tinh khôn ví như trạng thái lờ đờ của gà bị bỏ trong bồ đựng kín, mang đi đường dài) – Rũ như gà cắt tiết – Vắng chúa (chủ) nhà gà mọc đuôi tôm (hay: vọc niêu tôm, gà bươi bếp) – Xua gà cho vợ – Ông nói gà bà nói vịt – Phù thủy đền gà…
Nhưng cũng có cái nhìn hàm ý phê phán, lên án nặng nề như Chó săn gà chọi, Cõng rắn cắn gà nhà, Mèo mả gà đồng, Chân gà lại bới ruột gà, Gà tức nhau tiếng gáy…
Và thuyết phục hơn cả là những lời răn dạy đạo đức đối nhân xử thế. Hình ảnh giản dị gần gũi của con gà đã làm cho những lời khuyên bảo ấy không hề tỏ ra “lên giọng” dạy đời mà thủ thỉ tâm tình nhẹ nhàng đi sâu vào lòng người bao thế hệ: Khôn ngoan đá đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau – Gà khôn dấu đầu chim khôn dấu mỏ – Đãi cứt sáo lấy hạt đa, đãi cứt gà mót hạt tấm (khuyên con người biết chắt chiu cần kiệm) – Gà cỏ trở mỏ về rừng (biết nguồn gốc, thân tộc, họ hàng) – Còn con gà trống gà mái thì còn gà giò – Gà đẻ thì gà cục tác – Một tiền gà ba tiền thóc – Tiền trao gà bắt lấy – Thịt gà, cá chép, ba ba, trong bấy nhiêu thứ liệu mà phải kiêng – Mẹ gà con vịt chắt chiu, Mấy đời mẹ ghẻ nâng niu con chồng – Gà chê thóc chẳng bới (thì) người mới chê tiền – Gà ăn hơn công ăn – Cơm đâu no chó, thóc đâu no gà (lời khuyên về sự chừng mực có mức độ)…
Đôi khi con gà lại mang đến những ý tưởng hài hước, hóm hỉnh về con người như một nụ cười ý nhị của dân gian: Gà già khéo ướp lại tơ, Nạ dòng trang điểm gái tơ mất chồng – Trai thấy gái lạ như quạ thấy gà con – Gà béo thì bán bên Ngô, gà khô thì bán láng giềng – Hóc xương gà, sa cành khế – Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng – Bé ăn trộm gà, cả ăn trộm trâu, lâu lâu làm giặc…
So với những câu tục ngữ có hình ảnh gà đơn nghĩa nói về thời tiết, kinh nghiệm chăn nuôi, ở đây, dân gian – những tác giả đầy trí tuệ của thành ngữ, tục ngữ đã nhìn xuyên qua những đặc điểm sinh học của gà để tìm thấy ở đó những mối quan hệ phong phú và cũng lắm phức tạp giữa người với người. Ở trường hợp này, hình ảnh gà luôn luôn đa nghĩa. Chẳng hạn mượn khả năng bới đất tìm mồi của gà để sáng tạo ra câu Chân gà lại bới ruột gà – tức là tự mình vạch áo cho người xem lưng, bới móc chuyện nhà mình, hoặc làm hại chính những người thân quen, ruột thịt của mình. Hay từ chuyện gà trống hay đá nhau lại liên hệ đến những mối mâu thuẫn không đối kháng cần hóa giải giữa những người có chung một mối liên hệ nào đó (gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau). Tương tự, tiếng gáy của gà cũng được ví von thành thói cạnh tranh không lành mạnh, tật đố kỵ nhỏ nhen do ham danh háo lợi. Thói quen kiếm ăn của gà lại được khái quát thành những loại người hèn kém chỉ biết làm ăn, kiếm chác nhỏ nhặt ở nơi quen thuộc không biết nhìn xa trông rộng (Gà què ăn quẩn cối xay)…
Sự tinh tế trong quan sát, sự thâm thúy trong những liên hệ bất ngờ, hiệu quả diễn đạt và sức tác động ý nghĩa của những thành ngữ tục ngữ (về gà nói riêng) vì thế tăng lên đáng kể. Ta có thể thống kê ra đây những đặc điểm ấy. Về chủng loại như gà giò, gà tre, gà di, gà ác, gà trống, gà mái… Vềđặc điểm sinh học như lông, đầu, da, xương, cánh, ruột, phao câu…; như ăn thóc gạo, sinh sống ở chuồng trại, đẻ trứng và giữ con, (gà mái), gáy và đá (gà trống)…Và từ đó mà khái quát lên đủ mọi vấn đề về con người như tính cách và bản chất; phẩm chất và đạo đức; thói quen sinh hoạt và các mối quan hệ…Và những câu tục ngữ, thành ngữ sưu tầm chưa đầy đủ nêu trên cũng là một minh chứng sinh động cho sự đa dạng trong việc khai thác một con vật quen thuộc để chuyển tải túi khôn kinh nghiệm của quần chúng nhân dân.
