Có một nhà khoa học như thế
(Nhà Xuất bản Thanh niên vừa xuất bản cuốn sách: “Có một nhà khoa học như thế” (Bông hoa Thành Nam) của Nhà báo Nguyễn Thế Nghiệp, viết về cuộc đời tận tụy làm khoa học của PGS,TS Đàm Đức Vượng (Đức Vượng, Thành Nam). Sách dày 347 trang, khổ giấy lớn. Đây là một cuốn sách viết rất có chất lượng, mọi cái đều có thực, có lối viết lôi cuốn bạn đọc từ đầu đến cuối. Xin trân trọng giới thiệu Lời nói đầu và Thay lời kết của tác giả Nguyễn Thế Nghiệp, in trong cuốn sách này).
Vũ Khôi Nguyên, Văn phòng PGS,TS Đàm Đức Vượng
LỜI NÓI ĐẦU
Tôi được biết có những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ hoạt động trong lĩnh vực khoa học đam mê nghiên cứu, để lại cho xã hội những công trình khoa học rất đáng trân trọng. Khi nghỉ hưu, theo lẽ tự nhiên, nhiều người đã trở thành “lão giả an chi”, nghỉ ngơi ở nhà vui vầy với con cháu, sáng thể dục, chiều đọc báo, đánh cờ, đi dạo. Nhưng cũng có những người chưa muốn buông bỏ công việc, chưa muốn buông bút mà mình đã làm, đã viết, tâm huyết suốt cả cuộc đời. Với khối lượng kiến thức tích lũy được của cả cuộc đời, họ lại tiếp tục khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng (Đức Vượng) là một người như thế!
Được tu dưỡng, rèn luyện qua nhiều môi trường thử thách, học tập tại nhiều trường, kể cả những trường danh tiếng trong nước và nước ngoài, Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng đã từng đảm nhận nhiều cương vị công tác: Chuyên viên nghiên cứu cấp cao Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương; Trưởng Ban Tư liệu, rồi Trưởng Ban Nghiên cứu Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, trực thuộc Viện Mác – Lênin – Hồ Chí Minh; Phó Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng; Vụ trưởng Vụ Tuyên huấn Ban Cán sự Đảng ngoài nước (nay là Đảng ủy ngoài nước); Bí thư thứ nhất Đại Sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slôvakia; Chánh Văn phòng, Vụ trưởng, Thư ký Khoa học chuyên trách tại Hội đồng Lý luận Trung ương; Viện trưởng Viện Khoa học Nghiên cứu Nhân tài Nhân lực…
Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng viết gần 30 cuốn sách đã xuất bản: “Quá trình hình thành tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh”; “Hồ Chí Minh với vấn đề đào tạo cán bộ”; “Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài”; “Những dấu ấn lịch sử về Đảng và Hồ Chí Minh do Người sáng lập” (tái bản lần thứ nhất); “Phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân cao su miền Đông Nam Bộ”; “Nguyễn Đức Cảnh người lãnh đạo đầu tiên của Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ”; “Nguyễn Đức Cảnh người con của giai cấp công nhân Việt Nam”; “Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng” (tái bản nhiều lần); “Hà Huy Tập Tổng Bí thư của Đảng” (tái bản lần thứ nhất”; “Tổng Bí thư Trường Chinh”; “Cayxỏn Phômvihản Tiểu sử và sự nghiệp”; “Một số vấn đề về trí thức và nhân tài”; “Xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng – Thực trạng và giải pháp”; “Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước”; “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam thời kỳ mới: “Việt Nam – Từ thời kỳ bao cấp đến thời kỳ đổi mới”; “Những ngày ở Séc” (tái bản lần thứ nhất); “Lịch sử Viện Khoa học nghiên cứu Nhân tài, Nhân lực – Mười năm hoạt động”…
