Câu chuyện kinh doanh: Kids Plaza và câu chuyện của người đàn ông bán bỉm sữa nhiều nhất Việt Nam
Đi từ đam mê và sự thấu hiểu khách hàng, hệ thống Kids Plaza của CEO Đỗ Văn Tuấn là minh chứng rõ ràng nhất cho chân lý: không có ngành nghề nào dành riêng cho phụ nữ hoặc nam giới, quan trọng là ai đi đúng hướng, ai kiên trì theo đuổi mục tiêu đến cùng.
Nhắc đến các thương hiệu phổ biến trong ngành kinh doanh đồ mẹ và bé tại Việt Nam, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến cái tên Kids Plaza. Với độ phủ dày đặc tại ngã ba, ngã tư, các mặt bằng trên phố lớn và chân đế tòa nhà chung cư cao tầng, các cửa hàng với màu xanh da trời chủ đạo đang là địa điểm mua sắm tin cậy của nhiều ông bố, bà mẹ Việt.
Tuy nhiên ít ai biết, đứng sau thành công của hệ thống siêu thị Kids Plaza là bóng dáng một người đàn ông, chứ không phải phụ nữ như nhiều chuỗi khác.
Vay mượn 100 triệu đồng khởi nghiệp
Trước khi bắt tay gây dựng Kids Plaza, anh Đỗ Văn Tuấn đã từng làm việc hai năm tại một công ty kinh doanh vàng bạc.
Thời điểm 2007, anh Tuấn có chơi thử trò “Game Cashflow”, một trò chơi xuất phát từ nước ngoài dạy trẻ em cách đầu tư và sử dụng đồng tiền hiệu quả. Tại Việt Nam trò chơi này còn khá mới mẻ và nếu nhập trực tiếp thì giá thành cao, Đỗ Văn Tuấn từ bỏ công việc đang làm, bắt tay vào tự sản xuất rồi phân phối.
Sản phẩm được khách hàng đón nhận nhiệt tình, con đường kinh doanh đang rộng mở thì anh Tuấn quyết định dừng lại do nhận ra việc mình làm đã vi phạm bản quyền. Anh tiếp tục làm thuê, tìm hướng khởi nghiệp riêng.
Giai đoạn 2009, nhận thấy các sản phẩm trên thị trường dành cho trẻ em chủ yếu là hàng kém chất lượng, xuất xứ từ Trung Quốc, nếu muốn có một sản phẩm an toàn thì chỉ có cách xách tay từ nước ngoài, anh Tuấn bắt đầu nghĩ đến việc làm sao để trẻ em Việt Nam cũng được sử dụng các sản phẩm an toàn và chất lượng. Sau gần một năm liên tục đi các cửa hàng khác nhau để quan sát và tìm hiểu sản phẩm, phân tích nhu cầu khách hàng, anh Tuấn ra mắt cửa hàng đầu tiên tại tầng 3 một tòa nhà trên phố Thái Thịnh, Hà Nội,
“Mở cửa hàng đầu tiên khó khăn nhất là không ai tin, không ai cho vay, sau rất nhiều lần thuyết phục mình mới mượn được 100 triệu để khởi nghiệp”.
Những ngày đầu, cửa hàng chỉ gói gọn vào các sản phẩm đồ chơi thông minh cho trẻ em, các loại bình sữa nhưng khách hàng còn hạn chế do nhiều người chỉ quen dùng bình sữa Trung Quốc hoặc một số sản phẩm giá rẻ do đơn vị trong nước sản xuất, cửa hàng lại không nằm ở vị trí mặt tiền.
Khó khăn buộc CEO Kids Plaza phải nghĩ đến việc kinh doanh theo hình thức online với sự ra đời của website Kidsplaza.vn. Chỉ trong vòng 4 tháng, trang web đã gây được tiếng vang với các mẹ “bỉm sữa” trong một số cộng đồng như webtretho, lamchame…mang lại số lượng lớn khách hàng ở khu vực Hà Nội và các tỉnh khác.
Khách đông, căn phòng hơn 30m2 trở nên quá nhỏ bé nên anh Tuấn quyết định mở rộng xuống tầng 1, địa chỉ 20 Thái Thịnh chính thức trở thành “căn cứ địa” đầu tiên của Kids Plaza.
Từ 1 đến 74 siêu thị khắp trong Nam, ngoài Bắc
Năm 2011, Kids Plaza tiếp tục khai trương cửa hàng thứ 2. Việc kinh doanh thuận lợi nhờ mẫu mã hàng hóa đa dạng, chất lượng và giá cả phù hợp, chuỗi tiếp tục phát triển bùng nổ trong giai đoạn 2015-2016, tập trung chủ yếu ở khu vực Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bắc Ninh.