Năm mới đến, trước dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát, một lần nữa thấy rằng con gà – cùng với số phận của những người dân quê cũng chịu lắm long đong vất vả. Mong rằng con gà – con vật quen thuộc với đời sống nhân dân – sẽ mang trở lại niềm hy vọng không bao giờ lụi tắt dù cuộc sống có dồn đẩy con người vào bước đường cùng. Như bài ca dao “Mười cái trứng”, từng cái trứng của con gà mái Kẻ Diên đẻ ra bị thối ung như từng niềm hy vọng bị dập tắt phủ phàng, rồi khi ba con gà con – ba niềm vui mới bừng nở thì “con diều tha, con quạ bắt, con cắt xơi”. Những tưởng bài ca ấy sẽ kết thúc bằng tiếng kêu thét tuyệt vọng cho cuộc sống quá đỗi bất công đau đớn. Nhưng không, thật bất ngờ, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì cuộc sống vẫn tiếp diễn và con người vẫn cứ tràn đầy một niềm tin tưởng lạc quan:
Chớ than phận khó ai ơi !
Còn da lông mọc, còn chồi lên cây…
Ths.Trần Tùng Chinh (Theo nguvandhag)
Từ xưa trong những bức tranh dân gian Đông Hồ, tranh gà, tranh lợn với màu sắc đường “nét tươi trong” đã từng là nơi gởi gắm những ước mơ giản dị của nhân dân về một cuộc sống ấm no, sung túc. Ngay trong những hoàn cảnh nghèo khó nhất, việc gây dựng lại cơ nghiệp cũng thường bắt đầu từ việc “đi vay đi dạm được một quan tiền – Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái về nuôi”. Thế mới biết ở một đất nước nông nghiệp trồng lúa nước như ở ta, việc tăng gia thêm một đàn gà để nhặt thóc dư gạo thừa sau mùa vụ là rất phổ biến. Có lẽ vì thế, từ xa xưa, hình ảnh con gà đã trở nên thân thiết với đời sống của người dân. Và từ cuộc sống, gà bước vào kho tàng trí tuệ của dân gian qua lời ăn tiếng nói hàng ngày, qua việc đúc kết những kinh nghiệm sống. Thử làm một cuộc khảo sát nho nhỏ trong kho tàng thành ngữ tục ngữ dân gian, ta thấy gà chiếm một vị trí không phải nhỏ.
Đó là sự quan sát liên hệ đặc tính, hoạt động của gà với tự nhiên để đoán định thời tiết khí hậu, mùa màng: Mỡ gà thời gió, mỡ chó thời mưa, Ráng mỡ gà có nhà thì chống, Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa…
Bên cạnh đó, hình ảnh con vật này được dân gian quan sát và khai thác rất chi tiết ở nghĩa đen để truyền tụng kinh nghiệm chăn nuôi:
Nuôi gà phải chọn giống gà
Gà di bé giống nhưng mà đẻ mau
Nhất to là giống gà nâu
Lông dày thịt béo về sau đẻ nhiều
Hay:
Gà nâu chân thấp mình to
Đẻ nhiều trứng lớn con vừa khéo nuôi
Chả nên nuôi giống pha mùi
Đẻ không được mấy con nuôi vụng về
Hoặc:
Gà đen chân trắng, mẹ mắng cũng mua;
Gà trắng chân chì mua chi giống ấy
Cùng với các con vật quen thuộc khác như trâu bò, chó lợn; gà luôn được chăm chút và đúc kết nhiều kinh nghiệm quý để làm sao cho việc chăn nuôi chúng thật sự đem lại kết quả tốt, mong có thể cải thiện phần nào đời sống kinh tế vốn chật vật vất vả của người lao động thời xưa: Con chó huyền đề, con gà năm móng đem về mà nuôi – Chó quen nhà gà quen chuồng – Chó liền da, gà liền xương – Thưa con nhớn trứng – Chó giữ nhà, gà gáy trống canh –Lợn nhà gà chợ – Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm – Cau hoa gà giò – Vịt già gà tơ – Gà lấm lưng chó sưng đồ – Chó già gà non – Ếch tháng ba gà tháng bảy – Con gà tốt mã về lông, răng đen về thuốc rượu nồng về men – Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn – Lợn thả, gà nhốt – Vịt rau gà cúp chớ nuôi – Cơm đâu no chó thóc đâu no gà – Một tiền gà ba tiền thóc – Thương con thì cho ăn quà, nuôi gà phải tốn thóc – Chớ bán gà ngày gió, bán chó ngày mưa….
