Câu chuyện kinh doanh: Từ chuyện “dĩa trái cây miễn phí" của ông Nguyễn Đức Tài đến cách ứng biến của những DN lớn nhất trong một thế giới đổi thay
Cùng nằm trong Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2017 do Forbes Việt Nam bình chọn, tuy
nhiên một điều nhận thấy là các doanh nghiệp lớn đều có những trăn trở rất riêng.
Thế giới Di động với câu chuyện vị trí đầu bảng trong ngành bán lẻ, họ đang vui theo cách nào? Nhựa Bình Minh có về đích trước cuộc đua tăng chiết khấu? Gemadept giải bài toán chi phí Logistics cho Doanh nghiệp ra sao? Đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây,..
So với bốn lần thực hiện trước đây, năm 2017 Danh sách của Forbes xuất hiện nhiều tên tuổi mới, là những doanh nghiệp đang trong tốp dẫn đầu của nhiều ngành kinh tế, như VietJet, Sabeco, Petrolimex, Novaland… với giá trị vốn hóa hàng tỉ đô la Mỹ.
Phóng viên đã thực hiện các cuộc trao đổi ngắn với 3 Doanh nghiệp thuộc Top 50 đại diện cho các lĩnh vực để hiểu về câu chuyện của những biến động trên.
Thế giới Di động với câu chuyện “Dĩa(*) trái cây miễn phí”: Trong những điều đang thay đổi, phục vụ cho sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng là điều khó khăn nhất...
PV: Đối với CEO thì giai đoạn thách thức nhất không phải là quá trình xây dựng doanh nghiệp mà khi doanh nghiệp của họ đang ở đỉnh thành công. Ông có đang lo ngại rằng TGDĐ sẽ không còn những thách thức nào để phấn đấu?
Ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT, CEO Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động:
"Nếu luôn nghĩ rằng doanh nghiệp mình đã mạnh nhất rồi, không còn ai để cạnh tranh và tự trao cho mình thời gian nghỉ ngơi, mất tập trung thì đây chính là lúc doanh nghiệp bắt đầu đi xuống. TGDĐ đã học được những điều này từ kinh nghiệm trong quá khứ. Do đó, bạn sẽ thấy hiện tại chúng tôi bên cạnh nhìn vào thị trường, vẫn đang cố gắng nhìn thấy mình từng ngày.
Không phải đối thủ hay thị trường, mà ngay ở nội tại doanh nghiệp, luôn nhìn lại và so sánh với hình ảnh của chính mình trong ngày hôm qua, điều đó mới là cơ sở sức mạnh để chúng ta tiến về phía trước", ông Tài nhận định.
"Khi hiểu được nhu cầu khách hàng luôn luôn đi lên mà một ông bán lẻ không đi lên thậm chí không theo kịp với tốc độ của khách hàng thì ông đó sẽ bị tụt hậu..."
"Bạn đi vào nhà hàng lần đầu tiên người ta đưa cho bạn một dĩa trái cây. Bạn sẽ thắc mắc và nhà hàng sẽ trả lời đây là chúng tôi tặng các bạn. Bạn ngạc nhiên và hẳn là rất thích thú. Lần thứ hai bạn cũng trở lại nhà hàng này, họ cũng đưa đến bạn dĩa trái cây và cảm thấy nhà hàng này thật chu đáo, lần này thì bạn không ngạc nhiên nữa mà hiểu là hiển nhiên. Lần thứ ba, bạn quay lại, người ta không đưa ra nữa bạn sẽ hỏi 'dĩa trái cây miễn phí của tôi đâu?'.
Đây là dẫn chứng để thấy nhu cầu khách hàng luôn đi lên và bạn phải không ngừng làm cho khách hàng thoả mãn. Nếu ngày hôm nay bạn đem lại hài lòng và thích thú cho khách hàng thì ngày mai sẽ trở thành bình thường. Ngày kia nếu không thực hiện tốt hơn thì khách hàng có quay lại với bạn trong những lần tiếp theo nữa không?
