36 tuổi kiếm 62 triệu USD nhờ đồ cũ
Một người đàn ông Nhật Bản kiếm hàng chục triệu USD nhờ trang bán đồ cũ trực tuyến.
Yusuke Mitsumoto có một băn khoăn: Liệu khách hàng có
chịu trả tiền ngay cho hàng hóa đã qua sử dụng bán qua Internet nếu
không có gì đảm bảo rằng sẽ nhận được?
Như một thử nghiệm xã hội, chàng doanh nhân 36 tuổi tung ra một ứng dụng kết nối người bán và mua hàng cũ trên mạng vào tháng 6 để kiểm tra ý tưởng nghe khá "điên rồ" này. Sau 16h, Mitsumoto choáng váng khi phát hiện ra ứng dụng đã ghi nhận các giao dịch trị giá 360 triệu yen (3,2 triệu USD) và phải tạm đóng cửa dịch vụ vì lo ngại rủi ro. Một ngày sau, từng đoàn xe tải chở quần áo và đồ điện tử bắt đầu xuất hiện và 6 nhân viên của anh phải xếp hàng để chuyển đồ vào văn phòng nhỏ tại Tokyo.
Cứ 10 người bán thì chỉ có 1 người không giao hàng như đã hứa. Điều đó đã đủ để Mitsumoto tin kế hoạch sẽ thành công. "Tất nhiên, tôi tin rằng người tốt sẽ nhiều hơn người xấu, nhưng câu hỏi đặt ra là bao nhiêu. Đây không phải là điều bạn có thể tìm ra mà không thử", anh chia sẻ. Hồi tháng 8, anh mở lại dịch vụ với tên Cash để thu thập hàng cho một flea market (chợ đồ cũ) trực tuyến.
Tổng số hàng được giới hạn ở mức 10 triệu yên/ngày, và chỉ giới hạn ở điện thoại thông minh, túi xách cao cấp, đồng hồ, quần áo và một vài mặt hàng cụ thể khác. Khách hàng chỉ cần chụp một ảnh và được hãng ra giá cố định (không thỏa thuận hay mặc cả). Giá này được đặt tự động dựa trên dữ liệu thu thập được từ các thị trường cũ khác và Cash kiếm tiền bằng cách bán lại hàng hoá.
Đồ cũ là một thị trường lớn ở Nhật Bản, trị giá 1.600 tỷ yên (hơn 14 triệu USD), theo Reuse Business Journal. Vì vậy, Mitsumoto biết rằng chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi các đối thủ lớn hơn ra mắt dịch vụ tương tự.
Nhà sáng lập Cash quyết định đi trước một bước khi nhận được tin nhắn đề nghị mua của tỷ phú Keishi Kameyama - ông chủ đế chế truyền thông và công nghệ DMM.com. Mitsumoto bán công ty cho DMM với giá 7 tỷ yên (62 triệu USD) nhưng vẫn tiếp tục điều hành.
"Đối với những người làm Internet ở Nhật Bản, DMM là một cái tên đáng sợ" nên thà hợp tác còn hơn đối đầu, vị doanh nhân phân tích. Đây là một bước đi khôn ngoan vì một tuần sau khi thỏa thuận được công bố, Mercari - công ty khởi nghiệp đầu tiên được định giá trị hơn 1 tỷ USD của Nhật Bản - cũng ra mắt một dịch vụ tương tự.
"Kinh doanh trên mạng không phải chỉ cần vốn và thiết bị, bạn cần một trực giác nhất định, một cảm quan thiết kế và khả năng để duy trì dịch vụ", tỷ phú Kameyama nhận định.
Yusuke Mitsumoto - triệu phú 36 tuổi đi lên nhờ đồ cũ (Nguồn: Bloomberg).
Như một thử nghiệm xã hội, chàng doanh nhân 36 tuổi tung ra một ứng dụng kết nối người bán và mua hàng cũ trên mạng vào tháng 6 để kiểm tra ý tưởng nghe khá "điên rồ" này. Sau 16h, Mitsumoto choáng váng khi phát hiện ra ứng dụng đã ghi nhận các giao dịch trị giá 360 triệu yen (3,2 triệu USD) và phải tạm đóng cửa dịch vụ vì lo ngại rủi ro. Một ngày sau, từng đoàn xe tải chở quần áo và đồ điện tử bắt đầu xuất hiện và 6 nhân viên của anh phải xếp hàng để chuyển đồ vào văn phòng nhỏ tại Tokyo.
Cứ 10 người bán thì chỉ có 1 người không giao hàng như đã hứa. Điều đó đã đủ để Mitsumoto tin kế hoạch sẽ thành công. "Tất nhiên, tôi tin rằng người tốt sẽ nhiều hơn người xấu, nhưng câu hỏi đặt ra là bao nhiêu. Đây không phải là điều bạn có thể tìm ra mà không thử", anh chia sẻ. Hồi tháng 8, anh mở lại dịch vụ với tên Cash để thu thập hàng cho một flea market (chợ đồ cũ) trực tuyến.
Tổng số hàng được giới hạn ở mức 10 triệu yên/ngày, và chỉ giới hạn ở điện thoại thông minh, túi xách cao cấp, đồng hồ, quần áo và một vài mặt hàng cụ thể khác. Khách hàng chỉ cần chụp một ảnh và được hãng ra giá cố định (không thỏa thuận hay mặc cả). Giá này được đặt tự động dựa trên dữ liệu thu thập được từ các thị trường cũ khác và Cash kiếm tiền bằng cách bán lại hàng hoá.
Ứng dụng chợ ảo Cash (Nguồn: Bloomberg).
Đồ cũ là một thị trường lớn ở Nhật Bản, trị giá 1.600 tỷ yên (hơn 14 triệu USD), theo Reuse Business Journal. Vì vậy, Mitsumoto biết rằng chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi các đối thủ lớn hơn ra mắt dịch vụ tương tự.
Nhà sáng lập Cash quyết định đi trước một bước khi nhận được tin nhắn đề nghị mua của tỷ phú Keishi Kameyama - ông chủ đế chế truyền thông và công nghệ DMM.com. Mitsumoto bán công ty cho DMM với giá 7 tỷ yên (62 triệu USD) nhưng vẫn tiếp tục điều hành.
"Đối với những người làm Internet ở Nhật Bản, DMM là một cái tên đáng sợ" nên thà hợp tác còn hơn đối đầu, vị doanh nhân phân tích. Đây là một bước đi khôn ngoan vì một tuần sau khi thỏa thuận được công bố, Mercari - công ty khởi nghiệp đầu tiên được định giá trị hơn 1 tỷ USD của Nhật Bản - cũng ra mắt một dịch vụ tương tự.
"Kinh doanh trên mạng không phải chỉ cần vốn và thiết bị, bạn cần một trực giác nhất định, một cảm quan thiết kế và khả năng để duy trì dịch vụ", tỷ phú Kameyama nhận định.
Theo Người Đồng Hành