MỘT CUỘC CÁCH MẠNG MANG Ý THỨC HỆ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
PGS,TS Đàm Đức Vượng
Cứ mỗi lần đến dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại Việt Nam, trên các trang mạng, lại xuất hiện một số bài viết phủ nhận cuộc cách mạng này, rằng, không cần đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, không cần đến hai cuộc kháng chiến, Việt Nam vẫn có thể giành được độc lập, đỡ tốn xương máu của nhân dân, nếu đi con đường cải lương – hòa bình? Những người nhận thức về vấn đề này đã cố tình xuyên tạc ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám, vì một lẽ giản đơn là do bản chất xâm lược của thực dân, đế quốc đối với nước ta không bao giờ họ dễ dàng trả lại độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam khi họ còn đủ sức mạnh xâm lược. Họ chỉ đầu hàng và rút lui khi nhân dân Việt Nam đè bẹp được họ. Ông cha ta suốt mấy nghìn năm đánh giặc phương Bắc xâm lược cũng thế. Họ không bao giờ từ bỏ âm mưu xâm lược, thôn tính nước ta, không bao giờ chịu trả lại độc lập cho nhân dân ta, nếu nhân dân nước Đại Việt lúc ấy không vùng lên đấu tranh chống lại các thế lực xâm lược đến từ phương Bắc. Nhân dân ta đã “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, đem trí nhân mà thay cường bạo” như Nguyễn Trãi đã tổng kết. Nhân dân ta, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là không tính đến đấu tranh bằng phương pháp hòa bình. Biết lắm chứ. Đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, duy trì một nền hòa bình trên bán đảo Đông Dương là bản chất ưu việt của chế độ ta. Ngay từ những ngày nổ ra Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương tha thiết kêu gọi tìm một giải pháp hòa bình cho các dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Người gặp quân Tàu Tưởng, rồi sang tận nước Pháp, chạy xuôi, chạy ngược để thương lượng, tìm một giải pháp hòa bình trên cơ sở độc lập, tự do cho nhân dân Việt Nam, nhưng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, chúng ta càng nhân nhượng, thì thực dân càng lấn tới. Vì vậy, buộc nhân dân ta phải cầm súng chiến đấu. “Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Đến khi đế quốc Mỹ thay thực dân Pháp nhảy vào xâm lược Việt Nam, Đảng ta ra Nghị quyết 15 (1959), cũng tha thiết nêu vấn đề đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, kiên trì hòa bình trên cơ sở tôn trọng Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. Nhưng rồi, đế quốc Mỹ dựa vào bè lũ tay sai người Việt Nam, vẫn ồ ạt mang quân đội, vũ khí vào Việt Nam, Lào, Campuchia để hòng chiếm lại Đông Dương, buộc nhân dân ta, một lần nữa, lại phải cầm súng chiến đấu. Suốt 30 năm ròng chiến đấu, hy sinh anh dũng, cuối cùng, nhân dân ta đã ghi được dòng chữ vàng “Độc lập, Tự do” lên lá cờ đại nghĩa của mình.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại Việt Nam là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Nếu không nhận thức đúng bản chất của vấn đề này sẽ dẫn đến nhận thức méo mó về Cách mạng tháng Tám. Có nhà viết sử cơ hội cứ nhấn mạnh đến “giải phóng dân tộc” thuần túy, mà không đếm xỉa gì đến “cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Đó là một sai lầm trong khi phân tích lịch sử cách mạng Việt Nam, cần phải đính chính và phê phán, vì nó không phản ánh đúng thực chất của lịch sử cách mạng Việt Nam.