Ông còn chủ biên nhiều đầu sách quan trọng, như một số tập của “Văn kiện Đảng Toàn tập”; “Hồ Chí Minh Toàn tập”; bộ “Văn kiện Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam”; bộ “Hồi ký Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam”… Ông có 30 cuốn sách viết chung với một số tác giả, đứng tên chủ biên; 10 tập kỷ yếu báo cáo khoa học; hơn 100 bài nghiên cứu, chuyên đề, in trong các tạp chí trong nước và nước ngoài… Đó là một khối tri thức đồ sộ, hiếm có đối với một nhà khoa học.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng cũng là người đi nhiều nơi trên thế giới. Ông đã đi đến các nước Nga, Séc, Slovakia, Ba Lan, Đức, Hunggari, Pháp, Anh, Thụy Điển, Mêhicô, Cu Ba, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Lào, Campuchia,… Nhờ có đi nhiều, nên biết nhiều, trải rộng sự hiểu biết ra toàn thế giới, nên đã viết được nhiều. Về hưu năm 65 tuổi (năm 2007), Đàm Đức Vượng vẫn trăn trở với những vấn đề thời mở cửa cần được tiếp tục nghiên cứu, nhất và vấn đề nhân tài nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao. Để đáp ứng công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép, Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng đã thành lập Viện Khoa học nghiên cứu Nhân tài Nhân lực (ISSTH) trong hoàn cảnh rất khó khăn: không có trụ sở, không có nguồn tài chính. Có tâm, có chí và có trí, ông đã dốc hết nguồn tài chính eo hẹp và tài sản của gia đình để xây dựng, duy trì hoạt động của Viện trong suốt 10 năm, làm được nhiều việc có ích cho xã hội, đáp ứng mong muốn được đóng góp sức mình vào sự nghiệp nghiên cứu và đào tạo nhân tài, một việc làm nhân đạo, từ thiện và cao cả.
Trải qua 56 năm hoạt động trong các môi trường khác nhau, Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng luôn luôn là một nhà khoa học có năng lực, bản lĩnh và có kiến thức phong phú về khoa học xã hội. Vượt qua hoàn cảnh khó khăn, ông đam mê làm việc không biết mệt mỏi, vì đó là niềm vui, là trách nhiệm và muốn khám phá. Ông có phương pháp làm việc cẩn trọng, khoa học và tâm bút khỏe, ít người sánh được. Đồng nghiệp, bạn bè yêu quý ông, bởi ông có tài, có tâm trong nghiên cứu và quản lý khoa học. Như có duyên với nhau, tôi và Đàm Đức Vượng song hành trong nhiều công việc, góp phần vun đắp cho quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt – Lào bền vững.
Năm 1993, tôi làm Trưởng Phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, có nhiều dịp gặp ông Xixanạ Xixán, Bộ trưởng Văn hóa – Thông tin kiêm Giám đốc Bảo tàng Cayxỏn Phômvihản, tìm hiểu những công việc chuẩn bị xây dựng Bảo tàng. Đàm Đức Vượng làm Tổ trưởng Tổ chuyên gia Việt Nam tại Lào, giúp Lào xây dựng đề án Bảo tàng Cayxỏn Phômvihản, viết tiểu sử Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản. Hoàn thành nhiệm vụ về nước, tôi sinh hoạt ở Chi Hội hữu nghị Việt – Lào – Tuyên Văn Giáo Huấn. Chúng tôi lại có dịp gặp nhau, trao đổi công việc. Mỗi khi có sách, Đàm Đức Vượng gửi tặng tôi một cuốn vừa “ra lò” để đọc và chia sẻ niềm vui cùng Tác giả. Quan hệ với Đàm Đức Vượng nhiều năm, tôi thấy ông thực sự là một nhà khoa học chân chính, rất nghiêm túc, viết được nhiều công trình có giá trị để đời; một người cần mẫn suốt đời với công việc nghiên cứu khoa học bằng thế mạnh trên ba lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học về lịch sử Đảng, về Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam; nghiên cứu lý số, mà ông vẫn thường gọi là khoa học lý số; nghiên cứu văn học và sáng tác thơ ca. Lĩnh vực nào ông cũng rất uyên bác, sâu sắc, đều gặp nhau ở “địa điểm khoa học”.
