Mới cập nhật

Cách chữa trị bệnh Gút bằng thuốc nam

Chuyên gia đầu ngành: Tìm hiểu về bệnh Gút và cách chữa bệnh Gút tốt nhất hiện nay.

Bệnh gút (gout) còn có tên gọi dân gian là “Hoàng thống phong”, vốn là căn bệnh chỉ có “nhà giàu” mới mắc phải, tuy nhiên trong xã hội hiện đại ngày nay thì nó có thể là mối đe dọa với tất cả mọi người. Vậy đâu là nguyên nhân sâu xa gây nên chứng bệnh này và đâu là cách chữa bệnh gút tốt nhất, an toàn nhất? Mỗi chúng ta có thể làm gì để có thể phòng ngừa sự ảnh hưởng của Gout đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày?

Nhằm giúp những người bệnh Gút (gout) nói riêng và độc giả nói chung có thêm hiểu biết về bệnh cũng như những thông tin hữu ích về việc phòng ngừa và điều trị bệnh Gút, BBT chúng tôi đã có buổi phỏng vấn với Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Thị Phương – Nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT Hà Đông.

  • P/V: Chào bác sĩ Lê Thị Phương, xin bác sĩ cho biết bệnh Gút (gout) là gì và làm thế nào để biết mình bị Gút mà không phải các chứng đau nhức xương khớp thông thường?



  • Bs. Lê Thị Phương:


Xin chào mọi người.

Gout là một trong những chứng bệnh về khớp, sinh ra do rối loạn chuyển hóa các nhân Purin. Để biết chính xác mình bị Gout hay các bệnh về xương khớp khác thì người bệnh cần đi khám và làm các xét nghiệm, nhất là xét nghiệm về nồng độ acid uric trong máu. Tuy nhiên bệnh nhân cũng có thể nhận biết Gout thông qua một số biểu hiện của bệnh Gút như:

Bệnh nhân sẽ đột ngột thấy đau nhức khớp, thường gặp nhất là ở khớp bàn cổ chân, ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái có tỷ lệ lên tới 60-70%. Tình trạng sưng đau hay xuất hiện sau một bữa ăn uống nhiều chất đạm, rượu, sau lao động nặng, đi lại nhiều,…các khớp thường có biểu hiện sưng, sờ vào vùng da nóng, đặc biệt vùng da tổn thương hồng đỏ biểu hiện tình trạng viêm. Những cơn đau nhức dữ dội thường xảy ra vào ban đêm làm bệnh nhân mất ngủ và có thể kèm theo sốt. Ban đầu bệnh Gout cấp như trên xảy ra ở một vài khớp riêng lẻ, từng đợt lặp đi lặp lại, có thể tự hết trong vòng dưới 7 ngày.

Chữa trị bệnh gout bằng thuốc nam

Một trong những biểu hiện rõ nhất của bệnh gout

Nhưng nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị bệnh gút không đúng cách thì sau vài năm bệnh sẽ tiến triển thành mạn tính. Bệnh Gout mạn tính thường biểu hiện đa dạng hơn, có thể là viêm nhiều khớp cùng lúc mang tính đối xứng, các khớp biến dạng và kéo dài liên tục, sau mỗi đợt lại nặng hơn. Hoặc đôi khi bệnh nhân có thể sờ thấy những u cục dạng hạt nhỏ không đau ở một số vị trí trên các gân, đầu ngón tay, gót chân.

  • P/V: Trước kia dân gian hay nói “bệnh Gout là bệnh của nhà giàu” hay như chữ “Hoàng” trong Hoàng thống phong cũng ám chỉ điều đó. Vậy, thưa Bác sĩ nguyên nhân thực sự là do đâu khi mà hiện nay bất cứ ai cũng có thể bị mắc Gout ? Và bệnh Gout thì có tính di truyền không ạ?



  • Bs. Lê Thị Phương:


Nguyên nhân chính gây nên bệnh Gout chính là do lượng đạm nạp vào cơ thể vượt quá lượng cần thiết. Sở dĩ, ngày xưa ông cha ta ví von như vậy vì nhà giàu thì mới có tiền ăn nhiều của ngon vật lạ, ăn nhiều thịt nên mới mắc bệnh, còn người lao động chân tay quanh năm chỉ có cơm độn, rau dại, cá sông thì còn thiếu đạm chứ nói gì đến thừa.