Chúng tôi hiểu được tâm lý bán lẻ là phục vụ khách hàng, khách hàng luôn luôn đi tới, hôm nay hội đạt được điều gì rồi thì ngày mai họ sẽ mong muốn điều khác tốt hơn chứ khách hàng không đứng yên."
Ông chủ ngành bán lẻ này cũng nói về tương lai của ngành thực phẩm mà TGDĐ đang hướng đến: "Trong một không gian sạch sẽ và thân thiện, khách hàng lại không phải đắn đo nhiều cho sản phẩm bởi giá cả đã rất cạnh tranh. Đó hẳn là điều mà ai cũng mong muốn, đáp ứng được mong muốn như vậy gọi là nắm bắt tốt cơ hội".
(*) Cái dĩa: cái đĩa (miền Bắc).
Năm 2017, cuộc đua tăng chiết khấu khiến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngành ống nước càng trở nên gay cấn.
PV: Tại ĐHĐCĐ thường niên 2017 CTCP Nhựa Bình Minh (Mã CK: BMP) ngày 18/4, báo cáo doanh thu Công ty tăng 14% nhưng lợi nhuận chỉ bằng 55% so với cùng kỳ năm 2016. Với cạnh tranh gia tăng, BMP đã tăng tỷ lệ chiết khấu bán hàng cho các nhà phân phối thêm 4% từ 11% lên 15% trong quý II/2017. Liệu Nhựa Bình Minh có “về đích” trong những tháng cuối năm?
Ông Nguyễn Hoàng Ngân - Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Nhựa Bình Minh
Theo ông Ngân, có 2 nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp của ông chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh: Thứ nhất là ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu tăng 27% so với quý 1/2016 (quý có giá nguyên liệu thấp nhất năm 2016). Thứ hai là hiện trạng mức chiết khấu của các đối thủ cạnh tranh khá lớn, cao hơn doanh nghiệp này 12%.
Tính đến cuối tháng 8 này, giá nguyên liệu vẫn chưa có xu hướng giảm vì vậy tác động giá nguyên liệu cho cả năm 2017 là tác động hiển hiện.
Trước tình hình trên, ông Ngân đưa ra nhận định “Mức tăng chiết khấu của chúng tôi đang rất thấp so với mức chiết khấu mà các đối thủ đang sử dụng. Bình quân thấp hơn khoảng 6% đến 17%. Đó là khoảng cách khá lớn về chiết khấu.”
PV: Để cạnh tranh, Bình Minh có đang tăng chiết khấu?
Thực tế, BMP quyết định tăng nhẹ tỷ lệ chiết khấu bán hàng cho các nhà phân phối thêm 4% từ 11% lên 15% trong quý II/2017. Trong khi đó, tỷ lệ chiết khấu của HSG cho cùng sản phẩm lại cao hơn nhiều, khoảng 35%.
"Khi hiểu được nhu cầu khách hàng luôn luôn đi lên mà một ông bán lẻ không đi lên thậm chí không theo kịp với tốc độ của khách hàng thì ông đó sẽ bị tụt hậu..."
Với 5 năm liên tiếp trong Top 50 Doanh nghiệp Niêm yết tốt nhất của Forbes Việt Nam, bước qua năm thứ 6, để duy trì thành tích này đang là thử thách lớn đối với nhựa Bình Minh.
Do đó khả năng năm nay lợi nhuận của Bình Minh sẽ không cao so với các năm trước. Điều này cũng không phải là một cú sốc lớn với Hội đồng Quản trị công ty bởi hiện nay biên lợi nhuận của Bình Minh đang khá cao so với các doanh nghiệp khác.
Một số tập đoàn lớn chuyên về ống của nước ngoài có biên lợi nhuận ở vào khoảng 5%, ở trong nước hiện nay bình quân rơi vào khoảng 8% đến 9%. Do đó, với cuộc chơi cạnh tranh thị trường, Bình Minh muốn duy trì biên lợi nhuận vào khoảng 15% đến 16% là điều rất khó.
Nhựa Bình Minh cũng nằm trong nhóm rất nhiều doanh nghiệp có cấu thành thành giá tác động mạnh bởi lĩnh vực sau đây...
