Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2016
Dựa trên kết quả báo cáo tổng quan về tình hình kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, tạp chí tài chính Global Finance Magazine đã đưa ra bảng xếp hạng những quốc gia và vùng lãnh thổ có mức thu nhập bình quân cao nhất thế giới trong năm 2016.
Những quốc gia giàu có hàng đầu trên thế giới đều không quá đông dân, đồng thời cũng sở hữu nguồn tài nguyên dầu mỏ rất phong phú như: Qatar (đứng thứ nhất), Brunei (đứng thứ năm), Kuwait (đứng thứ sáu), Thụy Điển (đứng thứ tám) cùng các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (đứng thứ chín).
Bốn nước còn lại là Luxembourg (đứng thứ hai), Singapore (đứng thứ tư), Ireland (đứng thứ bảy) hay San Marino (đứng thứ mười) đều phát triển bằng việc thu hút hoạt động đầu tư tài chính với mức thuế ưu đãi và môi trường năng động.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia lại có nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn lao động nhập cư – đặc biệt là các nước Trung Đông. Do chưa là dân số chính thức nên họ không hề được "chia phần" khi tính thu nhập trung bình dựa theo GDP.
Việt Nam năm nay đứng thứ 128 trên tổng số 189 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát với mức thu nhập bình quân đầu người là 6.421 USD/người/năm (tương đương khoảng 150 triệu đồng/người/năm).
Dưới đây là top 10 quốc gia và vùng lãnh thổ giàu có hàng đầu trên thế giới.
1. Qatar: 129.512 USD/người/năm (tương đương khoảng 3.000 tỷ đồng/người/năm)
Mặc dù vẫn đứng đầu danh sách nhưng thu nhập trung bình của người dân Qatar trong năm 2016 đã giảm tới gần 15.000 USD (tương đương khoảng 350 triệu đồng) so với năm 2015 do giá dầu thô đang tiếp tục đi xuống.
2. Luxembourg: 100.911 USD/người/năm (tương đương khoảng 2.300 tỷ đồng/người/năm)
Do phụ thuộc chủ yếu vào các hoạt động đầu tư tài chính, vì vậy nền kinh tế tại Luxembourg đã chứng kiến sự tăng trưởng trong năm 2016 với thu nhập trung bình của người dân tăng thêm khoảng 5.000 USD (tương đương hơn 110 triệu đồng).
Dẫu chính sách thuế tại quốc này gia này đang chịu sự chi phối chung của EU, song Luxembourg vẫn được dự đoán vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng vào thời gian tới nhờ sức mua trong nước cao và khả năng cung cấp các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp.
3. Ma Cao (Trung Quốc): 87.845 USD/người/năm (tương đương khoảng 2.000 tỷ đồng/người/năm)
Năm 2014, nền kinh tế Ma Cao (Trung Quốc) chịu ảnh hưởng nặng nề do những lo ngại về chính sách chống tham nhũng mạnh tay của chính quyền trung ương Trung Quốc với tổng GDP bị "đánh sụt" tới hơn 20%.
Tuy nhiên, nền kinh tế Ma Cao đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại sau hơn 2 năm dài phục hồi và phát triển.
4. Singapore: 86.854 USD/người/năm (tương đương khoảng 2.000 tỷ đồng/người/năm)
Singapore là một trong những trung tâm thương mại và tài chính quan trọng nhất thế giới. Do vậy, nền kinh tế của họ cũng được hưởng lợi không nhỏ, đồng thời rất nhạy cảm với các biến động trên thị trường quốc tế.
5. Brunei: 77.662 USD/người/năm (tương đương khoảng 1.800 tỷ đồng/người/năm)
Nền kinh tế Brunei gặp khó khăn do giá dầu thô đi xuống trong năm 2016, tuy nhiên vẫn duy trì vị trí khá cao trong bảng xếp hạng do có mức dân số thấp.
Hiện nay, họ đang cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế, đặc biệt là ngành hóa dầu và chăn nuôi bò lấy thịt để tăng nguồn thu nhập chung của toàn quốc gia.
6. Kuwait: 70.587 USD/người/năm (tương đương khoảng 1.600 tỷ đồng/người/năm)
Cũng giống như Brunei, trong năm 2016 nền kinh tế của Kuwait đã gặp phải nhiều khó khăn do quá phụ thuộc vào việc xuất khẩu dầu thô.
