Con người có thật sự chỉ có 5 giác quan?
Hầu hết chúng ta đều đồng tình rằng con người có năm giác quan. Hẳn vậy, vì nếu không, bộ phim nổi tiếng về một cậu bé có khả năng cảm nhận những điều huyền bí đã chẳng được đặt tên "Giác quan thứ Sáu".
Hằng ngày, chúng ta sống dựa trên khả năng nhìn, nghe, nếm, ngửi và chạm (sờ). Tất cả những giác quan đó đều cực kỳ quan trọng và đặc biệt, cuộc sống của mỗi con người sẽ khó khăn hơn gấp bội nếu thiếu một trong 5 giác quan trên.
Tuy vậy, sự thật là không phải tất cả mọi người đều đồng tình với con số 5 đó. Họ cho rằng đó chưa phải là con số giác quan chính xác để nói về cách thức chúng ta nhận biết thế giới xung quanh. Một số chuyên gia đã bỏ công nghiên cứu sâu về những giác quan của con người, và cho ra nhiều ý kiến trái chiều. Một số người cho rằng con người thực chất chỉ có ba giác quan chính, một số khác lại mạnh dạn liệt kê con số giác quan lên đến hơn 1000.
Con người có năm giác quan?
Nguyên tắc về năm giác quan của con người có nguồn gốc từ tác phẩm De Anima (Bàn về Linh hồn) của Aristotle, nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại. Trong tác phẩm này, ông đã bàn về bản chất tự nhiên của các sinh vật sống. Ông ưu ái dành nguyên một chương để nói về thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác. Ngày nay, năm giác quan đó được coi như là nền tảng và đôi khi được dùng để tham chiếu trước khi các tác giả muốn đề cập tới những chủ đề nào đó huyền bí hơn, gây tranh cãi hơn.
Từ đó đến nay, có nhiều nghiên cứu khác về những giác quan của con người, nhưng chúng ta vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể. Định nghĩa chúng ta vẫn thường biết về giác quan là "một phần của hệ thần kinh giúp chúng ta cảm nhận các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể". Một định nghĩa khác về giác quan theo Jessica Cerratini: "là một hệ thống của cơ thể bao gồm một nhóm các tế bào cảm giác không chỉ giúp phản ứng với các xung động vật lý cụ thể, mà còn kết nối với một khu vực cụ thể của não bộ".
Nguyên tắc về năm giác quan của con người có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại.
Nguyên tắc về năm giác quan của con người có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại.
Như đã nói ở trên, "con người có năm giác quan" dường như đã được chuẩn hóa và coi là nền tảng kiến thức cho bất cứ ai muốn nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, mà chúng ta đã vô tình quên rằng đây thật ra cũng là một giả thuyết.
Các giác quan chưa được đặt tên
Rất nhiều nghiên cứu về các giác quan sau đó đã cho thấy rằng, nếu các nhà thần kinh học đi sâu hơn vào tìm hiểu các định nghĩa thật cụ thể về các giác quan, họ sẽ phát hiện thêm rất nhiều giác quan chưa được đặt tên. Dưới đây là một số ví dụ cho những "giác quan" thú vị chúng ta vẫn thường trải nghiệm hằng ngày:
Bạn hãy nhắm mắt lại và đặt đầu ngón tay trỏ phải của bạn vào khuỷu tay trái. Bạn có gặp khó khăn gì không?
Bạn đứng thẳng, nhắm mắt, thả lỏng. Tôi sẽ đỡ bạn nghiêng dần sang một bên. Bạn có cảm nhận được vị trí cơ thể của của bạn đang nghiêng dần không?
Bạn ngồi trên một chiếc xe ô tô đang đứng yên, nhắm mắt, thậm chí có thể bịt tai nếu bạn muốn. Khi chiếc xe chuyển động, bạn có cảm nhận được xe đang tiến hay đang lùi không? Thậm chí khi nó tăng tốc hay đi chậm lại, bạn có thể cảm nhận không?
Qua các trường hợp trên, bạn sẽ nhận ra rằng nếu nhận thức về thế giới xung quanh của con người được thực hiện bằng năm giác quan đơn lẻ, thì chúng ta chắc chắn sẽ không có được các cảm nhận như vậy. Chúng liên quan nhiều đến định vị cơ thể, là sự kết hợp giữa xúc giác và khả năng cân bằng của cơ thể. Những khả năng đó cũng giúp chúng ta nhận biết xung quanh giống giác quan, nhưng chưa từng được đặt tên cụ thể.
