Chùa Linh Ứng
Chùa Linh Ứng Sơn Trà được xem là cõi Phật giữa chốn trần gian. Chùa nằm trên đỉnh núi thuộc Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng (nhiều người gọi là Chùa Linh Ứng Bãi Bụt hoặc là Chùa Linh Ứng Sơn Trà - vì Đà Nẵng có đến 3 Chùa Linh Ứng) hướng nhìn ra biển Đông, một bên là đảo Cù lao Chàm, phía bên kia là ngọn Hải Vân phía còn lại là dòng sông Hàn yên ả đang đổ về cửa biển.
Từ chùa Linh Ứng nhìn về phía biển Đông
Tượng Bồ tát cao 67m, cao nhất Việt Nam
Các vị La Hán tại Chùa Linh Ứng Sơn Trà
Bên trong Tòa Chánh Điện
Bên ngoài Tòa Chánh Điện
Khuôn viên Chùa Linh Ứng từ Chánh Điện ra Cổng Chùa
Đường lên Chùa Linh Ứng
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt được khởi công xây dựng từ tháng 07/2004 và khánh thành ngày 30/07/2010; đến nay chùa vẫn còn tiếp tục xây dựng thêm nhiều hạng mục.
Chùa ở độ cao 693 mét so với mực nước biển, với diện tích 20 héc ta, trên địa hình một bên núi, một bên biển. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là một quần thể nhiều hạng mục gồm chánh điện, nhà tổ, giảng đường, tăng đường và thư viện...
Ngoài việc được biết đến như một ngôi chùa đẹp, lớn và… trẻ nhất trong 3 ngôi “Linh Ứng Tự” ở Đà Nẵng, Chùa Linh Ứng Bãi Bụt còn được biết đến bỡi nơi có tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam.
Bán đảo Sơn Trà còn là nơi giao hòa giữa biển trời với núi sông trong khoảng không trầm lặng, với tiếng vỗ rì rầm của biển cả và lời kể về một câu chuyện thuở xưa: Vào thời vua Minh Mạng, dân chài ven biển nơi đây tìm thấy một tượng Phật từ đâu trôi về, sóng đánh vào bãi cát, họ cho đấy là điềm lành, liền lập am thờ tự. Kể từ đó, sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn, cũng từ đó nơi đây có tên gọi là Bãi Bụt, hay còn gọi là Cõi Phật giữa chốn trần gian nơi Quan Thế Âm độ thế, cứu khổ, giúp con người vượt vòng trầm luân.
Sau khi leo lên hết những bậc đá trên con đường dẫn vào chùa, bước qua cổng chính, ngay trên lối vào chính điện, nằm giữa trung tâm của khoảng sân rộng với những hàng cây cảnh đẹp mắt là tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, bên phải là Quan Thế Âm Bồ tát, và bên trái là Tam Tạng Phật, bốn vị Thần Long Hộ Pháp cùng 18 vị La Hán được sắp xếp hai hàng bảo vệ cho chính điện. Phía bên trái là tượng Phật Quan Thế Âm cao 67m, đường kính tòa sen 35m được xem là cao nhất Việt Nam.
Dưới chân đài sen của bức tượng luôn thu hút rất đông du khách và phật tử tới lễ Phật và thưởng ngoạn nét đẹp từ bi của bức tượng có một không hai này. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”. Tượng đứng tựa lưng vào núi, hướng ra biển, đôi mắt hiền từ nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa. Cảnh quan gian chính điện kết hợp với bức tượng Phật Quan Thế Âm tạo nên một bức tranh toàn cảnh linh thiêng, thanh tịnh mà tao nhã như chốn bồng lai.
Đến thăm chùa Linh Ứng, du khách thập phương còn có dịp tham quan bức tranh toàn cảnh của một đô thị đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Từ chùa phóng tầm mắt về phía biển sẽ thấy bao quanh bởi một màu xanh bát ngát biển trời, bờ cát dài trắng mịn chạy vòng cung theo con đường dưới chân núi lấp lánh dưới cái nắng dịu của vùng bán đảo.
