Chuyện xã hội: Cốc nước và bể nước
Xin việc ở đâu, làm thời gian cũng chán nên bỏ… Lông bông một thời gian, buồn chán, tôi chơi với một nhóm “lái buôn” vì bọn họ sẵn sàng bao tôi đi ăn nhậu, chơi bời mà không bắt tôi phải bỏ tiền.
Tôi cũng tha hồ mà than thở với họ mà không sợ bị “sếp” nghe thấy như khi làm việc ở những chỗ khác. Cho đến một hôm, một trong số họ nhờ tôi đứng ra vay một khoản tiền với lời hứa sau khi làm ăn được trúng quả sẽ chia cho tôi một phần. Tôi nghĩ, kiếm tiền dễ như vậy sao lại không thử.
Nhưng vụ làm ăn đó đổ bể, gã kia chuồn mất, còn chủ nợ thì tìm tôi tính sổ. Khi đó tôi không có xu nào dính túi, mẹ tôi đã phải bán hết xe cộ trong nhà để giúp tôi trả nợ, nhưng vẫn không ăn thua. Tôi nhớ đến một anh bạn lâu không gặp, nghe đâu anh ta mới mua được căn nhà ở thành phố, chắc là làm ăn khấm khá. Tôi hỏi vay một khoản tiền, cậu ta bảo cậu ta không có tiền vì cậu ta mua nhà phải đi vay mượn, giờ cũng đang nợ đầm đìa. Tôi không tin cậu ta, bởi nếu cậu ta nợ nần sao lúc nào cũng thấy vui tươi hớn hở thế kia được. Tôi rất tức giận vì cậu ta không giúp tôi. Tôi quyết định loại bỏ người bạn này khỏi quan hệ bạn bè.
Tôi tìm đến một người dì họ, người thường xuyên hỏi thăm và trò chuyện với tôi. Dì từ chối cho tôi vay tiền với lý do dì bị bệnh nặng nên lúc nào cũng phải lo tiền thuốc chữa bệnh, không thể giúp tôi được. Tôi cũng không tin dì nốt. Trông dì lúc nào cũng đẹp đẽ, sang trọng, sắc mặt lại còn tươi vui thế kia, làm sao lại không có nổi số tiền bé nhỏ đó. Chắc chắn dì sợ tôi quỵt nợ.
Hàng ngày bị các chủ nợ đòi tiền, tôi cảm thấy cuộc sống của mình rơi vào thống khổ và bế tắc. Dường như tất cả những người xung quanh đều sướng hơn tôi, những nỗi lo của họ chỉ bé bằng hạt cát so với nỗi lo của tôi. Khoản tiền vay của cậu bạn cho cái nhà cũng chẳng là gì, tiền chữa bệnh của dì cũng chẳng là gì, chỉ có khoản nợ của tôi với chủ nợ là đáng tính.
Tôi ấm ức đem chuyện này than thở với thầy giáo cũ, ông đưa cho tôi một thìa muối và một cốc nước rồi bảo hòa tan. Xong ông bảo tôi nếm thử. Tôi nhăn mặt bảo với thầy: “mặn chát”. Thầy bảo tôi cầm cốc nước đổ vào cái bể đựng nước lớn ngoài sân, rồi bảo tôi múc một cốc nhỏ uống thử, xong lại hỏi tôi là có mặn không. Tôi bảo là nước rất ngọt, không mặn chút nào. Khi đó thầy mới bảo tôi: “ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau.
Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích”.
Theo trang web của EVN
Tôi cũng tha hồ mà than thở với họ mà không sợ bị “sếp” nghe thấy như khi làm việc ở những chỗ khác. Cho đến một hôm, một trong số họ nhờ tôi đứng ra vay một khoản tiền với lời hứa sau khi làm ăn được trúng quả sẽ chia cho tôi một phần. Tôi nghĩ, kiếm tiền dễ như vậy sao lại không thử.
Nhưng vụ làm ăn đó đổ bể, gã kia chuồn mất, còn chủ nợ thì tìm tôi tính sổ. Khi đó tôi không có xu nào dính túi, mẹ tôi đã phải bán hết xe cộ trong nhà để giúp tôi trả nợ, nhưng vẫn không ăn thua. Tôi nhớ đến một anh bạn lâu không gặp, nghe đâu anh ta mới mua được căn nhà ở thành phố, chắc là làm ăn khấm khá. Tôi hỏi vay một khoản tiền, cậu ta bảo cậu ta không có tiền vì cậu ta mua nhà phải đi vay mượn, giờ cũng đang nợ đầm đìa. Tôi không tin cậu ta, bởi nếu cậu ta nợ nần sao lúc nào cũng thấy vui tươi hớn hở thế kia được. Tôi rất tức giận vì cậu ta không giúp tôi. Tôi quyết định loại bỏ người bạn này khỏi quan hệ bạn bè.
Tôi tìm đến một người dì họ, người thường xuyên hỏi thăm và trò chuyện với tôi. Dì từ chối cho tôi vay tiền với lý do dì bị bệnh nặng nên lúc nào cũng phải lo tiền thuốc chữa bệnh, không thể giúp tôi được. Tôi cũng không tin dì nốt. Trông dì lúc nào cũng đẹp đẽ, sang trọng, sắc mặt lại còn tươi vui thế kia, làm sao lại không có nổi số tiền bé nhỏ đó. Chắc chắn dì sợ tôi quỵt nợ.
Hàng ngày bị các chủ nợ đòi tiền, tôi cảm thấy cuộc sống của mình rơi vào thống khổ và bế tắc. Dường như tất cả những người xung quanh đều sướng hơn tôi, những nỗi lo của họ chỉ bé bằng hạt cát so với nỗi lo của tôi. Khoản tiền vay của cậu bạn cho cái nhà cũng chẳng là gì, tiền chữa bệnh của dì cũng chẳng là gì, chỉ có khoản nợ của tôi với chủ nợ là đáng tính.
Tôi ấm ức đem chuyện này than thở với thầy giáo cũ, ông đưa cho tôi một thìa muối và một cốc nước rồi bảo hòa tan. Xong ông bảo tôi nếm thử. Tôi nhăn mặt bảo với thầy: “mặn chát”. Thầy bảo tôi cầm cốc nước đổ vào cái bể đựng nước lớn ngoài sân, rồi bảo tôi múc một cốc nhỏ uống thử, xong lại hỏi tôi là có mặn không. Tôi bảo là nước rất ngọt, không mặn chút nào. Khi đó thầy mới bảo tôi: “ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau.
Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích”.
Theo trang web của EVN