Nhưng phong phú và đa dạng hơn cả vẫn là mảng tục ngữ mà ở đó hình ảnh con gà như một cái cớ để dân gian thể hiện cái nhìn sâu sắc, thâm thúy và rất tinh tế của mình về cuộc sống, về con người. Trong trường hợp này, con gà dùng để so sánh, liên hệ, liên tưởng. Gà trở thành phương tiện để triết lý về nhân tình thế thái nhưng không phải là thứ triết lý khô khan thường thấy. Triết lý dân gian luôn đồng hành cùng với cái nhìn thể hiện tình cảm, thái độ, cảm xúc của tác giả dân gian:
Có cái nhìn mô tả khách quan như Cơm gà cá gỏi (Món ăn ngon như cơm thịt gà và gỏi cá) – Đông như đám gà chọi – Chó ăn đá gà ăn sỏi (nơi đất đai cằn cỗi, trơ trọc và nghèo khổ) – Đẻ như gà – Trứng gà trứng vịt (Suýt soát như nhau không thua kém là bao) – Thứ nhất phao câu thứ nhì đầu cánh – Ngủ gà ngủ vịt…
Có cái nhìn tích cực như Con tông gà nòi (Con nhà truyền thống học giỏi, tài cao) – Con cha gà giống – Da trắng như trứng gà bóc (ngoại hình đẹp) – Đầu gà còn hơn đuôi trâu – Đầu gà má lợn…
Cái nhìn thương cảm thở than như Gà sống (trống) nuôi con – Mẹ gà con vịt – Vạ vịt chưa qua vạ gà đã đến (Liên tiếp gặp rủi ro rắc rối, thoát điều không may, tai họa này, lại gặp điều không may tai họa khác)…
Cái nhìn chê trách nhẹ nhàng như một nụ cười rộng lượng: Lúng túng như gà mắc tóc – Mặt tái như gà cắt tiết – Run như gà bị cắt tiết – Nháo nhác như gà phải cáo (như gà lạc mẹ) – Te tái như gà mái nhảy ổ – Dáo dác (Rối) như gà mắc đẻ – Trói gà không chặt – Thóc chắc nuôi gà rừng – Trông (nghe) gà hóa cuốc – Ăn cơm gà gáy cất binh nửa ngày (tác phong, lối làm ăn lề mề, chậm chạp trong mọi công việc, từ những việc sinh hoạt hàng ngày đến những việc quan trọng cần kíp như việc nhà binh) – Con cà con kê (Lan man và dông dài hết chuyện này sang chuyện khác) – Đá gà đá vịt (thỉnh thoảng mới ghé vào hoặc tham dự gọi là cho có mặt) – Đầu gà đít vịt (Cọc cạch, chắp nối, không đồng bộ, không tương hợp) – Hăng máu gà – Học như gà đá vách – Lộp bộp như gà mổ mo (Bộp chộp không có sự cân nhắc kỹ lưỡng, thiếu chín chắn trong suy nghĩ, nói năng) – Lờ đờ như gà ban hôm (có dị bản: “như gà mang hòm”: Ngờ nghệch chậm chạp, kém tinh khôn ví như trạng thái lờ đờ của gà bị bỏ trong bồ đựng kín, mang đi đường dài) – Rũ như gà cắt tiết – Vắng chúa (chủ) nhà gà mọc đuôi tôm (hay: vọc niêu tôm, gà bươi bếp) – Xua gà cho vợ – Ông nói gà bà nói vịt – Phù thủy đền gà…
Nhưng cũng có cái nhìn hàm ý phê phán, lên án nặng nề như Chó săn gà chọi, Cõng rắn cắn gà nhà, Mèo mả gà đồng, Chân gà lại bới ruột gà, Gà tức nhau tiếng gáy…
Và thuyết phục hơn cả là những lời răn dạy đạo đức đối nhân xử thế. Hình ảnh giản dị gần gũi của con gà đã làm cho những lời khuyên bảo ấy không hề tỏ ra “lên giọng” dạy đời mà thủ thỉ tâm tình nhẹ nhàng đi sâu vào lòng người bao thế hệ: Khôn ngoan đá đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau – Gà khôn dấu đầu chim khôn dấu mỏ – Đãi cứt sáo lấy hạt đa, đãi cứt gà mót hạt tấm (khuyên con người biết chắt chiu cần kiệm) – Gà cỏ trở mỏ về rừng (biết nguồn gốc, thân tộc, họ hàng) – Còn con gà trống gà mái thì còn gà giò – Gà đẻ thì gà cục tác – Một tiền gà ba tiền thóc – Tiền trao gà bắt lấy – Thịt gà, cá chép, ba ba, trong bấy nhiêu thứ liệu mà phải kiêng – Mẹ gà con vịt chắt chiu, Mấy đời mẹ ghẻ nâng niu con chồng – Gà chê thóc chẳng bới (thì) người mới chê tiền – Gà ăn hơn công ăn – Cơm đâu no chó, thóc đâu no gà (lời khuyên về sự chừng mực có mức độ)…