Chính quyền Kuwait đang nỗ lực cải cách cả về mặt kinh tế lẫn chính trị nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
7. Ireland: 69.374 USD/người/năm (tương đương khoảng 1.600 tỷ đồng/người/năm)
Nền kinh tế của Ireland phát triển nhờ hoạt động đầu tư kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ. Do đó, quốc gia này luôn có tốc độ phục hồi nhanh nhất khối Eurozone nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro đáng kể.
Ireland được dự đoán vẫn sẽ tiếp tục phát triển và nhận được nhiều lợi ích từ sự kiện Brexit.
8. Thụy Điển: 69.031 USD/người/năm (tương đương khoảng 1.600 tỷ đồng/người/năm)
Nền kinh tế Thụy Điển gặp khó khăn do giá dầu thô đi xuống trong năm 2016, tuy nhiên vẫn duy trì vị trí khá cao trong bảng xếp hạng do mức dân số thấp và cơ sở hạ tầng tốt.
Chính quyền Thụy Điển đang nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ, song tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang có dấu hiệu gia tăng.
9. Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất: 67.947 USD/người/năm (tương đương khoảng 1.500 tỷ đồng/người/năm)
Tuy cũng phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu dầu mỏ, thế nhưng Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất hiện vẫn là quốc gia có nền kinh tế ổn định nhất khu vực Vùng Vịnh nhờ vào những chính sách đa dạng hóa thích hợp.
10. San Marino: 86.854 USD/người/năm (tương đương khoảng 2.000 tỷ đồng/người/năm)
San Marino là quốc gia cộng hòa lâu đời nhất châu Âu hiện vẫn còn tồn tại, đồng thời là quốc gia nhỏ thứ năm thế giới với dân số chỉ khoảng 32.000 người. Nền kinh tế nước này phụ thuộc vào việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho những quốc gia châu Âu khác.
Theo Kênh 14.vn
Mức thu nhập bình quân được xếp dựa trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước đạt trong năm 2016 chia trung bình cho tổng số dân, sau đó hiệu chỉnh lại theo sức mua tương đương (PPP) để đưa ra so sánh phù hợp nhất.
Những quốc gia giàu có hàng đầu trên thế giới đều không quá đông dân, đồng thời cũng sở hữu nguồn tài nguyên dầu mỏ rất phong phú như: Qatar (đứng thứ nhất), Brunei (đứng thứ năm), Kuwait (đứng thứ sáu), Thụy Điển (đứng thứ tám) cùng các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (đứng thứ chín).
Bốn nước còn lại là Luxembourg (đứng thứ hai), Singapore (đứng thứ tư), Ireland (đứng thứ bảy) hay San Marino (đứng thứ mười) đều phát triển bằng việc thu hút hoạt động đầu tư tài chính với mức thuế ưu đãi và môi trường năng động.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia lại có nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn lao động nhập cư – đặc biệt là các nước Trung Đông. Do chưa là dân số chính thức nên họ không hề được "chia phần" khi tính thu nhập trung bình dựa theo GDP.
Việt Nam năm nay đứng thứ 128 trên tổng số 189 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát với mức thu nhập bình quân đầu người là 6.421 USD/người/năm (tương đương khoảng 150 triệu đồng/người/năm).
Dưới đây là top 10 quốc gia và vùng lãnh thổ giàu có hàng đầu trên thế giới.
1. Qatar: 129.512 USD/người/năm (tương đương khoảng 3.000 tỷ đồng/người/năm)
Mặc dù vẫn đứng đầu danh sách nhưng thu nhập trung bình của người dân Qatar trong năm 2016 đã giảm tới gần 15.000 USD (tương đương khoảng 350 triệu đồng) so với năm 2015 do giá dầu thô đang tiếp tục đi xuống.
2. Luxembourg: 100.911 USD/người/năm (tương đương khoảng 2.300 tỷ đồng/người/năm)
Đây cũng là quốc gia có mức sống cao nhất và nợ công thấp nhất trong khu vực đồng tiền chung Eurozone.