Anh Tuấn nhận định, nhu cầu của khách hàng hiện nay là các sản phẩm chất lượng với mức giá rẻ ngày càng tăng cao, Kids Plaza đã tìm tới nhiều nhà sản xuất uy tín tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… đàm phán trở thành nhà phân phối độc quyền, cắt giảm chi phí qua các đại lý trung gian cấp 1, 2, 3…
"Kids Plaza đang hợp tác với nhiều nhà sản xuất trong nước và trên thế giới để cho ra đời nhãn hàng riêng Kiza, Mamago, Mother-V… nhằm đảm bảo chất lượng với mức giá rẻ hơn 20-30% so với nhiều sản phẩm cùng loại", anh Tuấn cho hay.
Một trong những dịch vụ tương đối khác biệt mà ông bố bỉm sữa này đang áp dụng là chính sách đổi trả hàng trong vòng 45 ngày. Đồng thời, như một số đơn vị khác, Kids Plaza cũng mở nhiều lớp tiền sản, lớp ăn dặm miễn phí cho các bố mẹ…. Gia tăng trải nghiệm dịch vụ khách hàng như tư vấn hay dùng thử chính là một điểm đặc thù trong kinh doanh siêu thị nói chung và chuỗi mẹ bé nói riêng.
Xác định thị trường vẫn còn tiềm năng khi dân số trẻ chiếm đa số, tỷ lệ sinh cao, trong năm 2017 Kids Plaza đặt mục tiêu nâng tổng số cửa hàng lên 100, mở rộng ra các tỉnh thành trên toàn quốc và doanh thu gấp đôi 2016.
Sau 8 năm phát triển, anh Tuấn và cộng sự vẫn duy trì thời gian làm việc nhiều hơn so với tổ chức khác. Anh hài hước chia sẻ: “Nếu ai hỏi chúng tôi có bao nhiêu năm kinh nghiệm thì chúng tôi rất tự tin trả lời: sau 8 năm khởi nghiệp, chúng tôi đã có 16 năm kinh nghiệm bởi văn hóa của chúng tôi là luôn học hỏi và không ngừng sáng tạo.”
“Kinh doanh bán lẻ nói chung và ngành mẹ và bé nói riêng là một cuộc đua đường dài. Để thành công trong thời gian ngắn thì có nhiều người làm được, nhưng để duy trì thì rất khó. Người ta nói ‘Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi’ nên chúng tôi phải luôn cố gắng để đi một quãng đường dài, chứ đi một thời gian người ta không thấy mình đâu nữa thì đó không phải là cách làm kinh doanh”, anh Tuấn kết luận.
Anh Đỗ Văn Tuấn, CEO, người sáng lập hệ thống siêu thị Kids Plaza
Nhắc đến các thương hiệu phổ biến trong ngành kinh doanh đồ mẹ và bé tại Việt Nam, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến cái tên Kids Plaza. Với độ phủ dày đặc tại ngã ba, ngã tư, các mặt bằng trên phố lớn và chân đế tòa nhà chung cư cao tầng, các cửa hàng với màu xanh da trời chủ đạo đang là địa điểm mua sắm tin cậy của nhiều ông bố, bà mẹ Việt.
Tuy nhiên ít ai biết, đứng sau thành công của hệ thống siêu thị Kids Plaza là bóng dáng một người đàn ông, chứ không phải phụ nữ như nhiều chuỗi khác.
Vay mượn 100 triệu đồng khởi nghiệp
Trước khi bắt tay gây dựng Kids Plaza, anh Đỗ Văn Tuấn đã từng làm việc hai năm tại một công ty kinh doanh vàng bạc.
Thời điểm 2007, anh Tuấn có chơi thử trò “Game Cashflow”, một trò chơi xuất phát từ nước ngoài dạy trẻ em cách đầu tư và sử dụng đồng tiền hiệu quả. Tại Việt Nam trò chơi này còn khá mới mẻ và nếu nhập trực tiếp thì giá thành cao, Đỗ Văn Tuấn từ bỏ công việc đang làm, bắt tay vào tự sản xuất rồi phân phối.
Sản phẩm được khách hàng đón nhận nhiệt tình, con đường kinh doanh đang rộng mở thì anh Tuấn quyết định dừng lại do nhận ra việc mình làm đã vi phạm bản quyền. Anh tiếp tục làm thuê, tìm hướng khởi nghiệp riêng.
Giai đoạn 2009, nhận thấy các sản phẩm trên thị trường dành cho trẻ em chủ yếu là hàng kém chất lượng, xuất xứ từ Trung Quốc, nếu muốn có một sản phẩm an toàn thì chỉ có cách xách tay từ nước ngoài, anh Tuấn bắt đầu nghĩ đến việc làm sao để trẻ em Việt Nam cũng được sử dụng các sản phẩm an toàn và chất lượng. Sau gần một năm liên tục đi các cửa hàng khác nhau để quan sát và tìm hiểu sản phẩm, phân tích nhu cầu khách hàng, anh Tuấn ra mắt cửa hàng đầu tiên tại tầng 3 một tòa nhà trên phố Thái Thịnh, Hà Nội,
“Mở cửa hàng đầu tiên khó khăn nhất là không ai tin, không ai cho vay, sau rất nhiều lần thuyết phục mình mới mượn được 100 triệu để khởi nghiệp”.