Khi lượng đạm trong cơ thể vượt quá mức cho phép sẽ khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Nếu tình trạng này kéo dài, cơ thể sẽ tự động có những phản ứng thích nghi nhằm giảm lượng acid uric trong máu như: tăng bài tiết qua thận, lắng đọng muối urat trong màng hoạt dịch, da, kẽ thận, gân, khớp,…Chính phản ứng lắng đọng muối urat này đã dần dần dẫn đến sự biến đổi về hình thái của các tổ chức xương khớp, hình thành các tinh thể hình kim gây tổn thương sụn, màng hoạt dịch, bao khớp. Thông qua chỗ sụn bị tổn thương, các tinh thể hình kim này tiếp tục thâm nhập xuống xương dưới sụn, hình thành các hạt tophi, gây phá hủy xương.

Hơn 90% các trường hợp tăng acid uric máu là do thói quen ăn uống. Sử dụng nhiều thức uống có cồn, sử dụng đồ uống có hàm lượng đường cao, uống ít nước trắng, chế độ ăn chứa nhều đạm như thịt đỏ, trứng, hải sản, sữa,… Và 10% các trường hợp còn lại là do ảnh hưởng từ bệnh về thận, huyết áp, đái tháo đường, nghiên rượu, do sử dụng thuốc lâu ngày. Trong quá trình chữa bệnh gút, cần chú ý điều chỉnh thói quen ăn uống phù hợp để hỗ trợ việc điều trị gút đạt kết quả tốt nhất.

Chiếm tỷ lệ rất ít, dưới 1% nguyên nhân là do cơ thể bẩm sinh mất cân bằng hoặc rối loạn hệ enzym. Chính vì nguyên nhân này đã nảy sinh ý kiến Gout có thể do di truyền. Và trong một số nghiên cứu gần đây, người ta nhận thấy bệnh Gout có tính di truyền, tuy nhiên tỷ lệ này là không cao. Người ta cũng nhận thấy một số yếu tố gen cũng gây nên bệnh Gout song có bao nhiêu gen có thể gây bệnh thì vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, chưa có kết luận rõ ràng.

  • P/V: Bệnh Gout có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm gì nếu không được điều trị kịp thời ạ?



  • Bs. Lê Thị Phương:



Biến chứng của bệnh Gout

Biến chứng nguy hiểm nhất hay gặp ở bệnh Gout là biến chứng thận, đặc biệt là suy thận.

Nếu trong trường hợp các tinh thể urat lắng đọng ở mạch vành ở tim thì có thể gây ra nhồi máu cơ tim và gây đột tử.

Trong trường hợp các tinh thể urat lắng đọng ở khớp mà hình thành các hạt tophi, thì đến một mức nào đó các hạt tophi này to lên và có thể bị vỡ ra và gây các bội nhiễm. Thực tế chúng tôi đã gặp rất nhiều bệnh nhân mắc những dạng nhiễm trùng do vỡ tophi, nếu không được chữa trị bệnh gút kịp thời sẽ có khả năng gây nhiễm trùng huyết và dẫn đến tử vong.

  • P/V: Vậy, hiện nay hướng điều trị bệnh Gout được tiến hành như thế nào thưa Bác sĩ? 



  • Bs. Lê Thị Phương:


Khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh Gout, bệnh nhân cần thiết đến bệnh viện để tiến hành các xét nghiệm nhằm mục đích xác định chính xác tình trạng bệnh hiện tại, nguyên nhân gây bệnh mới có hướng điều trị Gout chính xác.

Hiện nay việc điều trị bệnh Gút cơ bản vẫn là dùng colchicin hoặc các thuốc chống viêm không steroid như diclofenac, meloxicam, celecoxib…được sử dụng trong các đợt cấp của bệnh. Các thuốc chữa trị bệnh Gút trên đây cũng được dùng để dự phòng cơn Gout cấp trong những trường hợp cơn Gout cấp hay tái phát theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa Cơ Xương Khớp. Đồng thời kết hợp chữa bệnh gút với các loại thuốc có tác dụng giảm nồng độ acid uric trong máu.

  • P/V: Hiện nay, có rất nhiều người bệnh đã và đang truyền tai nhau về cách chữa bệnh Gút bằng thuốc nam, Bác sĩ nghĩ sao về điều này ạ?

  •  Bs. Lê Thị Phương:


Cách chữa bệnh gút bằng thuốc nam là phương pháp chữa trị bệnh Gút đã có từ rất lâu và được lưu truyền đến ngày nay. Với ưu điểm là sử dụng các thành phần thảo dược thiên nhiên lành tính, chứa các hoạt chất kháng viêm và giảm đau tự nhiên, các bài thuốc nam chữa bệnh gout có khả năng cải thiện khá tốt triệu chứng của bệnh Gút mà vẫn hạn chế được những tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh.

Có thể liệt kê một số cách chữa trị bệnh Gút bằng thuốc nam đơn giản và được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn để chữa bệnh gút như:

1. Cách trị bệnh Gút bằng cây Hy thiêm:


Trong y học cổ truyền, Hy thiêm có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, trừ tê thấp, giảm đau, thông kinh lạc, thanh nhiệt, giải độc. Nhiều nghiên cứu cũng nhận thấy Hy thiêm chứa chất đắng daturosid, dimethylquercetin có khả năng hạ acid uric trong máu, giảm đau, chống viêm, thích hợp để điều trị bệnh Gút.

Người mắc bệnh Gút có thể sử dụng lá Hy thiêm sắc nước uống hàng ngày để giúp ngăn ngừa bệnh Gút tiến triển.


2. Chữa bệnh Gút bằng cây Sói rừng:


Cây sói rừng là thảo dược mộc hoang nhưng cũng góp mặt trong các vị thuốc nam có khả năng chữa bệnh gút. Các ghi chép về cây Sói rừng cho thấy, loài cây này có tác dụng hoạt huyết, khu phong trừ thấp, giải độc, làm tiêu viêm, tăng cường miễn dịch và bồi bổ xương khớp.

Từ rất lâu, dân gian đã dùng rễ cây Sói rừng sắc nước uống hàng ngày để chữa trị bệnh Gút, các chứng viêm đau xương khớp…

3. Chữa trị bệnh Gút bằng cây Lá lốt:


Lá lốt có tác dụng chữa trị nhiều căn bệnh xương khớp nhờ đặc tính ôn trung tán hàn, khu phong trừ thấp, chỉ thông, tiêu viêm, thông kinh lạc… Rất nhiều người dùng lá lốt để chữa các chứng đau nhức xương khớp, viêm khớp, trong đó bao gồm bệnh Gút.

Dân gian thường dùng lá lốt tươi hoặc khô đem sắc nước uống hàng ngày kết hợp với nấu nước lá lốt để ngâm tay, ngâm chân vào mỗi buổi tối để thanh lọc cơ thể, giải độc tố tích tụ do Gút, từ đó giảm thiểu cơn đau khớp và tình trạng sưng viêm khớp xương.


Tuy nhiên, nhược điểm của việc chữa bệnh gút bằng thuốc nam là thuốc phát huy hiệu quả chậm. Vì vậy, thời gian điều trị thường kéo dài khiến không ít bệnh nhân cảm thấy chán nản và bỏ ngang giữa chừng. Bênh cạnh đó, tình trạng bệnh Gút ở mỗi người thường khác nhau nên các bài thuốc này chỉ có tác dụng chung chung, khó điều trị bệnh Gút triệt để.





  • PV: Vậy, theo Bác sĩ, đâu là cách chữa bệnh Gút được đánh giá cao?





  •  Bs. Lê Thị Phương:



Phương pháp điều trị bệnh Gout bằng thuốc Đông y hiện nay đang được đánh giá là ưu việt hơn. Các bài thuốc đông y có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài và quan trọng là mang lại hiệu quả chữa bệnh gút triệt để. Đối với các trường hợp chớm bị có thể cho hiệu quả chữa khỏi và phòng ngừa tái phát hoàn toàn.

  • P/V: Việc dùng thuốc chữa viêm trong các bệnh viện đã khá là quen thuộc với người bệnh nhưng còn phương pháp điều trị bằng Đông y có vẻ vẫn còn khá mới mẻ. Bác sĩ có thể giải thích rõ hơn về việc sử dụng thuốc Đông y trong điều trị bệnh Gout được không ạ?



  • Bs. Lê Thị Phương:


Theo quan điểm Đông y, Thống phong được xếp vào phạm vi chứng “ Tý thống”, “ do dinh vệ hư, tấu lý không chặt, phong hàn thấp tà khí thừa lúc hư xâm nhập vào cơ thể, chính khí lưu thông bị tắc, sinh khí huyết ngưng trệ lâu ngày thành chứng tý”. Do vậy, việc điều trị bệnh Gout trong Đông y thường dựa vào chứng và mạch và rất chú trọng đến giai đoạn phát triển của bệnh. Đối với từng giai đoạn, các y bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh bài thuốc trị bệnh Gút cho phù hợp. Thuốc sẽ chủ yếu “Thanh nhiệt, thông lạc, khu trừ phong thấp”, hướng tới hoạt huyết thông lạc, bồi bổ khí huyết Can thận, giúp nâng cao chính khí.


  • P/V: Vậy làm cách nào để biết và lựa chọn được loại thuốc chữa bệnh Gout phù hợp với mình ạ?



  • Bs. Lê Thị Phương:



Thị trường thuốc Đông dược điều trị bệnh Gút rất đa dạng, nhưng như tôi đã nói ở trên, để biết và lựa chọn thuốc phù hợp thì cần tới trình độ chuyên môn của bác sĩ, xác định chính xác giai đoạn và kê đơn chính xác. Thêm vào đó là chất lượng thuốc đạt tiêu chuẩn.