Nếu đổi hướng nhìn về thành phố, những tòa nhà cao tầng nổi phía bên kia bờ sông Hàn như những ngọn tháp in trên nền trời xanh mây trắng. Trên con đường từ trung tâm thành phố ra bán đảo Sơn Trà, du khách sẽ dừng chân trên cầu Thuận Phước, cầu nằm vắt ngang đúng nơi con sông Hàn đổ về với biển. Đứng trên cầu, phóng tầm mắt về bốn phía mới thực sự cảm nhận được những nét đẹp của thiên nhiên, biển cả và sức sống mạnh mẽ của một thành phố tràn đầy sức sống.
Dọc hai bên sân chùa là hai hàng tượng 18 vị La hán, những biểu tượng tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của mỗi vị trong Thập bát La Hán đều mang những nét siêu nhiên kỳ bí nhưng cũng rất gần gũi dân gian.
Điểm nổi bật nhất trong quần thể kiến trúc chùa Linh Ứng Bãi Bụt là pho tượng Quán Thế Âm bồ tát cao 67 mét, đường kính tòa sen 35 mét, nhìn hướng ra biển. Đây là tác phẩm của hai điêu khắc gia Thụy Lam và Châu Viết Thạnh. Trong lòng tượng có 17 tầng mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 pho tượng Phật với hình dáng vẻ mặt tư thế khác nhau gọi là “Phật trung hữu Phật”. Ban đêm, pho tượng này được chiếu sáng nổi bật trên nền trời, hầu như từ mọi vị trí ở Đà Nẵng nều có thể nhin thấy.
Từ trên sân chùa, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố, núi và biển quanh Đà Nẵng. Xa xa về phía nam là danh thắng Ngũ Hành Sơn, bãi biển Non Nước với bãi cát dài trắng mịn.
Bên trong chánh điện rộng lớn, chính giữa thờ Phật Thích Ca, bên phải là thờ Quán Thế Âm bồ tát, bên trái thờ Địa Tạng Vương bồ tát. Ba pho tượng đều được đúc bằng đồng.
Ngoài chánh điện, chùa còn có nhà tổ, giảng đường, tăng đường và thư viện ...Một số công trình phụ khác vẫn được tiếp tục xây dựng.
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt nay đã trở thành một điểm du lịch, tham quan hấp dẫn ở Đà Nẵng. Đường lên ngôi chùa trên núi này thật dễ dàng nhờ có một con đường tráng nhựa rộng rãi men theo sườn đồi đưa du khách lên tận nơi.
Theo Du lịch Sơn Trà
Từ chùa Linh Ứng nhìn về phía biển Đông
Tượng Bồ tát cao 67m, cao nhất Việt Nam
Các vị La Hán tại Chùa Linh Ứng Sơn Trà
Bên trong Tòa Chánh Điện
Bên ngoài Tòa Chánh Điện
Khuôn viên Chùa Linh Ứng từ Chánh Điện ra Cổng Chùa
Đường lên Chùa Linh Ứng
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt được khởi công xây dựng từ tháng 07/2004 và khánh thành ngày 30/07/2010; đến nay chùa vẫn còn tiếp tục xây dựng thêm nhiều hạng mục.
Chùa ở độ cao 693 mét so với mực nước biển, với diện tích 20 héc ta, trên địa hình một bên núi, một bên biển. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là một quần thể nhiều hạng mục gồm chánh điện, nhà tổ, giảng đường, tăng đường và thư viện...
Ngoài việc được biết đến như một ngôi chùa đẹp, lớn và… trẻ nhất trong 3 ngôi “Linh Ứng Tự” ở Đà Nẵng, Chùa Linh Ứng Bãi Bụt còn được biết đến bỡi nơi có tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam.
Bán đảo Sơn Trà còn là nơi giao hòa giữa biển trời với núi sông trong khoảng không trầm lặng, với tiếng vỗ rì rầm của biển cả và lời kể về một câu chuyện thuở xưa: Vào thời vua Minh Mạng, dân chài ven biển nơi đây tìm thấy một tượng Phật từ đâu trôi về, sóng đánh vào bãi cát, họ cho đấy là điềm lành, liền lập am thờ tự. Kể từ đó, sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn, cũng từ đó nơi đây có tên gọi là Bãi Bụt, hay còn gọi là Cõi Phật giữa chốn trần gian nơi Quan Thế Âm độ thế, cứu khổ, giúp con người vượt vòng trầm luân.