Ý thức hệ xã hội chủ nghĩa trong Cách mạng tháng Tám thể hiện ở bản lĩnh dân tộc, tinh thần dân tộc, sức manh dân tộc. Nó chứa đựng không những các quan điểm và tư tưởng lý luận đã được Đảng Cộng sản Việt Nam hệ thống hóa, mà còn chứa đựng những quan điểm và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, nó nảy sinh trong cuộc đấu tranh cách mạng, đó cũng là tâm lý xã hội Việt Nam. Ý thức hệ xã hội chủ nghĩa nảy sinh trên đất nước Việt Nam đã đóng vai trò tích cực trong đời sống xã hội Việt Nam. Thấm vào nhân dân, ý thức hệ xã hội chủ nghĩa tổ chức nhân dân đấu tranh lật đổ mọi áp bức bất công xã hội, xây dựng một xã hội mới lành mạnh, phát triển, nhân dân có cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Bất kỳ ở đâu, làng, xã, phường, quận, huyện, tỉnh nào mà nhân dân ở đó có cuộc sống ấm no, dân chủ, tình làng nghĩa xóm, có trường học, con em học hành tấn tới, có chợ, có nhà văn hóa, trạm xá, trạm điện, nước, đường làng ngõ xóm được lát xi mang, sạch sẽ, khang trang, kinh tế phát triển, tinh thần nhân dân phấn chấn là ở đó có chủ nghĩa xã hội.
Ý thức hệ xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính chất đồng bộ, bao gồm tất cả các hình thái ý thức xã hội, cụ thể là các quan điểm chính trị, luật pháp, triết học, đạo đức, khoa học, văn hóa, nghệ thuật.
Ý thức hệ xã hội chủ nghĩa gắn bó mật thiết với ý thức yêu nước và tinh thần dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tình cảm đặc sắc nhất, nó tồn tại trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Khi được ngọn gió của cách mạng thổi vào, thì nó trở thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Là bản chất và hiện tượng xã hội sinh động, tinh thần yêu nước và ý thức xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng phát triển và hoàn thiện, mặc dù trước mắt chúng ta đang tồn tại và có chiều hướng gia tăng sự chống phá của những quan điểm sai trái, làm lệch lạc và méo mó lịch sử cách mạng Việt Nam, tư tưởng Việt Nam.
Cứ mỗi lần đến dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại Việt Nam, trên các trang mạng, lại xuất hiện một số bài viết phủ nhận cuộc cách mạng này, rằng, không cần đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, không cần đến hai cuộc kháng chiến, Việt Nam vẫn có thể giành được độc lập, đỡ tốn xương máu của nhân dân, nếu đi con đường cải lương – hòa bình? Những người nhận thức về vấn đề này đã cố tình xuyên tạc ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám, vì một lẽ giản đơn là do bản chất xâm lược của thực dân, đế quốc đối với nước ta không bao giờ họ dễ dàng trả lại độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam khi họ còn đủ sức mạnh xâm lược. Họ chỉ đầu hàng và rút lui khi nhân dân Việt Nam đè bẹp được họ. Ông cha ta suốt mấy nghìn năm đánh giặc phương Bắc xâm lược cũng thế. Họ không bao giờ từ bỏ âm mưu xâm lược, thôn tính nước ta, không bao giờ chịu trả lại độc lập cho nhân dân ta, nếu nhân dân nước Đại Việt lúc ấy không vùng lên đấu tranh chống lại các thế lực xâm lược đến từ phương Bắc. Nhân dân ta đã “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, đem trí nhân mà thay cường bạo” như Nguyễn Trãi đã tổng kết. Nhân dân ta, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là không tính đến đấu tranh bằng phương pháp hòa bình. Biết lắm chứ. Đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, duy trì một nền hòa bình trên bán đảo Đông Dương là bản chất ưu việt của chế độ ta. Ngay từ những ngày nổ ra Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương tha thiết kêu gọi tìm một giải pháp hòa bình cho các dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Người gặp quân Tàu Tưởng, rồi sang tận nước Pháp, chạy xuôi, chạy ngược để thương lượng, tìm một giải pháp hòa bình trên cơ sở độc lập, tự do cho nhân dân Việt Nam, nhưng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, chúng ta càng nhân nhượng, thì thực dân càng lấn tới. Vì vậy, buộc nhân dân ta phải cầm súng chiến đấu. “Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Đến khi đế quốc Mỹ thay thực dân Pháp nhảy vào xâm lược Việt Nam, Đảng ta ra Nghị quyết 15 (1959), cũng tha thiết nêu vấn đề đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, kiên trì hòa bình trên cơ sở tôn trọng Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. Nhưng rồi, đế quốc Mỹ dựa vào bè lũ tay sai người Việt Nam, vẫn ồ ạt mang quân đội, vũ khí vào Việt Nam, Lào, Campuchia để hòng chiếm lại Đông Dương, buộc nhân dân ta, một lần nữa, lại phải cầm súng chiến đấu. Suốt 30 năm ròng chiến đấu, hy sinh anh dũng, cuối cùng, nhân dân ta đã ghi được dòng chữ vàng “Độc lập, Tự do” lên lá cờ đại nghĩa của mình.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại Việt Nam là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Nếu không nhận thức đúng bản chất của vấn đề này sẽ dẫn đến nhận thức méo mó về Cách mạng tháng Tám. Có nhà viết sử cơ hội cứ nhấn mạnh đến “giải phóng dân tộc” thuần túy, mà không đếm xỉa gì đến “cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Đó là một sai lầm trong khi phân tích lịch sử cách mạng Việt Nam, cần phải đính chính và phê phán, vì nó không phản ánh đúng thực chất của lịch sử cách mạng Việt Nam.
Ý thức hệ xã hội chủ nghĩa trong Cách mạng tháng Tám thể hiện ở bản lĩnh dân tộc, tinh thần dân tộc, sức manh dân tộc. Nó chứa đựng không những các quan điểm và tư tưởng lý luận đã được Đảng Cộng sản Việt Nam hệ thống hóa, mà còn chứa đựng những quan điểm và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, nó nảy sinh trong cuộc đấu tranh cách mạng, đó cũng là tâm lý xã hội Việt Nam. Ý thức hệ xã hội chủ nghĩa nảy sinh trên đất nước Việt Nam đã đóng vai trò tích cực trong đời sống xã hội Việt Nam. Thấm vào nhân dân, ý thức hệ xã hội chủ nghĩa tổ chức nhân dân đấu tranh lật đổ mọi áp bức bất công xã hội, xây dựng một xã hội mới lành mạnh, phát triển, nhân dân có cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Bất kỳ ở đâu, làng, xã, phường, quận, huyện, tỉnh nào mà nhân dân ở đó có cuộc sống ấm no, dân chủ, tình làng nghĩa xóm, có trường học, con em học hành tấn tới, có chợ, có nhà văn hóa, trạm xá, trạm điện, nước, đường làng ngõ xóm được lát xi mang, sạch sẽ, khang trang, kinh tế phát triển, tinh thần nhân dân phấn chấn là ở đó có chủ nghĩa xã hội.
Ý thức hệ xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính chất đồng bộ, bao gồm tất cả các hình thái ý thức xã hội, cụ thể là các quan điểm chính trị, luật pháp, triết học, đạo đức, khoa học, văn hóa, nghệ thuật.
Ý thức hệ xã hội chủ nghĩa gắn bó mật thiết với ý thức yêu nước và tinh thần dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tình cảm đặc sắc nhất, nó tồn tại trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Khi được ngọn gió của cách mạng thổi vào, thì nó trở thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Là bản chất và hiện tượng xã hội sinh động, tinh thần yêu nước và ý thức xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng phát triển và hoàn thiện, mặc dù trước mắt chúng ta đang tồn tại và có chiều hướng gia tăng sự chống phá của những quan điểm sai trái, làm lệch lạc và méo mó lịch sử cách mạng Việt Nam, tư tưởng Việt Nam.