TỔNG BÍ THƯ TRƯỜNG CHINH
Khuôn viên chùa Keo làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định,quê hương Tổng Bí thư Trường Chinh
Tổng Bí thư Đảng Bác Trường Chinh
Một người nhân nghĩa lại anh minh
Đỉnh cao lý luận kho văn hóa
Trong sáng đời tư sống rất tình.
Bác theo gương bác Hồ Chí Minh
Phấn đấu suốt đời vì nhân dân
Vững tay lái con thuyền cách mạng
Xây dựng cơ đồ rạng non sông.
Nhớ ngày đất nước bị bão giông
Ngoại xâm giặc giã chúng tràn sang
Bác Hồ lại ở xa Tổ quốc
Việc nước hai vai Bác gánh gồng.
Đã từng tù tội với xiềng gông
Sắt son cách mạng vẫn một lòng
Giũa mài lý luận trong ngục tối
“Sẽ đem thi thố một ngày mai”1.
“Đề cương văn hóa”2 tấm gương soi
Tỏa sáng văn minh khắp mọi nơi
Thả hồn vào cõi tình non nước
Từ trong lòng Bác nảy mầm tươi.
“Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ”3
Lật nhào ý thức hệ phương Tây
Để xây ý thức Việt Nam mới
Tự do dân chủ đất nước này.
“Lòng ta man mác gió hây hây
Câu chuyện tâm tình lẩn nước mây
Em biết đời anh say lý tưởng
Em mừng nhưng sợ cánh chim bay”4.
Cánh chim bay đất trời lồng lộng
Đường xa muôn dặm có xá chi
“Trường Chinh” đi xa vì nghĩa lớn
Chí khí đời này có mấy ai.
Một phen khói lửa đất trời xoay
“Nhật, Pháp bắn nhau” giữa đất này
“Hành động chúng ta” là chớp lấy
Thời cơ có một chẳng có hai.
Cách mạng mùa Thu năm bốn lăm5
Nhân dân nổi dậy chống xâm lăng
Kiến trúc sư Cách mạng tháng Tám
Trí tuệ Tổng Bí thư Trường Chinh.
Năm xưa người chiến thắng Nguyên Mông
Là nhà thao lược Hưng Đạo Vương
Nay người chiến thắng quân Nhật, Pháp
Là một nhà chiến lược Trường Chinh.
Cả hai đều là người Nam Định
Miền quê phát tiết đất học hành
Nghìn năm văn hiến người tài đức
Bừng ánh hào quang Bác Trường Chinh!
Praha, Séc, chiều 9-4-2000
Đức Vượng
(Cử nhân ngữ văn)
------
1,3,4. Thơ Sóng Hồng (Trường Chinh).
2.“Đề cương văn hóa Việt Nam” do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Trường Chinh viết năm 1943.
5.Trường Chinh (tên khai sinh là Đặng Xuân Khu, trong quá trình hoạt động cách mạng còn mang các tên và bút danh: Thận, Năm, Tân Trào, Q.T, Quyết Chiến, C.G.P... Làm thơ lấy bút danh là Sóng Hồng), sinh ngày 9-2-1947, tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định và mất ngày 30-9-1988, tại thủ đô Hà Nội; dòng dõi con nhà khoa bảng. Ông là một nhà hoạt động cách mạng bền bỉ, kiên cường, chí lớn, tài cao; đã bị giam giữ trong các nhà tù của thực dân tại Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội và Nhà tù Sơn La; làm quyền Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1940 - 1941, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1941 - 1951; Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam 1951 - 1956; Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 7-1986 đến tháng 12-1986; Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và nhiều chức vụ khác.
Trường Chinh là một nhà trí thức, một nhà văn hóa, một nhà lý luận tầm cỡ. Cống hiến nổi bật của Ông thể hiện ở giai đoạn Đảng hoạt động bí mật, Cách mạng tháng Tấm và kháng chiến chống Pháp. Ông là một trong số người được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất tin tưởng. Ông là người có khả năng tổng kết về Cách mạng tháng Tám và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam.