Chùa Đà Quận Cao Bằng nổi tiếng với hai chiếc chuông gần 400 tuổi
Được xây dựng từ thời vua Mạc Kính Cung thờ Phật Bà Quan âm, chùa Đà Quận là ngôi chùa mang giá trị lịch sử to lớn đối với nước ta. Chùa nằm ở làng Đà Quận, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
Bên trong chùa nổi tiếng miền Bắc này có hai quả chuông treo hai bên lầu gác đền thờ công chúa Hồng Liên cao 4 thức 5 tấc, chu vi 8 thước 9 tất, ước tính chuông nặng gần 1 tấn.
Hằng năm vào ngày mùng 9 tháng giêng nhân dân Cao Bằng lại đua nhau đi trẩy hội. Vào mỗi dịp lễ bái lớn như thế thì người ta sẽ gõ chuông, tiếng chuông vang xa như sấm, chấn động tứ phía. Chuông chùa Đà Quận là một di sản văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam, một vật thể xứng đáng được giữ gìn và lưu truyền cho đời sau.
Cuộc Hội thảo về văn hóa dân gian Cao Bằng năm 1993, họa sĩ Phan Ngọc Khuê cho rằng chuông đã bị mờ hết chữ, không thể miêu tả chi tiết được nhưng nó thuộc phong cách nghệ thuật cuối đời Trần đầu đời Lê.
Nhằm quyết tâm tìm ra được giá trị quý giá của cặp chuông này, Phó chủ tịch UBNND tỉnh Cao Bằng, ông Triệu Đình Vương cùng với giám đốc Sở VHTT tỉnh tổ chức cuộc khảo sát điền dã vào năm 1993 trực tiếp mời giáo sư Trần Quốc Vượng đến thăm chùa.
Kết quả sơ bộ chỉ ra rằng hai quả chuông chùa Đà Quận nằm trong loại những quả chuông lớn nhất ở nước ta. Chuông to cao 1,75m, miệng chuông có đường kính 1,07m còn chuông nhỏ hơn chỉ cao 1,55m và miệng chuông rộng 0m95. Cả hai đều được gia công bằng hợp kim đồng, vì có tuổi thọ khá lâu đời nên đã bị ngã sang màu gang.
Hai quả chuông to đến thế tuy nhiên quai treo lại khá ngắn và chỉ cao chừng 20cm. Cả hai chuông có hình dáng mập khỏe, hình khối căng bầu. Nói về hoa văn trang trí trên chuông thì không thể không nhắc đến một bông hoa sen nổi cao gồm 12 cánh vuông. Thêm vào đó là một đôi rồng gắn ngược chiều nhau ở khoảng ngực, cặp rồng có mào dài, sừng lại ngắn và mập, tóc chải khá mượt.
Với dáng dấp chuông và những nét trang trí nổi bật nhất trên thân chuông ta dễ dàng nhận ra chất điêu khắc nối khối, chân chất, mộc mạc nó giống như bản chất ăn sâu bên trong mỗi người con đất Việt thời bấy giờ.
Nhờ vào hình khối và đường nét mà đoàn điền dã đã có thể liên hệ với lịch sử và cảm nhận rằng cả hai quả chuông này đều thể hiện nhiều khả năng đặc điểm là những di vật quý báu còn sót lại của thời hậu Mạc.
Theo trang Chùa nổi tiếng
Bên trong chùa nổi tiếng miền Bắc này có hai quả chuông treo hai bên lầu gác đền thờ công chúa Hồng Liên cao 4 thức 5 tấc, chu vi 8 thước 9 tất, ước tính chuông nặng gần 1 tấn.
Hằng năm vào ngày mùng 9 tháng giêng nhân dân Cao Bằng lại đua nhau đi trẩy hội. Vào mỗi dịp lễ bái lớn như thế thì người ta sẽ gõ chuông, tiếng chuông vang xa như sấm, chấn động tứ phía. Chuông chùa Đà Quận là một di sản văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam, một vật thể xứng đáng được giữ gìn và lưu truyền cho đời sau.
Cuộc Hội thảo về văn hóa dân gian Cao Bằng năm 1993, họa sĩ Phan Ngọc Khuê cho rằng chuông đã bị mờ hết chữ, không thể miêu tả chi tiết được nhưng nó thuộc phong cách nghệ thuật cuối đời Trần đầu đời Lê.
Nhằm quyết tâm tìm ra được giá trị quý giá của cặp chuông này, Phó chủ tịch UBNND tỉnh Cao Bằng, ông Triệu Đình Vương cùng với giám đốc Sở VHTT tỉnh tổ chức cuộc khảo sát điền dã vào năm 1993 trực tiếp mời giáo sư Trần Quốc Vượng đến thăm chùa.
Kết quả sơ bộ chỉ ra rằng hai quả chuông chùa Đà Quận nằm trong loại những quả chuông lớn nhất ở nước ta. Chuông to cao 1,75m, miệng chuông có đường kính 1,07m còn chuông nhỏ hơn chỉ cao 1,55m và miệng chuông rộng 0m95. Cả hai đều được gia công bằng hợp kim đồng, vì có tuổi thọ khá lâu đời nên đã bị ngã sang màu gang.
Hai quả chuông to đến thế tuy nhiên quai treo lại khá ngắn và chỉ cao chừng 20cm. Cả hai chuông có hình dáng mập khỏe, hình khối căng bầu. Nói về hoa văn trang trí trên chuông thì không thể không nhắc đến một bông hoa sen nổi cao gồm 12 cánh vuông. Thêm vào đó là một đôi rồng gắn ngược chiều nhau ở khoảng ngực, cặp rồng có mào dài, sừng lại ngắn và mập, tóc chải khá mượt.
Với dáng dấp chuông và những nét trang trí nổi bật nhất trên thân chuông ta dễ dàng nhận ra chất điêu khắc nối khối, chân chất, mộc mạc nó giống như bản chất ăn sâu bên trong mỗi người con đất Việt thời bấy giờ.
Nhờ vào hình khối và đường nét mà đoàn điền dã đã có thể liên hệ với lịch sử và cảm nhận rằng cả hai quả chuông này đều thể hiện nhiều khả năng đặc điểm là những di vật quý báu còn sót lại của thời hậu Mạc.
Theo trang Chùa nổi tiếng