Một số nghiên cứu
Một số chuyên gia, trong quá trình nghiên cứu của mình, đã lập luận rằng các giác quan cần phải được định nghĩa bằng những hình thức cảm nhận mà chúng ta có, tức là mỗi cách cảm ứng khác nhau đồng nghĩa với việc có một giác quan khác nhau. Điều này khiến cho năm giác quan cơ bản của chúng ta được chia nhỏ thành rất nhiều giác quan khác nhau. Ví dụ: cùng thuộc xúc giác, nhưng cảm nhận của chúng ta về nóng, lạnh, ấm, mát, cảm nhận về đau đớn, về áp lực lên da... rất khác biệt. Hay một ví dụ khác: cùng thuộc vị giác, nhưng chúng ta có nhiều cảm nhận khác nhau về chua, cay, mặn, ngọt, về độ nóng, nguội, về vị ôi thiu... Và nếu cứ theo logic phân chia này, thì con số 1000 giác quan của con người cũng có thể coi là một giả thuyết hợp lý.
Một số khác, ngược lại, lại cho rằng con số năm giác quan là quá nhiều. Theo lập luận của họ, con người chỉ có 3 nhóm giác quan chính, đó là là cơ học (gồm sờ mó, nghe ngóng), hóa học (gồm nếm, ngửi và các cảm giác bên trong cơ thể), và ánh sáng.
Vậy việc nghiên cứu về những giác quan của con người có ý nghĩa như thế nào? Đối với những người có khó khăn về cảm giác, thì vấn đề giác quan không đơn thuần chỉ dừng lại ở mức độ giải đáp khoa học.
Walfish – tác giả của cuốn sách ""The Self-Aware Parent" – cho rằng: "Một số trẻ em và người lớn rất nhạy cảm với tiếng ồn (thính giác) hoặc với sự tiếp xúc (xúc giác)". Cô nói tiếng lạo xạo của quần áo hoặc các đường gân nối của trang phục có thể gây cảm giác khó chịu cho những ai có xúc giác quá nhạy cảm. Cô nói thêm: "Việc xác định và tìm hiểu về sự nhạy cảm cũng như mức độ tổn thương cảm xúc của bản thân sẽ giúp bảo vệ chúng ta khỏi những tình huống khiến chúng ta có cảm giác tiêu cực như thất vọng, hiểu lầm, giận dữ, và sợ hãi".
Theo Walfish, những chuyên gia liệt kê quá nhiều giác quan (một số chuyên gia liệt kê đến 20 giác quan) không giúp các bậc phụ huynh xử lý các vấn đề về rối loạn cảm xúc của con cái mình. Họ chỉ đang làm cho vấn đề trở nên phức tạp và rối rắm hơn.
Cô cũng cho rằng: "Khả năng giữ cân bằng và khả năng định vị khoảng cách giữa chúng ta và người khác có thể được coi là hai giác quan nữa". Rất nhiều trẻ em và người lớn đã gặp phải khó khăn thuộc hai lĩnh vực này. Những bác sỹ nhận biết được các giác quan này sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra các quyết định điều trị đối với các bệnh nhân có vấn đề về cảm giác.
Kết luận
Như vậy, chúng ta có thể thấy có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về giác quan của con người. Tuy vậy, cần nhìn nhận rằng không có một cách đơn lẻ, logic nào để định nghĩa về các giác quan. Sẽ là không mấy hợp lý khi đưa ra những phân tách giữa các giác quan, khi trên thực tế chúng ít nhiều đều hòa trộn với nhau. Giống như màu sắc của thức ăn hay âm thanh trong một nhà hàng sẽ gây tác động tới vị giác của bạn vậy. Điều này cũng lý giải câu chuyện về rừng mơ: những người lính tưởng tượng đến hình ảnh của những quả mơ, nhưng chính vị giác của họ mới là thứ khiến họ thèm thuồng và thúc đẩy họ đi nhanh hơn nữa.
Bởi vậy, nếu bạn hoàn toàn có thể nhận thức đầy đủ về thế giới xung quanh bạn, hãy chỉ cần vui vẻ và tận hưởng cuộc sống của mình. Dù bạn có 3, có 5, hay có hàng nghìn giác quan đi chăng nữa, thì bạn vẫn là con người đầy đủ và hạnh phúc nhất trên thế giới này.