Đôi khi con gà lại mang đến những ý tưởng hài hước, hóm hỉnh về con người như một nụ cười ý nhị của dân gian: Gà già khéo ướp lại tơ, Nạ dòng trang điểm gái tơ mất chồng – Trai thấy gái lạ như quạ thấy gà con – Gà béo thì bán bên Ngô, gà khô thì bán láng giềng – Hóc xương gà, sa cành khế – Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng – Bé ăn trộm gà, cả ăn trộm trâu, lâu lâu làm giặc…
So với những câu tục ngữ có hình ảnh gà đơn nghĩa nói về thời tiết, kinh nghiệm chăn nuôi, ở đây, dân gian – những tác giả đầy trí tuệ của thành ngữ, tục ngữ đã nhìn xuyên qua những đặc điểm sinh học của gà để tìm thấy ở đó những mối quan hệ phong phú và cũng lắm phức tạp giữa người với người. Ở trường hợp này, hình ảnh gà luôn luôn đa nghĩa. Chẳng hạn mượn khả năng bới đất tìm mồi của gà để sáng tạo ra câu Chân gà lại bới ruột gà – tức là tự mình vạch áo cho người xem lưng, bới móc chuyện nhà mình, hoặc làm hại chính những người thân quen, ruột thịt của mình. Hay từ chuyện gà trống hay đá nhau lại liên hệ đến những mối mâu thuẫn không đối kháng cần hóa giải giữa những người có chung một mối liên hệ nào đó (gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau). Tương tự, tiếng gáy của gà cũng được ví von thành thói cạnh tranh không lành mạnh, tật đố kỵ nhỏ nhen do ham danh háo lợi. Thói quen kiếm ăn của gà lại được khái quát thành những loại người hèn kém chỉ biết làm ăn, kiếm chác nhỏ nhặt ở nơi quen thuộc không biết nhìn xa trông rộng (Gà què ăn quẩn cối xay)…
Sự tinh tế trong quan sát, sự thâm thúy trong những liên hệ bất ngờ, hiệu quả diễn đạt và sức tác động ý nghĩa của những thành ngữ tục ngữ (về gà nói riêng) vì thế tăng lên đáng kể. Ta có thể thống kê ra đây những đặc điểm ấy. Về chủng loại như gà giò, gà tre, gà di, gà ác, gà trống, gà mái… Vềđặc điểm sinh học như lông, đầu, da, xương, cánh, ruột, phao câu…; như ăn thóc gạo, sinh sống ở chuồng trại, đẻ trứng và giữ con, (gà mái), gáy và đá (gà trống)…Và từ đó mà khái quát lên đủ mọi vấn đề về con người như tính cách và bản chất; phẩm chất và đạo đức; thói quen sinh hoạt và các mối quan hệ…Và những câu tục ngữ, thành ngữ sưu tầm chưa đầy đủ nêu trên cũng là một minh chứng sinh động cho sự đa dạng trong việc khai thác một con vật quen thuộc để chuyển tải túi khôn kinh nghiệm của quần chúng nhân dân.
Năm mới đến, trước dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát, một lần nữa thấy rằng con gà – cùng với số phận của những người dân quê cũng chịu lắm long đong vất vả. Mong rằng con gà – con vật quen thuộc với đời sống nhân dân – sẽ mang trở lại niềm hy vọng không bao giờ lụi tắt dù cuộc sống có dồn đẩy con người vào bước đường cùng. Như bài ca dao “Mười cái trứng”, từng cái trứng của con gà mái Kẻ Diên đẻ ra bị thối ung như từng niềm hy vọng bị dập tắt phủ phàng, rồi khi ba con gà con – ba niềm vui mới bừng nở thì “con diều tha, con quạ bắt, con cắt xơi”. Những tưởng bài ca ấy sẽ kết thúc bằng tiếng kêu thét tuyệt vọng cho cuộc sống quá đỗi bất công đau đớn. Nhưng không, thật bất ngờ, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì cuộc sống vẫn tiếp diễn và con người vẫn cứ tràn đầy một niềm tin tưởng lạc quan:
Chớ than phận khó ai ơi !
Còn da lông mọc, còn chồi lên cây…
Ths.Trần Tùng Chinh (Theo nguvandhag)