Hãy chặn đứng ung thư trước khi nó bắt đầu: 9 thói quen hàng ngày nhất định cần phải tránh
Chỉ trong mấy thập kỷ gần đây số
lượng bệnh nhân ung thư tăng vọt một cách bất thường. Có đến hơn 200
loại ung thư khác nhau, nhưng các chuyên gia cho rằng đó chỉ đơn thuần
là do chính con người tự tạo ra. Nguy cơ ung thư có thể đến từ những
thói quen nhỏ đến mức bạn không phát hiện ra như thở sai cách, ít ngủ…
hay ngay từ các đồ dùng hàng ngày.
Dưới đây là 9 thói quen, mối nguy cần tránh để trợ giúp cơ thể chặn đứng căn bệnh ung thư trước khi nó bắt đầu.
1. Mối nguy từ đồ nhựa chứa đựng thực phẩm
Đồ nhựa quá thuận tiện và rẻ tiền khiến
người ta dễ quên đi những mối nguy hại mà nó mang đến. Chất bisphenol A
trong các sản phẩm nhựa có thể gây ra các rối loạn sinh lý trong cơ thể
người, rối loạn chức năng sinh sản, tăng nguy cơ gây ung thư tuyến tiền
liệt… Việc sử dụng bát, đĩa, thìa nhựa trong bữa ăn, các túi nilon, hộp
xốp để chứa đựng thực phẩm, đặc biệt là các loại sản xuất từ nhựa tái
chế hoặc không rõ nguồn gốc sẽ rất nguy hại cho sức khỏe.
Các phân tử nhựa và hóa chất phụ gia có
thể theo thực phẩm đi vào cơ thể, gây ra ung thư. Nếu là đồ ăn lỏng,
canh, thịt cá, đồ ăn nóng, chứa dầu mỡ, có tính axit cao thì độ rủi ro
càng lớn. Mức độ phát tán các chất độc hại này vào thực phẩm sẽ càng
thêm nghiêm trọng nếu dùng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn trong đồ nhựa.
Do đó, hãy tận dụng mọi cơ hội để đồ ăn của bạn không phải tiếp xúc với nhựa.
2. Thiết bị nấu nướng chống dính
Lớp vật liệu Teflan dùng để chống dính
cho các dụng cụ nhà bếp như chảo, nồi, lò nướng… được nhiều chuyên gia
đánh giá là rất hại cho sức khỏe. Ở nhiệt độ cao, nó có thể bị phân hủy,
sinh ra các chất chứa flo. Chúng có thể gây ra rối loạn cho hệ miễn
dịch và hệ nội tiết, gây suy gan, suy gáp, gây u cho nhiều cơ quan khác
nhau, ung thư tinh hoàn… Khi các chảo đã bị cũ, lớp chống dính đã bị
xước, hoặc với các loại chảo rẻ tiền dùng kỹ thuật chống dính không đảm
bảo thì nguy cơ này sẽ càng cao.
Để hạn chế nguy cơ này, có thể chọn một
số loại công nghệ khác để thay thế (ví dụ chảo gốm chống dính), tránh
nấu đồ ăn ở nhiệt độ quá cao, khi lớp chống dính bị xước thì không nên
tiếp tục dùng…
3. Hóa chất gây ung thư trong các sản phẩm hóa mỹ phẩm
Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, các sản
phẩm tiêu dùng hiện tại có chứa rất nhiều hợp chất gây ung thư. Chúng
có mặt trong nước xịt phòng, mùi thơm cho xe hơi, hóa chất tảy rửa, nước
thơm xả vải, nến thơm, dầu gội, sơn móng chân móng tay, nước khử hôi
miệng, khử mồ hôi nách, thậm chí có cả trong nước hoa…
Một số chất được công bố nhưng còn rất
nhiều chất không được công bố vì chúng được xem như là “bí quyết công
nghệ” độc hại hoặc đơn thuần là các nhà sản xuất gian lận. Tuy nhiên các
chuyên gia cảnh báo rằng rủi ro ung thư chính là đến từ đó. Bạn hãy
chọn dùng những loại thân thiện với môi trường, thân thiện với cơ thể,
và nên thật đơn giản cuộc sống để hạn chế phải dùng đến chúng. Có thể nó
cho bạn cảm giác dễ chịu nhất thời, đánh át được mùi hôi của xe hơi…
nhưng vì sự độc hại mà cơ thể phải gánh chịu nên bạn phải cân nhắc. Hãy
tìm dùng những sản phẩm thân thiện với tự nhiên, môi trường thay để
phòng ngừa.
4. Trường điện từ kích thích phát triển ung thư
Đó là sóng di động, sóng wifi. Ngày nay
mạng lưới wifi và sóng điện từ còn chằng chịt hơn cả mạng nhện, chúng
bao vây con người gần như ở mọi nơi mọi lúc và thực sự nguy hiểm hơn là
bạn nghĩ. Đa số người tiêu dùng đều xem nhẹ, nhưng theo nhiều nghiên
cứu, đặc biệt là nghiên cứu của nhóm Niềm tin Sức khỏe Môi trường
(ehtrust.org), thì bạn thường xuyên để điện thoại ở gần bộ phận nào trên
cơ thể, ở đó sẽ phát sinh vấn đề: ung thư vú, u tuyến nước bọt, u mang
tai, giảm chất lượng sinh sản. Do đó họ khuyến cáo hãy ở xa điện thoại
nhất có thể, dùng tai nghe thay vì áp sát vào má, tắt điện thoại khi
không cần liên lạc, không được để dưới gối hoặc đầu giường khi ngủ, tắt
wifi khi không cần sử dụng hoặc khi đi ngủ.