Ngay cả trong thơ ca, ông đã xuất bản được 5 tập thơ, trong đó có tập thơ “Tình đời” (297 trang) và tập thơ “Tâm tình” (502 trang) và 2 tập xuất bản ở nước ngoài, đều là những tập thơ khoa học, mang ý nghĩa triết lý sâu sắc. Sách “Khoa học về lý số” (Dự đoàn khoa học về con người và cuộc đời), (437 trang, khổ giấy lớn) cũng đã trình bày trên phương diện khoa học lý số về con người và cuộc đời… Cảm phục về ông, tôi đã mấy lần gợi ý muốn viết về ông. Nhưng ông đều nói là hãy cân nhắc cho kỹ, đã đáng viết chưa? Nếu thấy đáng viết thì hãy viết, còn không thì thôi. Tôi nói rất đáng viết về ông, vì ông rất xứng đáng để viết, không có gì phải băn khoăn cả. Nghe vậy, ông trầm ngâm một lúc, rồi vào nhà trong lấy ra rất nhiều sách, bài nghiên cứu của ông viết, cùng những tài liệu, quyết định, bằng cấp, lý lịch cuộc đời mà ông đang có trong tay… và ông bắt đầu kể…
Phải nói rằng, ông thật sự là một nhà tư liệu học, lưu trữ và bảo quản tài liệu rất tốt. Từ mẩu thư nhỏ của người khác gửi cho ông cách đây hàng chục năm đến những tài liệu sự kiện lớn của lịch sử, ông đều lưu giữ cẩn thận. Đó là nguồn tài liệu vô cùng phong phú và có sức thuyết phục để tôi viết cuốn sách này. Viết sách về Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng là một việc khó, giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp, thành quả nghiên cứu khoa học của ông trải dài hơn nửa thế kỷ quả là một việc không hề đơn giản và quá sức đối với tôi. Biết bao sự kiện, niềm vui, kỷ niệm cùng những buồn, vui, trăn trở, suy tư, tích tụ trong ông cần được đối chứng, sắp xếp, giải tỏa. Có sự động viên của đồng nghiệp, bạn bè, tôi gắng sức hoàn thành cuốn sách viết về một con người suốt đời tận tụy với nghiên cứu khoa học, sự nghiệp của cả cuộc đời ông: Phó giáo sư, Tiến sĩ sử học, Cử nhân Ngữ văn Đàm Đức Vượng (Đức Vượng).
Ghi chép của tôi về nhà khoa học Đàm Đức Vượng có thể là chưa đầy đủ và cũng không thể nói là đã hoàn hảo. Vì vậy, có chỗ nào chưa thỏa đáng, mong bạn đọc và ông lượng thứ. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Có một nhà khoa học như thế” (Bông hoa Thành Nam), viết về Phó giáo sư, Tiến sĩ sử học, Cử nhân Ngữ văn Đàm Đức Vượng.
Hà Nội, ngày 1 tháng 1 năm 2017
Nguyễn Thế Nghiệp
THAY LỜI KẾT
Vào một ngày cuối năm Bính Thân – 2016, tôi đến gặp Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng tại nhà riêng của ông, phòng 801, khu Chung cư các Ban Đảng Trung ương, ngõ 238, đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, thấy ông vẫn đang cặm cụi tự nghĩ, tự đánh máy bản thảo: “Lịch sử Việt Nam gắn liền với lịch sử dòng họ Việt Nam”, một cuốn sách được trình bày có hệ thống, mạch lạc, rõ ràng về lịch sử Việt Nam từ khi dựng nước đến nay và lịch sử họ Đàm Việt Nam từ Triều Trưng Nữ Vương đến nay.
