Câu chuyện văn hóa: Văn hóa giao thông
Thời hiện đại ngồi bên bàn trà, trên vỉa
hè, thậm chí trong quán rượu, thấy mọi người hay bàn luận chuyện tốt,
xấu. Người thì bảo bây giờ còn mấy người tốt, người lại bảo kẻ xấu chỉ
là số nhỏ. Trong tham gia giao thông cũng vậy, nhiều chuyện lắm. Riêng
tôi đã gặp thế nào, tôi kể thế.
Tôi tuy tuổi đã cao nhưng vẫn còn đi được xe máy. Tất nhiên là không dám đi nhanh, chỉ khoảng 25 – 30km/giờ. Vì tuổi tác nên có lúc hay quên, đi đường hay được những người không hề quen biết nhắc như thế này:
– Bác ơi, chưa gạt chân chống.
Nguy hiểm thật. Có lần do tôi quên mà chân chống va vào đá, làm tay lái loạng choạng, suýt ngã. Quay sang cảm ơn thì thanh niên đó đã đi qua rồi.
– Ông ơi, tắt xi nhan, nguy hiểm.
Đúng thật. Lúc rẽ bật xi nhan, rồi quên không tắt. Lại có lần thật bất ngờ, lần đó tôi chở vợ đi chợ. Đến đèn đỏ, có người dừng phía sau bảo: Ông bà xem, hình như lốp non hay sao ấy. Tôi bảo vợ xuống xe, lấy tay nắn thử thì thấy lốp bị xuống hơi thật. Rẽ vào hiệu sửa xe thì hóa ra xe cán phải đinh. May quá, ở đây còn có hiệu sửa chữa xe máy, vào làng thì có mà dắt xe đứt hơi.
Tôi tuy tuổi đã cao nhưng vẫn còn đi được xe máy. Tất nhiên là không dám đi nhanh, chỉ khoảng 25 – 30km/giờ. Vì tuổi tác nên có lúc hay quên, đi đường hay được những người không hề quen biết nhắc như thế này:
– Bác ơi, chưa gạt chân chống.
Nguy hiểm thật. Có lần do tôi quên mà chân chống va vào đá, làm tay lái loạng choạng, suýt ngã. Quay sang cảm ơn thì thanh niên đó đã đi qua rồi.
– Ông ơi, tắt xi nhan, nguy hiểm.
Đúng thật. Lúc rẽ bật xi nhan, rồi quên không tắt. Lại có lần thật bất ngờ, lần đó tôi chở vợ đi chợ. Đến đèn đỏ, có người dừng phía sau bảo: Ông bà xem, hình như lốp non hay sao ấy. Tôi bảo vợ xuống xe, lấy tay nắn thử thì thấy lốp bị xuống hơi thật. Rẽ vào hiệu sửa xe thì hóa ra xe cán phải đinh. May quá, ở đây còn có hiệu sửa chữa xe máy, vào làng thì có mà dắt xe đứt hơi.
Ảnh minh họa
Tất cả họ thật là tốt.
Cảm động nhất là dịp tôi đi Hà Nội. Lần đó vì có người nhà đang chờ mổ ở bệnh viện nên tôi đi xe với tốc độ nhanh hơn lúc bình thường. Đến đường vòng chân cầu Đuống, vì xe đông nên phải giảm tốc độ. Mải nhìn xe đi bên cạnh nên khi qua khe rãnh ở giữa đường với mặt cầu, xe bị mất thăng bằng, tay ga bất ngờ tăng không mong muốn, tôi đâm bánh trước vào đuôi xe phía trước. Xe đổ, tôi bị văng ra, ngã sấp xuống đường, đầu gối quần rách toạc và bị xước cả da thịt, khá đau. Vừa gắng gượng ngồi dậy, nhìn xe bên cạnh thấy người đàn ông khá trẻ cầm lái, ngồi sau là bé gái khoảng 5 tuổi và một phụ nữ mang bầu khá to đang xoa bàn chân đau. Đôi guốc rơi trên đường, trong đó có một chiếc gãy gót. Tôi hốt hoảng đang chờ tiếng quát thì người đàn ông lại hỏi han tôi nhẹ nhàng:
– Chú có sao không? Tầm tuổi này sao chú đi nhanh vậy. Chú có đứng dậy được không?
Tôi nhìn đôi vợ chồng đầy ái ngại và lúng túng:
– Dạ. Do lỗi của tôi. Tôi sẽ dậy.
– Chú đứng lên mau. Dựng xe, đi theo cháu, không có công an đến thì mất thời gian đấy.