5. Ngồi nhiều, xem Tivi nhiều sẽ tăng nguy cơ ung thư
Tivi là kênh giải trí không thể thiếu
trong xã hội ngày nay, tuy nhiên các nhà nghiên cứu phát hiện rằng xem
TV nhiều khiến nguy cơ bị ung thư tăng lên. Theo nghiên cứu công bố trên
Tạp chí của Viện nghiên cứu Ung thư Quốc gia, chỉ cần ngồi xem TV 2
tiếng ngày, nguy cơ bị ung thư đại tràng tăng lên 8%, ung thư nội mạc tử
cung tăng lên 10%, ung thư phổi tăng lên 6%. Trẻ em xem TV nhiều cũng
có nguy cơ bị bệnh ung thư cao hơn.
Một nghiên cứu từ Đại học Toronto
(Canada) cũng cho thấy ngồi nhiều hơn 8h mỗi ngày có thể tăng nguy cơ tử
vong vì ung thư và tim mạch lên đến 20%. Ngoài ra nguy cơ bị tiểu đường
typ 2 có thể tăng đến 91%.
Thời gian ngồi nhiều đồng nghĩa với việc
ít vận động. Lối sống ì tĩnh, ít vận động được xem là nguyên nhân gây
ra nhiều loại bệnh khác nhau chứ không chỉ ung thư.
6. Sợ ánh nắng mặt trời, thiếu vitamin D
Vitamin D rất hữu ích trong phòng ngừa
nhiều loại bệnh, bao gồm có bệnh tim, tiểu đường, đau mãn tính, đặc biệt
là bệnh ung thư. Vitamin D được xem là kẻ thù tồi tệ nhất của tế bào
ung thư! Tính năng này đã được hơn 200 nghiên cứu dịch tễ học kiểm
nghiệm. Nghiên cứu cho thấy có đến 90% ung thư vú thông thường là do
thiếu hụt vitamine D.
Để phòng tránh ung thư, các chuyên gia
khuyến cáo bạn nên đảm bảo lượng vitamin cho cơ thể, mà một trong những
cách đơn giản và an toàn nhất là tắm nắng 15-20 phút mỗi ngày vào buổi
sáng hoặc buổi chiều.
7. Hít thở ngắn, không đủ oxi
Tiến sĩ Warburg, người đã từng được trao
giải Nobel Y học, cho rằng một trong những nguyên nhân cốt yếu của ung
thư là do tình trạng thiếu oxy và điều này gây ra tình trạng dư thừa
axít trong cơ thể. Ông cũng phát hiện ra rằng các tế bào ung thư kỵ khí
và không thể tồn tại trong môi trường có nồng độ oxy cao (môi trường có
tính kiềm). Như vậy việc cung cấp đầy đủ oxy cho cơ thế là cực kỳ quan
trọng.
Kết quả của một số khảo sát phát hiện
rằng lối sống căng thẳng và ít vận động như hiện tại khiến chúng ta quên
mất cách thở đúng là như thế nào. Thay vì thở sâu, thở bụng thì nhiều
người có hơi thở ngắn, chỉ sử dụng hết 1/3 dung tích của phổi, có thể là
thở gấp gáp hoặc thậm chí bận quá đến mức nín thở. Hãy nhìn các em bé
thở bằng bụng, đó là cách tốt nhất.
8. Uống không đủ nước
Cơ thể của bạn liên tục tiếp nhận các
chất độc hại từ ngoài vào. Trong quá trình hoạt động cũng sinh ra các
chất rác cần loại bỏ. Nếu bạn uống thiếu nước, quá trình giải độc không
thể vận hành được một cách tối ưu khiến lượng độc tố tích tụ lại trong
cơ thể ngày càng nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân tạo cơ hội
cho bệnh ung thư phát triển. Các chuyên gia cũng khuyên nên rèn luyện
thói quen đi đại tiện mỗi sáng để thường xuyên đẩy các chất cặn bã ra
ngoài, làm sạch ruột, tránh gây độc cho cơ thể.
9. Ngủ ít, ngủ muộn gây ung thư
Một đêm ngủ không ngon giấc không chỉ
làm cho bạn mệt mỏi vào ngày hôm sau mà nó cũng có thể làm tăng nguy cơ
mắc bệnh, đặc biệt là nếu bạn bị thiếu ngủ kinh niên. Thiếu ngủ có liên
quan với béo phì, tiểu đường, đột quỵ, bệnh tim và ung thư.
Các nghiên cứu trong những năm gần đây
đã xác định mối liên quan giữa thiếu ngủ và một số loại ung thư hàng đầu
ở Hoa Kỳ: vú, tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng. Ngoài ra,
nghiên cứu cho thấy những người có ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ
phát triển bất kỳ loại ung thư. Các tác giải đã thấy rằng thiếu ngủ làm
tăng viêm và làm mất đi chức năng miễn dịch bình thường. Cả hai có thể
thúc đẩy sự phát triển ung thư. Cơ thể thiếu ngủ sẽ không sản xuất đủ
các hormone melatonin vốn có tính chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn
thương tế bào.
Ngủ trước thời điểm 11h và dậy vào
khoảng hơn 5h được xem là tốt hơn cả. Không nên xem TV trước khi ngủ,
hạn chế dùng đèn ngủ để các chức năng của cơ thể không bị ánh sáng nhân
tạo gây rối loạn.
Mạnh Lạc