Do phụ thuộc chủ yếu vào các hoạt động đầu tư tài chính, vì vậy nền kinh tế tại Luxembourg đã chứng kiến sự tăng trưởng trong năm 2016 với thu nhập trung bình của người dân tăng thêm khoảng 5.000 USD (tương đương hơn 110 triệu đồng).
Dẫu chính sách thuế tại quốc này gia này đang chịu sự chi phối chung của EU, song Luxembourg vẫn được dự đoán vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng vào thời gian tới nhờ sức mua trong nước cao và khả năng cung cấp các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp.
3. Ma Cao (Trung Quốc): 87.845 USD/người/năm (tương đương khoảng 2.000 tỷ đồng/người/năm)
Năm 2014, nền kinh tế Ma Cao (Trung Quốc) chịu ảnh hưởng nặng nề do những lo ngại về chính sách chống tham nhũng mạnh tay của chính quyền trung ương Trung Quốc với tổng GDP bị "đánh sụt" tới hơn 20%.
Tuy nhiên, nền kinh tế Ma Cao đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại sau hơn 2 năm dài phục hồi và phát triển.
4. Singapore: 86.854 USD/người/năm (tương đương khoảng 2.000 tỷ đồng/người/năm)
Hiện quốc gia này còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực tiềm năng khác như du lịch hay công nghệ thông minh.
Singapore là một trong những trung tâm thương mại và tài chính quan trọng nhất thế giới. Do vậy, nền kinh tế của họ cũng được hưởng lợi không nhỏ, đồng thời rất nhạy cảm với các biến động trên thị trường quốc tế.
5. Brunei: 77.662 USD/người/năm (tương đương khoảng 1.800 tỷ đồng/người/năm)
Nền kinh tế Brunei gặp khó khăn do giá dầu thô đi xuống trong năm 2016, tuy nhiên vẫn duy trì vị trí khá cao trong bảng xếp hạng do có mức dân số thấp.
Hiện nay, họ đang cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế, đặc biệt là ngành hóa dầu và chăn nuôi bò lấy thịt để tăng nguồn thu nhập chung của toàn quốc gia.
6. Kuwait: 70.587 USD/người/năm (tương đương khoảng 1.600 tỷ đồng/người/năm)
Cũng giống như Brunei, trong năm 2016 nền kinh tế của Kuwait đã gặp phải nhiều khó khăn do quá phụ thuộc vào việc xuất khẩu dầu thô.
Chính quyền Kuwait đang nỗ lực cải cách cả về mặt kinh tế lẫn chính trị nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
7. Ireland: 69.374 USD/người/năm (tương đương khoảng 1.600 tỷ đồng/người/năm)
Nền kinh tế của Ireland phát triển nhờ hoạt động đầu tư kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ. Do đó, quốc gia này luôn có tốc độ phục hồi nhanh nhất khối Eurozone nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro đáng kể.
Ireland được dự đoán vẫn sẽ tiếp tục phát triển và nhận được nhiều lợi ích từ sự kiện Brexit.
8. Thụy Điển: 69.031 USD/người/năm (tương đương khoảng 1.600 tỷ đồng/người/năm)
Nền kinh tế Thụy Điển gặp khó khăn do giá dầu thô đi xuống trong năm 2016, tuy nhiên vẫn duy trì vị trí khá cao trong bảng xếp hạng do mức dân số thấp và cơ sở hạ tầng tốt.
Chính quyền Thụy Điển đang nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ, song tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang có dấu hiệu gia tăng.
9. Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất: 67.947 USD/người/năm (tương đương khoảng 1.500 tỷ đồng/người/năm)
Tuy cũng phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu dầu mỏ, thế nhưng Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất hiện vẫn là quốc gia có nền kinh tế ổn định nhất khu vực Vùng Vịnh nhờ vào những chính sách đa dạng hóa thích hợp.
10. San Marino: 86.854 USD/người/năm (tương đương khoảng 2.000 tỷ đồng/người/năm)
San Marino là quốc gia cộng hòa lâu đời nhất châu Âu hiện vẫn còn tồn tại, đồng thời là quốc gia nhỏ thứ năm thế giới với dân số chỉ khoảng 32.000 người. Nền kinh tế nước này phụ thuộc vào việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho những quốc gia châu Âu khác.
Theo Kênh 14.vn