4 trường đại học đầu tiên đạt chuẩn kiểm định quốc tế
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, một trong bốn trường ĐH đầu tiên của Việt Nam được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng bởi một tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế - Ảnh: Ngọc Hà
ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Xây dựng, ĐH Bách khoa Đà Nẵng và ĐH Bách khoa TP.HCM vừa trở thành bốn trường ĐH đầu tiên của Việt Nam được công nhận đạt chuẩn kiểm định trường đại học.
Cụ thể, cả bốn trường ĐH đều đã được Hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học (HCERES) của Pháp ra kết luận đánh giá đạt chuẩn kiểm định trường đại học với hiệu lực 5 năm.
Cả bốn trường đều là những đơn vị đã triển khai chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) do Chính phủ Pháp tài trợ (đến nay đã có 18 khóa tuyển sinh, 13 khóa tốt nghiệp).
Trước đó, Bộ GD-ĐT đã gửi công văn cho HCERES đề nghị đánh giá, kiểm định các cơ sở đào tạo thuộc chương trình PFIEV.
Ngày 14-6, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, thứ trưởng Bộ GD- ĐT Bùi Văn Ga khẳng định kết quả này đã đánh dấu sự phấn đấu liên tục của 4 trường trong nỗ lực xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường góp phần đào tạo nguồn nhân lực cao cho đất nước.
“Kết quả này giúp giáo dục ĐH Việt Nam có cái nhìn cụ thể hơn khi so sánh điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của 4 trường ĐH nước ta với chuẩn mực quốc tế mà lâu nay chúng ta chưa có điều kiện thực hiện.
Nó khẳng định uy tín của 4 trường không chỉ ở phạm vi trong nước mà trên cả bình diện quốc tế, làm tăng cơ hội hợp tác với giáo dục ĐH nước ngoài, thu hút sinh viên các nước đến học, tiến tới quốc tế hóa chương trình đào tạo.
Ngoài ra, bằng cấp của sinh viên tốt nghiệp tại các trường cũng có tính cạnh tranh cao hơn khi sinh viên đăng ký xét tuyển đi học tiếp ở các trường ĐH uy tín trên thế giới hay tìm việc làm”- ông Ga nhấn mạnh.
Theo ông Ga, hiện nay các trường đã tự in phôi bằng và cấp cho sinh viên tốt nghiệp.
Hiện nay, cả nước có 4 trung tâm thực hiện nhiệm vụ kiểm định các trường ĐH trong nước, chưa tham gia kiểm định quốc tế.
Vì thế, Việt Nam chưa có điều kiện để so sánh được chất lượng đào tạo của các trường ĐH nước ta so với các nước trên thế giới.
“Bộ khuyến khích các trường có uy tín đăng ký kiểm định quốc tế, bao gồm kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở giáo dục ĐH”- ông Ga nói.
Hiện tại, có gần 100 chương trình đào tạo của Việt Nam đã được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định quốc tế như ABET, CTI, AUN-QA…
NGỌC HÀ
Cả bốn trường đều là những đơn vị đã triển khai chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) do Chính phủ Pháp tài trợ (đến nay đã có 18 khóa tuyển sinh, 13 khóa tốt nghiệp).
Trước đó, Bộ GD-ĐT đã gửi công văn cho HCERES đề nghị đánh giá, kiểm định các cơ sở đào tạo thuộc chương trình PFIEV.
Ngày 14-6, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, thứ trưởng Bộ GD- ĐT Bùi Văn Ga khẳng định kết quả này đã đánh dấu sự phấn đấu liên tục của 4 trường trong nỗ lực xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường góp phần đào tạo nguồn nhân lực cao cho đất nước.
“Kết quả này giúp giáo dục ĐH Việt Nam có cái nhìn cụ thể hơn khi so sánh điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của 4 trường ĐH nước ta với chuẩn mực quốc tế mà lâu nay chúng ta chưa có điều kiện thực hiện.
Nó khẳng định uy tín của 4 trường không chỉ ở phạm vi trong nước mà trên cả bình diện quốc tế, làm tăng cơ hội hợp tác với giáo dục ĐH nước ngoài, thu hút sinh viên các nước đến học, tiến tới quốc tế hóa chương trình đào tạo.
Ngoài ra, bằng cấp của sinh viên tốt nghiệp tại các trường cũng có tính cạnh tranh cao hơn khi sinh viên đăng ký xét tuyển đi học tiếp ở các trường ĐH uy tín trên thế giới hay tìm việc làm”- ông Ga nhấn mạnh.
Theo ông Ga, hiện nay các trường đã tự in phôi bằng và cấp cho sinh viên tốt nghiệp.
Hiện nay, cả nước có 4 trung tâm thực hiện nhiệm vụ kiểm định các trường ĐH trong nước, chưa tham gia kiểm định quốc tế.
Vì thế, Việt Nam chưa có điều kiện để so sánh được chất lượng đào tạo của các trường ĐH nước ta so với các nước trên thế giới.
“Bộ khuyến khích các trường có uy tín đăng ký kiểm định quốc tế, bao gồm kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở giáo dục ĐH”- ông Ga nói.
Hiện tại, có gần 100 chương trình đào tạo của Việt Nam đã được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định quốc tế như ABET, CTI, AUN-QA…
HCERES là tổ chức đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học độc lập có nhiệm vụ đánh giá các cơ sở đào tạo đại học, các tổ chức nghiên cứu và các chương trình đào tạo. HCERES là thành viên chính thức của Hiệp hội đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Châu Âu (ENQA) và Bộ tiêu chuẩn và Hướng dẫn về đảm bảo chất lượng (ESG) trong hệ giáo dục đại học Châu Âu (EHEA). |