Năm Đinh Dậu (2017), ông đã bước sang tuổi 75, vậy mà vẫn còn ngồi đánh máy bản thảo suốt ngày, vừa nghĩ vừa đánh mà không hề thấy mệt mỏi. Ông nói đây là một tác phẩm rất quan trọng, cần phải hoàn thành sớm với chất lượng tốt. Tôi đã thấy ông đánh được gần 600 trang bản thảo khổ giấy A4, và nói rằng, mới được có một nửa bản thảo. Quan niệm của ông là viết về lịch sử về một dòng họ, phải gắn liền với lịch sử dân tộc. Nếu chỉ viết riêng lịch sử của một dòng họ, mà không đếm xỉa gì đến lịch sử dân tộc sẽ dẫn đến tình trạng lịch sử chay. Rồi ông khẽ ngâm bài thơ mà ông vừa sáng tác: “Một đời chìm nổi”: “Tóc xanh nay đã bạc màu Mắt xanh nay đã đỏ ngàu thời gian. Một đời chìm nổi miên man Chữ “tâm” tỏa sáng trong làn gió bay. Sách đem ra nắng phơi bày Để cho tâm sáng những ngày cuối đông!” PGS,TS Đàm Đức Vượng tâm sự với chúng tôi: “Nếu vượt lên được thử thách nghiệt ngã của quá khứ, bạn sẽ đón nhận được ánh hào quang rực rõ của tương lai!”.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng tâm sự với chúng tôi là sách viết ra thường gắn với số phận cuộc đời, gắn với vận mệnh của dân tộc, của nhân dân là sách có tâm. Mang tấm lòng thành ra để viết sách là người có chí. Mang tư duy sáng tạo ra để viết sách là người có trí. Tuy nhiên, ở đời, nhiều khi tâm rất trong trẻo, nhưng kiến thức lại rỗng không, sự hiểu biết không đến nơi đến chốn, cũng không thể mang lại những cuốn sách hay. Vì vậy, phải là người có tâm sáng, trí sáng, chí sáng, thì mới có cơ hội tạo nên những tác phẩm hay để đời. Ông nói rằng, nhận thức thì như vậy, nhưng liệu có với tới đỉnh cao đó không lại là một vấn đề khác… Nghị lực phấn đấu dẻo dai, phi thường, bản lĩnh, trí tuệ là chiếc chìa khóa vạn năng mở ra trong cuộc đời làm khoa học của Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng! Con người Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng là như thế đấy! Xin chúc ông có những công trình mới tầm cao để kính tặng cho đời!
Nguyễn Thế Nghiệp
MỘT SỐ HÌNH ẢNH IN TRONG CUỐN SÁCH ” CÓ MỘT NHÀ KHOA HỌC NHƯ THẾ”
Vũ Khôi Nguyên, Văn phòng PGS,TS Đàm Đức Vượng
LỜI NÓI ĐẦU
Tôi được biết có những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ hoạt động trong lĩnh vực khoa học đam mê nghiên cứu, để lại cho xã hội những công trình khoa học rất đáng trân trọng. Khi nghỉ hưu, theo lẽ tự nhiên, nhiều người đã trở thành “lão giả an chi”, nghỉ ngơi ở nhà vui vầy với con cháu, sáng thể dục, chiều đọc báo, đánh cờ, đi dạo. Nhưng cũng có những người chưa muốn buông bỏ công việc, chưa muốn buông bút mà mình đã làm, đã viết, tâm huyết suốt cả cuộc đời. Với khối lượng kiến thức tích lũy được của cả cuộc đời, họ lại tiếp tục khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng (Đức Vượng) là một người như thế!