Cảm động nhất là dịp tôi đi Hà Nội. Lần đó vì có người nhà đang chờ mổ ở bệnh viện nên tôi đi xe với tốc độ nhanh hơn lúc bình thường. Đến đường vòng chân cầu Đuống, vì xe đông nên phải giảm tốc độ. Mải nhìn xe đi bên cạnh nên khi qua khe rãnh ở giữa đường với mặt cầu, xe bị mất thăng bằng, tay ga bất ngờ tăng không mong muốn, tôi đâm bánh trước vào đuôi xe phía trước. Xe đổ, tôi bị văng ra, ngã sấp xuống đường, đầu gối quần rách toạc và bị xước cả da thịt, khá đau. Vừa gắng gượng ngồi dậy, nhìn xe bên cạnh thấy người đàn ông khá trẻ cầm lái, ngồi sau là bé gái khoảng 5 tuổi và một phụ nữ mang bầu khá to đang xoa bàn chân đau. Đôi guốc rơi trên đường, trong đó có một chiếc gãy gót. Tôi hốt hoảng đang chờ tiếng quát thì người đàn ông lại hỏi han tôi nhẹ nhàng:
– Chú có sao không? Tầm tuổi này sao chú đi nhanh vậy. Chú có đứng dậy được không?
Tôi nhìn đôi vợ chồng đầy ái ngại và lúng túng:
– Dạ. Do lỗi của tôi. Tôi sẽ dậy.
– Chú đứng lên mau. Dựng xe, đi theo cháu, không có công an đến thì mất thời gian đấy.
Tôi vội dựng xe, mặc dù đau vẫn cố đi theo xe anh ấy. Chị vợ cũng xách guốc tập tễnh đi bộ theo.
Đến một cửa hàng sửa xe bên lề đường, rẽ vào. Tôi phân bua:
– Chú đi thăm người nhà đang nằm viện, hơi vội. Chú có lỗi. Có gì cháu cứ yêu cầu.
– Thôi chú ạ, chú không đau lắm là gặp may rồi. Cháu cũng may, chứ hôm nay xe cháu bị đổ thì con bé con và vợ cháu nguy to.
– Vậy chú xin lỗi.
Người đàn ông gọi thợ ra bảo:
– Ông thay cho cái để chân sau xe tôi và kiểm tra xe hộ ông chú này.
Thay xong cái để chân, anh ta cười như có ý khuyên răn:
– Chú ạ, bố cháu vào tầm tuổi chú là không dám đi xe máy rồi, nhất là đi đường Hà Nội là liều đấy. Chú trả tiền cho thợ nhé.
Tôi lập bập:
– Ấy, còn đôi guốc của cháu gái.
– Thôi, nó cũng mòn, đến lúc bỏ đi rồi.
Đến một cửa hàng sửa xe bên lề đường, rẽ vào. Tôi phân bua:
– Chú đi thăm người nhà đang nằm viện, hơi vội. Chú có lỗi. Có gì cháu cứ yêu cầu.
– Thôi chú ạ, chú không đau lắm là gặp may rồi. Cháu cũng may, chứ hôm nay xe cháu bị đổ thì con bé con và vợ cháu nguy to.
– Vậy chú xin lỗi.
Người đàn ông gọi thợ ra bảo:
– Ông thay cho cái để chân sau xe tôi và kiểm tra xe hộ ông chú này.
Thay xong cái để chân, anh ta cười như có ý khuyên răn:
– Chú ạ, bố cháu vào tầm tuổi chú là không dám đi xe máy rồi, nhất là đi đường Hà Nội là liều đấy. Chú trả tiền cho thợ nhé.
Tôi lập bập:
– Ấy, còn đôi guốc của cháu gái.
– Thôi, nó cũng mòn, đến lúc bỏ đi rồi.
Tôi chỉ còn biết cảm ơn. Và có lẽ đến hết đời cũng không quên vợ chồng người trai trẻ ấy. Sao mà tốt tính tốt nết làm vậy.
Nghĩ đi nghĩ lại thì rõ ràng xã hội ta có rất nhiều người tốt. Bản chất
con người Việt Nam là thân thiện, nhân hậu trong đối nhân xử thế. Thời
hiện đại, công nghệ phát triển, luật lệ cũng được tuyên truyền rộng rãi
thì chắc chắn những biểu hiện của văn hóa giao thông cũng phổ biến hơn
để những chuyện nhỏ sẽ thành những “chuyện chẳng có gì” khiến xã hội ta
ngày càng tươi đẹp.
Nguyễn Đình Tân