Chia sẻ về quan điểm về chiến lược ngành Logistics đồng hành cùng doanh nghiệp của ông Vũ Ninh – Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Gemadept
Theo ông Ninh, năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam nói chung đang liên quan rất nhiều đến vấn đề chi phí, bao gồm chi phí cho nguyên liệu, sản xuất, chi phí logistics... Do đó để cạnh tranh được với các nước trên thế giới thì mục tiêu cải thiện khâu logistics là ưu tiên hàng đầu.
Nhiều Cảng đang trong tình trạng ách tắc nặng dẫn đến chi phí cho sản xuất, mua bán tăng lên. Ảnh: Container xếp hàng dài trên đường vào Cảng Cát Lái.
“Cần tập trung vào 2 mũi nhọn chiến lược: Logistics phục vụ cho khâu sản xuất: Vận chuyển nguyên vật liệu đến nơi sản xuất và Logisctics phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm: Từ nơi sản xuất chở ra đến nơi bán”, ông Ninh nhấn mạnh.
Vẫn đang tồn tại khá nhiều nghịch lý ở các Cảng, hiện nay có nhiều Cảng đang trong tình trạng ách tắc nặng khiến chi phí đội lên đáng kể. Trong khi đó những Cảng rất lớn nhưng lại chưa khai thác hết công suất. Để giảm chi phí thì phải giảm chi phí từng thành phần và một mục tiêu quan trọng nằm ở hai vấn đề cốt lõi: Tối ưu chi phí vận tải Biển và đội tàu của Việt Nam phải đủ năng lực để tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.
Cũng theo ông Ninh, Việt Nam phải hưởng tới hình thành nhiều trung tâm gọi là Logistics Center.
Điển hình như Chính phủ đang hướng tới cái mép Cái mép sẽ trở thành khu tích hợp Cảng biến, khu công nghiệp, Logistics Đường bộ, Đường biển. Khi thành công sẽ tạo nên sức mạnh rất lớn. Thái Lan 30 năm trước đã đối mặt với vấn đề này và người Thái đã giải quyết bằng cảng Laem Chabang: cảng nước sâu nằm cách xa BangKok, kết hợp khu công nghiệp và các hệ thống Logistics. Hiện nay đối với Việt Nam thì cũng tương tự như vậy.
Doanh nghiệp này cũng đang hoàn thiện dự án về Cảng lớn tại Hậu Giang, khu vực phục vụ hàng lạnh chuyên cho đồng bằng sông Cửu Long, giảm bớt sức ép cho các Cảng Đông Nam Bộ.
Bí quyết của Doanh nghiệp 5 năm liên tiếp trong Danh sách niêm yết tốt nhất:
Thứ nhất, trong mọi tình huống, ban lãnh đạo cố gắng để ưu tiên những giải pháp tạo ra hiệu quả cao nhất. Trong bối cảnh kinh doanh hiện nay mà bảo rằng xung quanh không tác động đến doanh nghiệp là chuyện không tưởng.
Thứ hai, chính sách cạnh tranh để tăng doanh thu hoặc là tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận là chuyện đương nhiên doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Tuy nhiên những yếu tố chủ quan thuộc về năng lực của người lãnh đạo như hoạch định chiến lược nếu còn thiếu sót thì cần tiếp tục cải thiện.
Thứ ba, cho dù các yếu tố tác động của thị trường thế nào đi chăng nữa vẫn kiên định mục tiêu là duy trì được chất lượng sản phẩm. Không vì lý do giảm giá hay chiết khấu để dẫn đến sử dụng nguyên liệu chất lượng thấp hay cắt bớt quy trình. Chiến lược để làm nên thương hiệu của Doanh nghiệp là dựa vào độ tin cậy của khách hàng về chất lượng sản phẩm do mình cung cấp.
nhiên một điều nhận thấy là các doanh nghiệp lớn đều có những trăn trở rất riêng.
Thế giới Di động với câu chuyện vị trí đầu bảng trong ngành bán lẻ, họ đang vui theo cách nào? Nhựa Bình Minh có về đích trước cuộc đua tăng chiết khấu? Gemadept giải bài toán chi phí Logistics cho Doanh nghiệp ra sao? Đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây,..