Được tu dưỡng, rèn luyện qua nhiều môi trường thử thách, học tập tại nhiều trường, kể cả những trường danh tiếng trong nước và nước ngoài, Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng đã từng đảm nhận nhiều cương vị công tác: Chuyên viên nghiên cứu cấp cao Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương; Trưởng Ban Tư liệu, rồi Trưởng Ban Nghiên cứu Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, trực thuộc Viện Mác – Lênin – Hồ Chí Minh; Phó Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng; Vụ trưởng Vụ Tuyên huấn Ban Cán sự Đảng ngoài nước (nay là Đảng ủy ngoài nước); Bí thư thứ nhất Đại Sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slôvakia; Chánh Văn phòng, Vụ trưởng, Thư ký Khoa học chuyên trách tại Hội đồng Lý luận Trung ương; Viện trưởng Viện Khoa học Nghiên cứu Nhân tài Nhân lực…
Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng viết gần 30 cuốn sách đã xuất bản: “Quá trình hình thành tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh”; “Hồ Chí Minh với vấn đề đào tạo cán bộ”; “Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài”; “Những dấu ấn lịch sử về Đảng và Hồ Chí Minh do Người sáng lập” (tái bản lần thứ nhất); “Phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân cao su miền Đông Nam Bộ”; “Nguyễn Đức Cảnh người lãnh đạo đầu tiên của Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ”; “Nguyễn Đức Cảnh người con của giai cấp công nhân Việt Nam”; “Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng” (tái bản nhiều lần); “Hà Huy Tập Tổng Bí thư của Đảng” (tái bản lần thứ nhất”; “Tổng Bí thư Trường Chinh”; “Cayxỏn Phômvihản Tiểu sử và sự nghiệp”; “Một số vấn đề về trí thức và nhân tài”; “Xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng – Thực trạng và giải pháp”; “Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước”; “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam thời kỳ mới: “Việt Nam – Từ thời kỳ bao cấp đến thời kỳ đổi mới”; “Những ngày ở Séc” (tái bản lần thứ nhất); “Lịch sử Viện Khoa học nghiên cứu Nhân tài, Nhân lực – Mười năm hoạt động”…
Ông còn chủ biên nhiều đầu sách quan trọng, như một số tập của “Văn kiện Đảng Toàn tập”; “Hồ Chí Minh Toàn tập”; bộ “Văn kiện Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam”; bộ “Hồi ký Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam”… Ông có 30 cuốn sách viết chung với một số tác giả, đứng tên chủ biên; 10 tập kỷ yếu báo cáo khoa học; hơn 100 bài nghiên cứu, chuyên đề, in trong các tạp chí trong nước và nước ngoài… Đó là một khối tri thức đồ sộ, hiếm có đối với một nhà khoa học.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng cũng là người đi nhiều nơi trên thế giới. Ông đã đi đến các nước Nga, Séc, Slovakia, Ba Lan, Đức, Hunggari, Pháp, Anh, Thụy Điển, Mêhicô, Cu Ba, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Lào, Campuchia,… Nhờ có đi nhiều, nên biết nhiều, trải rộng sự hiểu biết ra toàn thế giới, nên đã viết được nhiều. Về hưu năm 65 tuổi (năm 2007), Đàm Đức Vượng vẫn trăn trở với những vấn đề thời mở cửa cần được tiếp tục nghiên cứu, nhất và vấn đề nhân tài nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao. Để đáp ứng công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép, Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng đã thành lập Viện Khoa học nghiên cứu Nhân tài Nhân lực (ISSTH) trong hoàn cảnh rất khó khăn: không có trụ sở, không có nguồn tài chính. Có tâm, có chí và có trí, ông đã dốc hết nguồn tài chính eo hẹp và tài sản của gia đình để xây dựng, duy trì hoạt động của Viện trong suốt 10 năm, làm được nhiều việc có ích cho xã hội, đáp ứng mong muốn được đóng góp sức mình vào sự nghiệp nghiên cứu và đào tạo nhân tài, một việc làm nhân đạo, từ thiện và cao cả.
Trải qua 56 năm hoạt động trong các môi trường khác nhau, Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng luôn luôn là một nhà khoa học có năng lực, bản lĩnh và có kiến thức phong phú về khoa học xã hội. Vượt qua hoàn cảnh khó khăn, ông đam mê làm việc không biết mệt mỏi, vì đó là niềm vui, là trách nhiệm và muốn khám phá. Ông có phương pháp làm việc cẩn trọng, khoa học và tâm bút khỏe, ít người sánh được. Đồng nghiệp, bạn bè yêu quý ông, bởi ông có tài, có tâm trong nghiên cứu và quản lý khoa học. Như có duyên với nhau, tôi và Đàm Đức Vượng song hành trong nhiều công việc, góp phần vun đắp cho quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt – Lào bền vững.