Theo vnreview
Hằng ngày, chúng ta sống dựa trên khả năng nhìn, nghe, nếm, ngửi và chạm (sờ). Tất cả những giác quan đó đều cực kỳ quan trọng và đặc biệt, cuộc sống của mỗi con người sẽ khó khăn hơn gấp bội nếu thiếu một trong 5 giác quan trên.
Tuy vậy, sự thật là không phải tất cả mọi người đều đồng tình với con số 5 đó. Họ cho rằng đó chưa phải là con số giác quan chính xác để nói về cách thức chúng ta nhận biết thế giới xung quanh. Một số chuyên gia đã bỏ công nghiên cứu sâu về những giác quan của con người, và cho ra nhiều ý kiến trái chiều. Một số người cho rằng con người thực chất chỉ có ba giác quan chính, một số khác lại mạnh dạn liệt kê con số giác quan lên đến hơn 1000.
Con người có năm giác quan?
Nguyên tắc về năm giác quan của con người có nguồn gốc từ tác phẩm De Anima (Bàn về Linh hồn) của Aristotle, nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại. Trong tác phẩm này, ông đã bàn về bản chất tự nhiên của các sinh vật sống. Ông ưu ái dành nguyên một chương để nói về thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác. Ngày nay, năm giác quan đó được coi như là nền tảng và đôi khi được dùng để tham chiếu trước khi các tác giả muốn đề cập tới những chủ đề nào đó huyền bí hơn, gây tranh cãi hơn.
Từ đó đến nay, có nhiều nghiên cứu khác về những giác quan của con người, nhưng chúng ta vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể. Định nghĩa chúng ta vẫn thường biết về giác quan là "một phần của hệ thần kinh giúp chúng ta cảm nhận các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể". Một định nghĩa khác về giác quan theo Jessica Cerratini: "là một hệ thống của cơ thể bao gồm một nhóm các tế bào cảm giác không chỉ giúp phản ứng với các xung động vật lý cụ thể, mà còn kết nối với một khu vực cụ thể của não bộ".
Nguyên tắc về năm giác quan của con người có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại.
Nguyên tắc về năm giác quan của con người có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại.
Như đã nói ở trên, "con người có năm giác quan" dường như đã được chuẩn hóa và coi là nền tảng kiến thức cho bất cứ ai muốn nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, mà chúng ta đã vô tình quên rằng đây thật ra cũng là một giả thuyết.
Các giác quan chưa được đặt tên
Rất nhiều nghiên cứu về các giác quan sau đó đã cho thấy rằng, nếu các nhà thần kinh học đi sâu hơn vào tìm hiểu các định nghĩa thật cụ thể về các giác quan, họ sẽ phát hiện thêm rất nhiều giác quan chưa được đặt tên. Dưới đây là một số ví dụ cho những "giác quan" thú vị chúng ta vẫn thường trải nghiệm hằng ngày:
Bạn hãy nhắm mắt lại và đặt đầu ngón tay trỏ phải của bạn vào khuỷu tay trái. Bạn có gặp khó khăn gì không?
Bạn đứng thẳng, nhắm mắt, thả lỏng. Tôi sẽ đỡ bạn nghiêng dần sang một bên. Bạn có cảm nhận được vị trí cơ thể của của bạn đang nghiêng dần không?
Bạn ngồi trên một chiếc xe ô tô đang đứng yên, nhắm mắt, thậm chí có thể bịt tai nếu bạn muốn. Khi chiếc xe chuyển động, bạn có cảm nhận được xe đang tiến hay đang lùi không? Thậm chí khi nó tăng tốc hay đi chậm lại, bạn có thể cảm nhận không?
Qua các trường hợp trên, bạn sẽ nhận ra rằng nếu nhận thức về thế giới xung quanh của con người được thực hiện bằng năm giác quan đơn lẻ, thì chúng ta chắc chắn sẽ không có được các cảm nhận như vậy. Chúng liên quan nhiều đến định vị cơ thể, là sự kết hợp giữa xúc giác và khả năng cân bằng của cơ thể. Những khả năng đó cũng giúp chúng ta nhận biết xung quanh giống giác quan, nhưng chưa từng được đặt tên cụ thể.