Sau khi leo lên hết những bậc đá trên con đường dẫn vào chùa, bước qua cổng chính, ngay trên lối vào chính điện, nằm giữa trung tâm của khoảng sân rộng với những hàng cây cảnh đẹp mắt là tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, bên phải là Quan Thế Âm Bồ tát, và bên trái là Tam Tạng Phật, bốn vị Thần Long Hộ Pháp cùng 18 vị La Hán được sắp xếp hai hàng bảo vệ cho chính điện. Phía bên trái là tượng Phật Quan Thế Âm cao 67m, đường kính tòa sen 35m được xem là cao nhất Việt Nam.
Dưới chân đài sen của bức tượng luôn thu hút rất đông du khách và phật tử tới lễ Phật và thưởng ngoạn nét đẹp từ bi của bức tượng có một không hai này. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”. Tượng đứng tựa lưng vào núi, hướng ra biển, đôi mắt hiền từ nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa. Cảnh quan gian chính điện kết hợp với bức tượng Phật Quan Thế Âm tạo nên một bức tranh toàn cảnh linh thiêng, thanh tịnh mà tao nhã như chốn bồng lai.
Đến thăm chùa Linh Ứng, du khách thập phương còn có dịp tham quan bức tranh toàn cảnh của một đô thị đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Từ chùa phóng tầm mắt về phía biển sẽ thấy bao quanh bởi một màu xanh bát ngát biển trời, bờ cát dài trắng mịn chạy vòng cung theo con đường dưới chân núi lấp lánh dưới cái nắng dịu của vùng bán đảo.
Nếu đổi hướng nhìn về thành phố, những tòa nhà cao tầng nổi phía bên kia bờ sông Hàn như những ngọn tháp in trên nền trời xanh mây trắng. Trên con đường từ trung tâm thành phố ra bán đảo Sơn Trà, du khách sẽ dừng chân trên cầu Thuận Phước, cầu nằm vắt ngang đúng nơi con sông Hàn đổ về với biển. Đứng trên cầu, phóng tầm mắt về bốn phía mới thực sự cảm nhận được những nét đẹp của thiên nhiên, biển cả và sức sống mạnh mẽ của một thành phố tràn đầy sức sống.
Dọc hai bên sân chùa là hai hàng tượng 18 vị La hán, những biểu tượng tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của mỗi vị trong Thập bát La Hán đều mang những nét siêu nhiên kỳ bí nhưng cũng rất gần gũi dân gian.
Điểm nổi bật nhất trong quần thể kiến trúc chùa Linh Ứng Bãi Bụt là pho tượng Quán Thế Âm bồ tát cao 67 mét, đường kính tòa sen 35 mét, nhìn hướng ra biển. Đây là tác phẩm của hai điêu khắc gia Thụy Lam và Châu Viết Thạnh. Trong lòng tượng có 17 tầng mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 pho tượng Phật với hình dáng vẻ mặt tư thế khác nhau gọi là “Phật trung hữu Phật”. Ban đêm, pho tượng này được chiếu sáng nổi bật trên nền trời, hầu như từ mọi vị trí ở Đà Nẵng nều có thể nhin thấy.
Từ trên sân chùa, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố, núi và biển quanh Đà Nẵng. Xa xa về phía nam là danh thắng Ngũ Hành Sơn, bãi biển Non Nước với bãi cát dài trắng mịn.
Bên trong chánh điện rộng lớn, chính giữa thờ Phật Thích Ca, bên phải là thờ Quán Thế Âm bồ tát, bên trái thờ Địa Tạng Vương bồ tát. Ba pho tượng đều được đúc bằng đồng.
Ngoài chánh điện, chùa còn có nhà tổ, giảng đường, tăng đường và thư viện ...Một số công trình phụ khác vẫn được tiếp tục xây dựng.
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt nay đã trở thành một điểm du lịch, tham quan hấp dẫn ở Đà Nẵng. Đường lên ngôi chùa trên núi này thật dễ dàng nhờ có một con đường tráng nhựa rộng rãi men theo sườn đồi đưa du khách lên tận nơi.
Theo Du lịch Sơn Trà