Năm 1993, tôi làm Trưởng Phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, có nhiều dịp gặp ông Xixanạ Xixán, Bộ trưởng Văn hóa – Thông tin kiêm Giám đốc Bảo tàng Cayxỏn Phômvihản, tìm hiểu những công việc chuẩn bị xây dựng Bảo tàng. Đàm Đức Vượng làm Tổ trưởng Tổ chuyên gia Việt Nam tại Lào, giúp Lào xây dựng đề án Bảo tàng Cayxỏn Phômvihản, viết tiểu sử Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản. Hoàn thành nhiệm vụ về nước, tôi sinh hoạt ở Chi Hội hữu nghị Việt – Lào – Tuyên Văn Giáo Huấn. Chúng tôi lại có dịp gặp nhau, trao đổi công việc. Mỗi khi có sách, Đàm Đức Vượng gửi tặng tôi một cuốn vừa “ra lò” để đọc và chia sẻ niềm vui cùng Tác giả. Quan hệ với Đàm Đức Vượng nhiều năm, tôi thấy ông thực sự là một nhà khoa học chân chính, rất nghiêm túc, viết được nhiều công trình có giá trị để đời; một người cần mẫn suốt đời với công việc nghiên cứu khoa học bằng thế mạnh trên ba lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học về lịch sử Đảng, về Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam; nghiên cứu lý số, mà ông vẫn thường gọi là khoa học lý số; nghiên cứu văn học và sáng tác thơ ca. Lĩnh vực nào ông cũng rất uyên bác, sâu sắc, đều gặp nhau ở “địa điểm khoa học”.
Ngay cả trong thơ ca, ông đã xuất bản được 5 tập thơ, trong đó có tập thơ “Tình đời” (297 trang) và tập thơ “Tâm tình” (502 trang) và 2 tập xuất bản ở nước ngoài, đều là những tập thơ khoa học, mang ý nghĩa triết lý sâu sắc. Sách “Khoa học về lý số” (Dự đoàn khoa học về con người và cuộc đời), (437 trang, khổ giấy lớn) cũng đã trình bày trên phương diện khoa học lý số về con người và cuộc đời… Cảm phục về ông, tôi đã mấy lần gợi ý muốn viết về ông. Nhưng ông đều nói là hãy cân nhắc cho kỹ, đã đáng viết chưa? Nếu thấy đáng viết thì hãy viết, còn không thì thôi. Tôi nói rất đáng viết về ông, vì ông rất xứng đáng để viết, không có gì phải băn khoăn cả. Nghe vậy, ông trầm ngâm một lúc, rồi vào nhà trong lấy ra rất nhiều sách, bài nghiên cứu của ông viết, cùng những tài liệu, quyết định, bằng cấp, lý lịch cuộc đời mà ông đang có trong tay… và ông bắt đầu kể…
Phải nói rằng, ông thật sự là một nhà tư liệu học, lưu trữ và bảo quản tài liệu rất tốt. Từ mẩu thư nhỏ của người khác gửi cho ông cách đây hàng chục năm đến những tài liệu sự kiện lớn của lịch sử, ông đều lưu giữ cẩn thận. Đó là nguồn tài liệu vô cùng phong phú và có sức thuyết phục để tôi viết cuốn sách này. Viết sách về Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng là một việc khó, giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp, thành quả nghiên cứu khoa học của ông trải dài hơn nửa thế kỷ quả là một việc không hề đơn giản và quá sức đối với tôi. Biết bao sự kiện, niềm vui, kỷ niệm cùng những buồn, vui, trăn trở, suy tư, tích tụ trong ông cần được đối chứng, sắp xếp, giải tỏa. Có sự động viên của đồng nghiệp, bạn bè, tôi gắng sức hoàn thành cuốn sách viết về một con người suốt đời tận tụy với nghiên cứu khoa học, sự nghiệp của cả cuộc đời ông: Phó giáo sư, Tiến sĩ sử học, Cử nhân Ngữ văn Đàm Đức Vượng (Đức Vượng).