Người bệnh nên lựa chọn các đơn vị uy tín, có bề dày kinh nghiệm chữa các bệnh xương khớp nói chung và Gout nói riêng. Các bạn có thể tham khảo một địa chỉ tôi cho là rất có uy tín trong lĩnh vực này, đó là Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam với bài thuốc “Cốt vương thần hiệu thang”.



“Cốt vương thần hiệu thang” là bài thuốc chuyên chủ trị các chứng bệnh về xương khớp có uy tín lớn tại Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam. Đây là kết quả của công trình nghiên cứu do các bác sĩ lương y của Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng đông y Việt Nam phụ trách về đề tài “Ứng dụng các Dược liệu quý trong điều trị chứng bệnh xương khớp tại nước ta”, đăng ký nghiên cứu từ những năm 2008 và công bố kết quả chính thức từ năm 2010. Công trình nghiên cứu này đã nghiên cứu sâu từng loại bệnh xương khớp và các thể bệnh. Thành phần bài thuốc bao gồm các loại thảo dược quen thuộc trong điều trị xương khớp nói chung và chữa bệnh gút nói riêng như:

– Bạch thược: giúp thư cân, dưỡng huyết

– Ma hoàng: giúp phát tán biểu tà

– Quế chi: thông kinh hoạt lạc

– Y dĩ: giúp trừ thấp…. kèm với đó là các vị thảo dược hỗ trợ giải độc, dưỡng sinh thay cho việc sử dụng thực phẩm nhiều đạm.

Bài thuốc không tập trung vào tác dụng giảm đau ngay tức thời mà chủ yếu bồi bổ và tăng cường chức năng thải độc gan, thận – hai cơ quan chính quyết định sức khỏe xương khớp, hoạt huyết thông kinh lạc, giúp máu lưu thông và lấy lại sự cân bằng, cụ thể là giảm acid uric trong máu bằng cách cải thiện chức năng gan, thận, thúc đẩy bài tiết acid uric qua đường tiết niệu nhiều hơn, nhờ vậy bệnh nhân sẽ dần dần hồi phục và giảm đau. Đồng thời các kháng sinh tự nhiên có trong những thành phần thảo dược này có thể kháng viêm, cải thiện ngay tình trạng sưng, đau, nóng rát, đỏ tấy,…. ở các khớp bị bệnh.

Tuy nhiên, cần lưu ý là khi sử dụng bài thuốc chữa bệnh gút này, người bệnh cần kiên trì bởi tác dụng của thuốc đông y không thể “uống ngày trước, khỏi ngày sau”. Thông thường, bệnh nhân uống thuốc trong vòng 1-3 tháng tùy mức độ bệnh sẽ cho kết quả điều trị tối đa.

  • P/V: Xin cám ơn những chia sẻ rất hữu ích vừa rồi từ bác sĩ. Bệnh Gout không chỉ gây ra những đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà nếu không được chữa trị kịp thời còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm vô cùng. Liệu bác sĩ có lời khuyên nào để giúp mọi người có thể phòng tránh bệnh Gout không ạ?



  • Bs. Lê Thị Phương:


Để phòng ngừa và điều trị bệnh Gout ngoài những biện pháp y học phải tuyệt đối tuân thủ thì chế độ ăn uống cần phải được chú ý rất khắt khe, đặc biệt phải tránh xa bia rượu bởi chất kích thích này sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

Cần chú ý tránh các thức ăn giàu purin như phủ tạng động vật; các thịt đỏ giàu nhân purin như thịt chó, thịt bò, bê, thịt dê; hải sản như tôm, cua, cá béo; đậu hạt các loại. Lượng thịt đỏ ăn vào trong ngày không quá 150gr.

Người bệnh cũng cần đảm bảo lượng nước trong ngày, đặc biệt tốt nếu bệnh nhân uống các loại nước khoáng có bổ sung kiềm hoặc nước kiềm.

Khi bệnh đang ở tình trạng cấp tính, người bệnh cần ngưng lại tất cả các hoạt động tập luyện dù nhẹ, để khớp được nghỉ ngơi. Khi tình trạng bệnh đã ổn định hơn, các khớp hết viêm thì nên tập các bài tập vận động khớp nhẹ nhàng dành riêng cho bệnh Gout hoặc lựa chọn một môn thể thao vừa sức để hỗ trợ quá trình chữa bệnh gút.

P/V: Một lần nữa cảm ơn những chia sẻ hết sức hữu ích của bác sĩ. Xin chúc bác sĩ luôn mạnh khỏe và luôn có những ý kiến đóng góp tích cực cho nền y học, đặc biệt là YHCT của nước nhà!

 

Theo trang web "Bệnh cơ xương khớp"