So với bốn lần thực hiện trước đây, năm 2017 Danh sách của Forbes xuất hiện nhiều tên tuổi mới, là những doanh nghiệp đang trong tốp dẫn đầu của nhiều ngành kinh tế, như VietJet, Sabeco, Petrolimex, Novaland… với giá trị vốn hóa hàng tỉ đô la Mỹ.
"Danh sách các công ty niêm yết tốt nhất năm nay cho thấy các công ty hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, bất động sản… đang tiếp tục chiếm ưu thế. Một số lĩnh vực nguyên vật liệu hàng hóa (commodities) như cao su, dầu khí… chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh” bà Nguyễn Lan Anh, thư ký tòa soạn của Forbes Việt Nam cho biết.
Phóng viên đã thực hiện các cuộc trao đổi ngắn với 3 Doanh nghiệp thuộc Top 50 đại diện cho các lĩnh vực để hiểu về câu chuyện của những biến động trên.
Thế giới Di động với câu chuyện “Dĩa(*) trái cây miễn phí”: Trong những điều đang thay đổi, phục vụ cho sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng là điều khó khăn nhất...
PV: Đối với CEO thì giai đoạn thách thức nhất không phải là quá trình xây dựng doanh nghiệp mà khi doanh nghiệp của họ đang ở đỉnh thành công. Ông có đang lo ngại rằng TGDĐ sẽ không còn những thách thức nào để phấn đấu?
Ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT, CEO Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động:
"Nếu luôn nghĩ rằng doanh nghiệp mình đã mạnh nhất rồi, không còn ai để cạnh tranh và tự trao cho mình thời gian nghỉ ngơi, mất tập trung thì đây chính là lúc doanh nghiệp bắt đầu đi xuống. TGDĐ đã học được những điều này từ kinh nghiệm trong quá khứ. Do đó, bạn sẽ thấy hiện tại chúng tôi bên cạnh nhìn vào thị trường, vẫn đang cố gắng nhìn thấy mình từng ngày.
Không phải đối thủ hay thị trường, mà ngay ở nội tại doanh nghiệp, luôn nhìn lại và so sánh với hình ảnh của chính mình trong ngày hôm qua, điều đó mới là cơ sở sức mạnh để chúng ta tiến về phía trước", ông Tài nhận định.
"Khi hiểu được nhu cầu khách hàng luôn luôn đi lên mà một ông bán lẻ không đi lên thậm chí không theo kịp với tốc độ của khách hàng thì ông đó sẽ bị tụt hậu..."
"Bạn đi vào nhà hàng lần đầu tiên người ta đưa cho bạn một dĩa trái cây. Bạn sẽ thắc mắc và nhà hàng sẽ trả lời đây là chúng tôi tặng các bạn. Bạn ngạc nhiên và hẳn là rất thích thú. Lần thứ hai bạn cũng trở lại nhà hàng này, họ cũng đưa đến bạn dĩa trái cây và cảm thấy nhà hàng này thật chu đáo, lần này thì bạn không ngạc nhiên nữa mà hiểu là hiển nhiên. Lần thứ ba, bạn quay lại, người ta không đưa ra nữa bạn sẽ hỏi 'dĩa trái cây miễn phí của tôi đâu?'.
Đây là dẫn chứng để thấy nhu cầu khách hàng luôn đi lên và bạn phải không ngừng làm cho khách hàng thoả mãn. Nếu ngày hôm nay bạn đem lại hài lòng và thích thú cho khách hàng thì ngày mai sẽ trở thành bình thường. Ngày kia nếu không thực hiện tốt hơn thì khách hàng có quay lại với bạn trong những lần tiếp theo nữa không?
Chúng tôi hiểu được tâm lý bán lẻ là phục vụ khách hàng, khách hàng luôn luôn đi tới, hôm nay hội đạt được điều gì rồi thì ngày mai họ sẽ mong muốn điều khác tốt hơn chứ khách hàng không đứng yên."