Ghi chép của tôi về nhà khoa học Đàm Đức Vượng có thể là chưa đầy đủ và cũng không thể nói là đã hoàn hảo. Vì vậy, có chỗ nào chưa thỏa đáng, mong bạn đọc và ông lượng thứ. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Có một nhà khoa học như thế” (Bông hoa Thành Nam), viết về Phó giáo sư, Tiến sĩ sử học, Cử nhân Ngữ văn Đàm Đức Vượng.
Hà Nội, ngày 1 tháng 1 năm 2017
Nguyễn Thế Nghiệp
THAY LỜI KẾT
Vào một ngày cuối năm Bính Thân – 2016, tôi đến gặp Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng tại nhà riêng của ông, phòng 801, khu Chung cư các Ban Đảng Trung ương, ngõ 238, đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, thấy ông vẫn đang cặm cụi tự nghĩ, tự đánh máy bản thảo: “Lịch sử Việt Nam gắn liền với lịch sử dòng họ Việt Nam”, một cuốn sách được trình bày có hệ thống, mạch lạc, rõ ràng về lịch sử Việt Nam từ khi dựng nước đến nay và lịch sử họ Đàm Việt Nam từ Triều Trưng Nữ Vương đến nay.
Năm Đinh Dậu (2017), ông đã bước sang tuổi 75, vậy mà vẫn còn ngồi đánh máy bản thảo suốt ngày, vừa nghĩ vừa đánh mà không hề thấy mệt mỏi. Ông nói đây là một tác phẩm rất quan trọng, cần phải hoàn thành sớm với chất lượng tốt. Tôi đã thấy ông đánh được gần 600 trang bản thảo khổ giấy A4, và nói rằng, mới được có một nửa bản thảo. Quan niệm của ông là viết về lịch sử về một dòng họ, phải gắn liền với lịch sử dân tộc. Nếu chỉ viết riêng lịch sử của một dòng họ, mà không đếm xỉa gì đến lịch sử dân tộc sẽ dẫn đến tình trạng lịch sử chay. Rồi ông khẽ ngâm bài thơ mà ông vừa sáng tác: “Một đời chìm nổi”: “Tóc xanh nay đã bạc màu Mắt xanh nay đã đỏ ngàu thời gian. Một đời chìm nổi miên man Chữ “tâm” tỏa sáng trong làn gió bay. Sách đem ra nắng phơi bày Để cho tâm sáng những ngày cuối đông!” PGS,TS Đàm Đức Vượng tâm sự với chúng tôi: “Nếu vượt lên được thử thách nghiệt ngã của quá khứ, bạn sẽ đón nhận được ánh hào quang rực rõ của tương lai!”.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng tâm sự với chúng tôi là sách viết ra thường gắn với số phận cuộc đời, gắn với vận mệnh của dân tộc, của nhân dân là sách có tâm. Mang tấm lòng thành ra để viết sách là người có chí. Mang tư duy sáng tạo ra để viết sách là người có trí. Tuy nhiên, ở đời, nhiều khi tâm rất trong trẻo, nhưng kiến thức lại rỗng không, sự hiểu biết không đến nơi đến chốn, cũng không thể mang lại những cuốn sách hay. Vì vậy, phải là người có tâm sáng, trí sáng, chí sáng, thì mới có cơ hội tạo nên những tác phẩm hay để đời. Ông nói rằng, nhận thức thì như vậy, nhưng liệu có với tới đỉnh cao đó không lại là một vấn đề khác… Nghị lực phấn đấu dẻo dai, phi thường, bản lĩnh, trí tuệ là chiếc chìa khóa vạn năng mở ra trong cuộc đời làm khoa học của Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng! Con người Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng là như thế đấy! Xin chúc ông có những công trình mới tầm cao để kính tặng cho đời!
Nguyễn Thế Nghiệp
MỘT SỐ HÌNH ẢNH IN TRONG CUỐN SÁCH ” CÓ MỘT NHÀ KHOA HỌC NHƯ THẾ”