Những ngày đầu, cửa hàng chỉ gói gọn vào các sản phẩm đồ chơi thông minh cho trẻ em, các loại bình sữa nhưng khách hàng còn hạn chế do nhiều người chỉ quen dùng bình sữa Trung Quốc hoặc một số sản phẩm giá rẻ do đơn vị trong nước sản xuất, cửa hàng lại không nằm ở vị trí mặt tiền.
Khó khăn buộc CEO Kids Plaza phải nghĩ đến việc kinh doanh theo hình thức online với sự ra đời của website Kidsplaza.vn. Chỉ trong vòng 4 tháng, trang web đã gây được tiếng vang với các mẹ “bỉm sữa” trong một số cộng đồng như webtretho, lamchame…mang lại số lượng lớn khách hàng ở khu vực Hà Nội và các tỉnh khác.
Khách đông, căn phòng hơn 30m2 trở nên quá nhỏ bé nên anh Tuấn quyết định mở rộng xuống tầng 1, địa chỉ 20 Thái Thịnh chính thức trở thành “căn cứ địa” đầu tiên của Kids Plaza.
Từ 1 đến 74 siêu thị khắp trong Nam, ngoài Bắc
Năm 2011, Kids Plaza tiếp tục khai trương cửa hàng thứ 2. Việc kinh doanh thuận lợi nhờ mẫu mã hàng hóa đa dạng, chất lượng và giá cả phù hợp, chuỗi tiếp tục phát triển bùng nổ trong giai đoạn 2015-2016, tập trung chủ yếu ở khu vực Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bắc Ninh.
Chia sẻ về bí quyết kinh doanh trong điều kiện thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt và các hệ thống khác cũng tích cực mở rộng chuỗi để có miếng bánh thị phần lớn hơn, anh Tuấn cho biết: “Chúng tôi không cạnh tranh trực tiếp với đối thủ cùng ngành mà tập trung nắm bắt, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng để phát triển sản phẩm phù hợp”.
Anh Tuấn nhận định, nhu cầu của khách hàng hiện nay là các sản phẩm chất lượng với mức giá rẻ ngày càng tăng cao, Kids Plaza đã tìm tới nhiều nhà sản xuất uy tín tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… đàm phán trở thành nhà phân phối độc quyền, cắt giảm chi phí qua các đại lý trung gian cấp 1, 2, 3…
"Kids Plaza đang hợp tác với nhiều nhà sản xuất trong nước và trên thế giới để cho ra đời nhãn hàng riêng Kiza, Mamago, Mother-V… nhằm đảm bảo chất lượng với mức giá rẻ hơn 20-30% so với nhiều sản phẩm cùng loại", anh Tuấn cho hay.
Một trong những dịch vụ tương đối khác biệt mà ông bố bỉm sữa này đang áp dụng là chính sách đổi trả hàng trong vòng 45 ngày. Đồng thời, như một số đơn vị khác, Kids Plaza cũng mở nhiều lớp tiền sản, lớp ăn dặm miễn phí cho các bố mẹ…. Gia tăng trải nghiệm dịch vụ khách hàng như tư vấn hay dùng thử chính là một điểm đặc thù trong kinh doanh siêu thị nói chung và chuỗi mẹ bé nói riêng.
Xác định thị trường vẫn còn tiềm năng khi dân số trẻ chiếm đa số, tỷ lệ sinh cao, trong năm 2017 Kids Plaza đặt mục tiêu nâng tổng số cửa hàng lên 100, mở rộng ra các tỉnh thành trên toàn quốc và doanh thu gấp đôi 2016.
Sau 8 năm phát triển, anh Tuấn và cộng sự vẫn duy trì thời gian làm việc nhiều hơn so với tổ chức khác. Anh hài hước chia sẻ: “Nếu ai hỏi chúng tôi có bao nhiêu năm kinh nghiệm thì chúng tôi rất tự tin trả lời: sau 8 năm khởi nghiệp, chúng tôi đã có 16 năm kinh nghiệm bởi văn hóa của chúng tôi là luôn học hỏi và không ngừng sáng tạo.”
“Kinh doanh bán lẻ nói chung và ngành mẹ và bé nói riêng là một cuộc đua đường dài. Để thành công trong thời gian ngắn thì có nhiều người làm được, nhưng để duy trì thì rất khó. Người ta nói ‘Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi’ nên chúng tôi phải luôn cố gắng để đi một quãng đường dài, chứ đi một thời gian người ta không thấy mình đâu nữa thì đó không phải là cách làm kinh doanh”, anh Tuấn kết luận.