Ông chủ ngành bán lẻ này cũng nói về tương lai của ngành thực phẩm mà TGDĐ đang hướng đến: "Trong một không gian sạch sẽ và thân thiện, khách hàng lại không phải đắn đo nhiều cho sản phẩm bởi giá cả đã rất cạnh tranh. Đó hẳn là điều mà ai cũng mong muốn, đáp ứng được mong muốn như vậy gọi là nắm bắt tốt cơ hội".
(*) Cái dĩa: cái đĩa (miền Bắc).
Không suôn sẻ như TGDĐ, cạnh tranh và giá nguyên liệu đang khiến các doanh nghiệp trong ngành ống nước như Bình Minh có một năm mà cứ mỗi sáng thức dậy là thấy “đối thủ mình đang đua chiết khấu”...
Năm 2017, cuộc đua tăng chiết khấu khiến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngành ống nước càng trở nên gay cấn.
PV: Tại ĐHĐCĐ thường niên 2017 CTCP Nhựa Bình Minh (Mã CK: BMP) ngày 18/4, báo cáo doanh thu Công ty tăng 14% nhưng lợi nhuận chỉ bằng 55% so với cùng kỳ năm 2016. Với cạnh tranh gia tăng, BMP đã tăng tỷ lệ chiết khấu bán hàng cho các nhà phân phối thêm 4% từ 11% lên 15% trong quý II/2017. Liệu Nhựa Bình Minh có “về đích” trong những tháng cuối năm?
Ông Nguyễn Hoàng Ngân - Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Nhựa Bình Minh
Theo ông Ngân, có 2 nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp của ông chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh: Thứ nhất là ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu tăng 27% so với quý 1/2016 (quý có giá nguyên liệu thấp nhất năm 2016). Thứ hai là hiện trạng mức chiết khấu của các đối thủ cạnh tranh khá lớn, cao hơn doanh nghiệp này 12%.
Tính đến cuối tháng 8 này, giá nguyên liệu vẫn chưa có xu hướng giảm vì vậy tác động giá nguyên liệu cho cả năm 2017 là tác động hiển hiện.
Trước tình hình trên, ông Ngân đưa ra nhận định “Mức tăng chiết khấu của chúng tôi đang rất thấp so với mức chiết khấu mà các đối thủ đang sử dụng. Bình quân thấp hơn khoảng 6% đến 17%. Đó là khoảng cách khá lớn về chiết khấu.”
PV: Để cạnh tranh, Bình Minh có đang tăng chiết khấu?
Thực tế, BMP quyết định tăng nhẹ tỷ lệ chiết khấu bán hàng cho các nhà phân phối thêm 4% từ 11% lên 15% trong quý II/2017. Trong khi đó, tỷ lệ chiết khấu của HSG cho cùng sản phẩm lại cao hơn nhiều, khoảng 35%.
"Khi hiểu được nhu cầu khách hàng luôn luôn đi lên mà một ông bán lẻ không đi lên thậm chí không theo kịp với tốc độ của khách hàng thì ông đó sẽ bị tụt hậu..."
Với 5 năm liên tiếp trong Top 50 Doanh nghiệp Niêm yết tốt nhất của Forbes Việt Nam, bước qua năm thứ 6, để duy trì thành tích này đang là thử thách lớn đối với nhựa Bình Minh.
Do đó khả năng năm nay lợi nhuận của Bình Minh sẽ không cao so với các năm trước. Điều này cũng không phải là một cú sốc lớn với Hội đồng Quản trị công ty bởi hiện nay biên lợi nhuận của Bình Minh đang khá cao so với các doanh nghiệp khác.
Một số tập đoàn lớn chuyên về ống của nước ngoài có biên lợi nhuận ở vào khoảng 5%, ở trong nước hiện nay bình quân rơi vào khoảng 8% đến 9%. Do đó, với cuộc chơi cạnh tranh thị trường, Bình Minh muốn duy trì biên lợi nhuận vào khoảng 15% đến 16% là điều rất khó.
Nhựa Bình Minh cũng nằm trong nhóm rất nhiều doanh nghiệp có cấu thành thành giá tác động mạnh bởi lĩnh vực sau đây...