Một số nghiên cứu
Một số chuyên gia, trong quá trình nghiên cứu của mình, đã lập luận rằng các giác quan cần phải được định nghĩa bằng những hình thức cảm nhận mà chúng ta có, tức là mỗi cách cảm ứng khác nhau đồng nghĩa với việc có một giác quan khác nhau. Điều này khiến cho năm giác quan cơ bản của chúng ta được chia nhỏ thành rất nhiều giác quan khác nhau. Ví dụ: cùng thuộc xúc giác, nhưng cảm nhận của chúng ta về nóng, lạnh, ấm, mát, cảm nhận về đau đớn, về áp lực lên da... rất khác biệt. Hay một ví dụ khác: cùng thuộc vị giác, nhưng chúng ta có nhiều cảm nhận khác nhau về chua, cay, mặn, ngọt, về độ nóng, nguội, về vị ôi thiu... Và nếu cứ theo logic phân chia này, thì con số 1000 giác quan của con người cũng có thể coi là một giả thuyết hợp lý.
Một số khác, ngược lại, lại cho rằng con số năm giác quan là quá nhiều. Theo lập luận của họ, con người chỉ có 3 nhóm giác quan chính, đó là là cơ học (gồm sờ mó, nghe ngóng), hóa học (gồm nếm, ngửi và các cảm giác bên trong cơ thể), và ánh sáng.
Vậy việc nghiên cứu về những giác quan của con người có ý nghĩa như thế nào? Đối với những người có khó khăn về cảm giác, thì vấn đề giác quan không đơn thuần chỉ dừng lại ở mức độ giải đáp khoa học.
Walfish – tác giả của cuốn sách ""The Self-Aware Parent" – cho rằng: "Một số trẻ em và người lớn rất nhạy cảm với tiếng ồn (thính giác) hoặc với sự tiếp xúc (xúc giác)". Cô nói tiếng lạo xạo của quần áo hoặc các đường gân nối của trang phục có thể gây cảm giác khó chịu cho những ai có xúc giác quá nhạy cảm. Cô nói thêm: "Việc xác định và tìm hiểu về sự nhạy cảm cũng như mức độ tổn thương cảm xúc của bản thân sẽ giúp bảo vệ chúng ta khỏi những tình huống khiến chúng ta có cảm giác tiêu cực như thất vọng, hiểu lầm, giận dữ, và sợ hãi".
Theo Walfish, những chuyên gia liệt kê quá nhiều giác quan (một số chuyên gia liệt kê đến 20 giác quan) không giúp các bậc phụ huynh xử lý các vấn đề về rối loạn cảm xúc của con cái mình. Họ chỉ đang làm cho vấn đề trở nên phức tạp và rối rắm hơn.
Cô cũng cho rằng: "Khả năng giữ cân bằng và khả năng định vị khoảng cách giữa chúng ta và người khác có thể được coi là hai giác quan nữa". Rất nhiều trẻ em và người lớn đã gặp phải khó khăn thuộc hai lĩnh vực này. Những bác sỹ nhận biết được các giác quan này sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra các quyết định điều trị đối với các bệnh nhân có vấn đề về cảm giác.
Kết luận
Như vậy, chúng ta có thể thấy có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về giác quan của con người. Tuy vậy, cần nhìn nhận rằng không có một cách đơn lẻ, logic nào để định nghĩa về các giác quan. Sẽ là không mấy hợp lý khi đưa ra những phân tách giữa các giác quan, khi trên thực tế chúng ít nhiều đều hòa trộn với nhau. Giống như màu sắc của thức ăn hay âm thanh trong một nhà hàng sẽ gây tác động tới vị giác của bạn vậy. Điều này cũng lý giải câu chuyện về rừng mơ: những người lính tưởng tượng đến hình ảnh của những quả mơ, nhưng chính vị giác của họ mới là thứ khiến họ thèm thuồng và thúc đẩy họ đi nhanh hơn nữa.
Bởi vậy, nếu bạn hoàn toàn có thể nhận thức đầy đủ về thế giới xung quanh bạn, hãy chỉ cần vui vẻ và tận hưởng cuộc sống của mình. Dù bạn có 3, có 5, hay có hàng nghìn giác quan đi chăng nữa, thì bạn vẫn là con người đầy đủ và hạnh phúc nhất trên thế giới này.
Theo vnreview