Làm sáng tỏ về những lợi ích cho sức khoẻ của tỏi
Một nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra được lý do tại sao tỏi rất tốt cho chúng ta.
Các nhà nghiên cứu đã tin rằng thành phần hữu cơ allicin- thành phần mang lại cho tỏi mùi và vị- hoạt động như là chất chống ôxy hoá mạnh nhất của thế giới. Nhưng đến tận bây giờ, vẫn chưa rõ về việc thành phần này hoạt động như thế nào hay tốt như thế nào so với các chất ôxy hoá phổ biến hơn như vitamin E và coenzim Q10, những chất mà ngăn chặn các ảnh hưởng gây hại của các gốc.
Giáo sư về hoá Derek Pratt-chủ nhiệm nghiên cứu cho biết “Chúng ta đã không hiểu được làm sao tỏi có thể chứa chất chống ôxy hoá hiệu quả như thế, bởi vì tỏi không có số lượng nhiều các loại hợp chất thường tạo ra hoạt động chống ôxy hoá cao ở cây, như là chất chống ôxy hoá tự nhiên flavanoid được tìm thấy ở trà xanh và nho. Nếu allicin thật sự tạo ra hoạt động chống ôxy hoá ở tỏi, chúng tôi muốn tìm ra lời giải về việc chúng hoạt động như thế nào”.
Nhóm nghiên cứu đã hồ nghi về khả năng của allicin trong việc chặn lại rất hiệu quả những gốc gây tổn hại và đã xem xét khả năng sảy ra là một hợp chất phân huỷ mới của allicin có thể chịu trách nhiệm về hoạt động chống ôxy hoá.
Qua các thí nghiệm với allicin nhân tạo, họ đã thấy rằng, một axit được sản xuất khi hợp chất phân huỷ nhanh chóng phản ứng với các gốc.
Các phát hiện này được đăng trên số báo tháng 1-2009 của tạp chí hoá học quốc tế Angewandte Chemie.
Tiến sỹ Pratt giải thích “Về cơ bản, chất allicin phải phân huỷ để tạo ra một chất chống ôxy hoá hiệu quả”.
“Phản ứng giữa sulfenic axit (RSOH) và các gốc thì nhanh hết sức có thể của nó, hạn chế bởi thời gian mà phản ứng mất để hai phân tử tiếp xúc nhau. Chưa ai thấy các hợp chất, tự nhiên hay nhân tạo, phản ứng với chức năng là các chất chống ôxy hoá nhanh như thế này”.
Nhà nghiên cứu tự tin về mối liên hệ tồn tại giữa độ phản ứng của sulfenic axit và các lợi ích chữa bệnh của tỏi. Tiến sỹ Pratt cho biết “Trong khi tỏi đang được dùng như là một thảo dược trong nhiều thế kỷ và có nhiều chất bổ sung tỏi trên thị trường, nhưng cho đến nay vẫn chưa có giải thích thuyết phục nào cho việc tại sao tỏi lại có hiệu quả như thế”.
“Tôi nghĩ chúng ta đang có được bước tiến đầu tiên trong việc làm rõ cơ chế hoá học nền tảng để giải thích được các ích lợi chữa bệnh của tỏi”.
Cùng với hành tây, tỏi tây và hẹ tây, tỏi là một loài trong họ Alliaceae. Tất cả những cây đó có một hợp chất mà tương tự như allicin, nhưng chúng không có khả năng chữa bệnh tương tự.
Tiến sỹ và các đồng sự của ông tin rằng, đó là do tốc độ phân huỷ thấp của các chất tương tự allicin trong hành tây, tỏi tây và hẹ tây. Điều này dẫn đến mức độ sulfenic axit thấp có sẵn để phản ứng với với các gốc như là các chất chống ôxy hoá.
Theo sciencedaily
Các nhà nghiên cứu đã tin rằng thành phần hữu cơ allicin- thành phần mang lại cho tỏi mùi và vị- hoạt động như là chất chống ôxy hoá mạnh nhất của thế giới. Nhưng đến tận bây giờ, vẫn chưa rõ về việc thành phần này hoạt động như thế nào hay tốt như thế nào so với các chất ôxy hoá phổ biến hơn như vitamin E và coenzim Q10, những chất mà ngăn chặn các ảnh hưởng gây hại của các gốc.
Giáo sư về hoá Derek Pratt-chủ nhiệm nghiên cứu cho biết “Chúng ta đã không hiểu được làm sao tỏi có thể chứa chất chống ôxy hoá hiệu quả như thế, bởi vì tỏi không có số lượng nhiều các loại hợp chất thường tạo ra hoạt động chống ôxy hoá cao ở cây, như là chất chống ôxy hoá tự nhiên flavanoid được tìm thấy ở trà xanh và nho. Nếu allicin thật sự tạo ra hoạt động chống ôxy hoá ở tỏi, chúng tôi muốn tìm ra lời giải về việc chúng hoạt động như thế nào”.
Nhóm nghiên cứu đã hồ nghi về khả năng của allicin trong việc chặn lại rất hiệu quả những gốc gây tổn hại và đã xem xét khả năng sảy ra là một hợp chất phân huỷ mới của allicin có thể chịu trách nhiệm về hoạt động chống ôxy hoá.
Qua các thí nghiệm với allicin nhân tạo, họ đã thấy rằng, một axit được sản xuất khi hợp chất phân huỷ nhanh chóng phản ứng với các gốc.
Các phát hiện này được đăng trên số báo tháng 1-2009 của tạp chí hoá học quốc tế Angewandte Chemie.
Tiến sỹ Pratt giải thích “Về cơ bản, chất allicin phải phân huỷ để tạo ra một chất chống ôxy hoá hiệu quả”.
“Phản ứng giữa sulfenic axit (RSOH) và các gốc thì nhanh hết sức có thể của nó, hạn chế bởi thời gian mà phản ứng mất để hai phân tử tiếp xúc nhau. Chưa ai thấy các hợp chất, tự nhiên hay nhân tạo, phản ứng với chức năng là các chất chống ôxy hoá nhanh như thế này”.
Nhà nghiên cứu tự tin về mối liên hệ tồn tại giữa độ phản ứng của sulfenic axit và các lợi ích chữa bệnh của tỏi. Tiến sỹ Pratt cho biết “Trong khi tỏi đang được dùng như là một thảo dược trong nhiều thế kỷ và có nhiều chất bổ sung tỏi trên thị trường, nhưng cho đến nay vẫn chưa có giải thích thuyết phục nào cho việc tại sao tỏi lại có hiệu quả như thế”.
“Tôi nghĩ chúng ta đang có được bước tiến đầu tiên trong việc làm rõ cơ chế hoá học nền tảng để giải thích được các ích lợi chữa bệnh của tỏi”.
Cùng với hành tây, tỏi tây và hẹ tây, tỏi là một loài trong họ Alliaceae. Tất cả những cây đó có một hợp chất mà tương tự như allicin, nhưng chúng không có khả năng chữa bệnh tương tự.
Tiến sỹ và các đồng sự của ông tin rằng, đó là do tốc độ phân huỷ thấp của các chất tương tự allicin trong hành tây, tỏi tây và hẹ tây. Điều này dẫn đến mức độ sulfenic axit thấp có sẵn để phản ứng với với các gốc như là các chất chống ôxy hoá.
Theo sciencedaily