Logistics - chi phí đang chiếm tỷ trọng bằng 20% GDP của cả nước. Đối với các ngành sản xuất, sức cạnh tranh của hàng hoá sẽ tăng cao khi các tổ chức ngồi lại và tìm ra đáp án của bài toán kết nối giao vận.
Chia sẻ về quan điểm về chiến lược ngành Logistics đồng hành cùng doanh nghiệp của ông Vũ Ninh – Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Gemadept
Theo ông Ninh, năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam nói chung đang liên quan rất nhiều đến vấn đề chi phí, bao gồm chi phí cho nguyên liệu, sản xuất, chi phí logistics... Do đó để cạnh tranh được với các nước trên thế giới thì mục tiêu cải thiện khâu logistics là ưu tiên hàng đầu.
Nhiều Cảng đang trong tình trạng ách tắc nặng dẫn đến chi phí cho sản xuất, mua bán tăng lên. Ảnh: Container xếp hàng dài trên đường vào Cảng Cát Lái.
“Cần tập trung vào 2 mũi nhọn chiến lược: Logistics phục vụ cho khâu sản xuất: Vận chuyển nguyên vật liệu đến nơi sản xuất và Logisctics phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm: Từ nơi sản xuất chở ra đến nơi bán”, ông Ninh nhấn mạnh.
Vẫn đang tồn tại khá nhiều nghịch lý ở các Cảng, hiện nay có nhiều Cảng đang trong tình trạng ách tắc nặng khiến chi phí đội lên đáng kể. Trong khi đó những Cảng rất lớn nhưng lại chưa khai thác hết công suất. Để giảm chi phí thì phải giảm chi phí từng thành phần và một mục tiêu quan trọng nằm ở hai vấn đề cốt lõi: Tối ưu chi phí vận tải Biển và đội tàu của Việt Nam phải đủ năng lực để tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.
Cũng theo ông Ninh, Việt Nam phải hưởng tới hình thành nhiều trung tâm gọi là Logistics Center.
Điển hình như Chính phủ đang hướng tới cái mép Cái mép sẽ trở thành khu tích hợp Cảng biến, khu công nghiệp, Logistics Đường bộ, Đường biển. Khi thành công sẽ tạo nên sức mạnh rất lớn. Thái Lan 30 năm trước đã đối mặt với vấn đề này và người Thái đã giải quyết bằng cảng Laem Chabang: cảng nước sâu nằm cách xa BangKok, kết hợp khu công nghiệp và các hệ thống Logistics. Hiện nay đối với Việt Nam thì cũng tương tự như vậy.
Doanh nghiệp này cũng đang hoàn thiện dự án về Cảng lớn tại Hậu Giang, khu vực phục vụ hàng lạnh chuyên cho đồng bằng sông Cửu Long, giảm bớt sức ép cho các Cảng Đông Nam Bộ.
Bí quyết của Doanh nghiệp 5 năm liên tiếp trong Danh sách niêm yết tốt nhất:
Thứ nhất, trong mọi tình huống, ban lãnh đạo cố gắng để ưu tiên những giải pháp tạo ra hiệu quả cao nhất. Trong bối cảnh kinh doanh hiện nay mà bảo rằng xung quanh không tác động đến doanh nghiệp là chuyện không tưởng.
Thứ hai, chính sách cạnh tranh để tăng doanh thu hoặc là tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận là chuyện đương nhiên doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Tuy nhiên những yếu tố chủ quan thuộc về năng lực của người lãnh đạo như hoạch định chiến lược nếu còn thiếu sót thì cần tiếp tục cải thiện.
Thứ ba, cho dù các yếu tố tác động của thị trường thế nào đi chăng nữa vẫn kiên định mục tiêu là duy trì được chất lượng sản phẩm. Không vì lý do giảm giá hay chiết khấu để dẫn đến sử dụng nguyên liệu chất lượng thấp hay cắt bớt quy trình. Chiến lược để làm nên thương hiệu của Doanh nghiệp là dựa vào độ tin cậy của khách hàng về chất lượng sản phẩm do mình cung cấp.
Theo Nhịp Sống Kinh Tế