NHỮNG NGHIÊN CỨU MỚI VỀ CON NGƯỜI (Bài 1): TỪ AĐAM VÀ EVA ĐẾN ĐÁCUYN
Viện trưởng Viện Khoa học Nghiên cứu Nhân tài Nhân lực (!SSTH)
1.Thuở trời đất bao la, cách đây khoảng gần 15 tỷ năm trước, Vũ Trụ còn là cõi hỗn mang, mịt mùng, vô tận. Bỗng một hôm có tiếng nổ động trời, gọi là vụ nổ lớn Big bang, làm rung chuyển Vũ Trụ. Từ đấy, Vũ Trụ tách ra nhiều mảnh, thành các hành tinh, trong đó có hành tinh Trái Đất. Mặt Trời cũng hình thành. May mắn làm sao, Trái Đất lại ở vào vị trí thuận lợi, có ánh nắng Mặt Trời chiếu sáng, lại có nguyên tố đầu tiên là khí hiđrô, cùng với lượng nhỏ là khí heli và liti. Dần dần, Trái Đất hình thành “Ngũ hành” mà người phương Tây gọi là “5 Nguyên tố”. Đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ + Không khí mà người xưa chưa tổng kết. Quy tụ lại thành Âm Dương. Những nguyên tố trên, tự nhiên đã nảy sinh ra các động vật (sinh vật) và thực vật, hội đủ các yếu tố để duy trì sự sống, trong đó có con người.
2.Sách “Sáng thế” trong “Kinh thánh” kể câu chuyện về Ađam và Eva: Có một người đàn ông tên là Ađam tự nhiên xuất hiện từ trong bụi trần gian. Lúc ấy, có một khu vườn do Chúa Trời tạo ra. Đó là vườn Eden hoặc vườn Địa Đàng và Chúa đặt người đàn ông vào ở trong khu vườn ấy, làm công việc trông nom khu vườn. Ađam sống thui thủi một mình thấy lòng buồn rười rượi. Chúa thương tình, cho một người đàn bà tên là Eva hiện lên (Eva sinh ra từ cái sườn của Ađam). Thế là thành cặp đôi vợ chồng. Họ lấy lá sung làm áo quần để che thân. Họ sinh con để cái… Từ đấy, loài người phát triển dần…
Trong quá trình hoạt động của loài người thấy thấm đầy máu, nước mắt và hoa.
Truyện Ađam và Eva chỉ là truyền thuyết tồn tại mãi cho đến ngày nay và mai sau. Tuy là truyền thuyết, nhưng nó lại rất hấp dẫn, lôi cuốn người ta và cặp nhân tình này đã đi vào văn học và nghệ thuật từ đời này đến đời khác. Hình ảnh Ađam và Eva đã được những nghệ sĩ, họa sĩ của thời kỳ Phục hưng vẽ nên những bức tranh Ađam và Eva sống khỏa thân tuyệt đẹp. Sau này, những bức tranh khỏa thân bị phản đối, vì bị bọn đạo đức giả ghép vào tội vi phạm “đạo đức”. Các nhà nghệ sĩ và họa sĩ thời Phục hưng về sau khi vẽ về Ađam và Eva, phải vẽ thêm cành lá sung để che đi chỗ kín đáo của cơ thể hai người.
3.Đến thế kỷ XIX, xuất hiện một nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên người Anh, người sáng lập ra thuyết tiến hóa nhân loại, đó là Đácuyn Sáclơ Rôbớt, thường gọi tắt là Đácuyn (1809-1882).
Sau khi nghiên cứu và tổng kết những tài liệu của sinh vật học và thực tiễn nông nghiệp đương thời, cũng như nhừng tài liệu mà Ông đã đi vòng quanh thế giới từ năm 1831 đến năm 1838, S.R.Đácuyn đã đi đến kết luận về sự phát triển tiến hóa của giới hữu sinh bằng cách chọn lọc tự nhiên. Trong cuốn sách “Bàn về nguồn gốc các giống vật” xuất bản năm 1859, Ông đã đi đến kết luận về nguồn gốc các loài phát sinh bằng con đường đào thải tự nhiên hay là sự duy trì các chủng loại được hưởng những điều kiện thuận lợi trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Năm 1868, trong cuốn sách “Động vật thuần dưỡng và cây cối gieo trồng”, Ông đã giải thích sự xuất hiện gia súc và cây trồng được chọn lọc bằng con đường chọn lọc tự nhiên. Cuốn sách “Nguồn gốc con người và sự đào thải sinh học” viết năm 1871, Ông đã giải thích bằng những căn cứ khoa học tự nhiên về nguồn gốc của con người, từ những tổ tiên động vật mà ra…
Có thể nói học thuyết của S.R.Đácuyn là học thuyết của chủ nghĩa duy vật về nguồn gốc và sự phát triển của các giống vật, nó thay đổi và biến hóa không ngừng, rằng, sự xuất hiện của những hình thái mới cũng như sự diệt vong của những hình thái cũ là do kết quả của một sự phát triển tự nhiên và có tính chất lịch sử, chứ không phải hành vi sáng tạo của cái vô hình. Ông đã tạo ra học thuyết có sức thuyết phục về sự tiến hóa của những hình thức của thể hữu cơ. Theo Ông, sự giống nhau về cơ cấu của cơ thể đã chứng thực sự đồng loại trong các thể hữu cơ, một hợp chất của cácbon tạo nên cơ thể động thực vật. Ông luận rằng, cánh tay và đôi chân của người ta, cánh con dơi, vây của con hải cẩu đều được cấu tạo theo một kiểu như nhau cả. Sự đồng loại của những thể hữu cơ còn được chứng thực bằng trạng thái phôi thai của nó. Theo Ông, có những thể hữu cơ lúc còn ở thời kỳ phôi thai thì giống nhau, nhưng lớn lên lại khác nhau rất nhiều. Ông đã giải thích nguồn gốc và sự tiến hóa của những giống vật bằng quy luật chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Tính có thể thay đổi và tính di truyền đều là những đặc tính của những vật hữu cơ. Những thay đổi nào có lợi cho động vật hay thực vật trong cuộc đấu tranh sinh tồn của chính bản thân nó thì trở thành cố định. Sự di truyền lại từ thế hệ này đến thế hệ khác, có thể giữ nguyên, nhưng cũng có thể thay đổi do yếu tố gen quyết định, làm tốt lên hoặc xấu đi những loại động vật và thực vật mới. Con người lựa chọn các giống thực vật và động vật phụ thuộc vào lợi ích nó mang lại cho con người.
Lý luận của Đácuyn dựa trên cơ sở học thuyết của Ông về quy luật chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Nhờ lý luận đó, Ông đã giải thích một cách hợp lý về khả năng thích ứng mà người ta đã nhận thấy ở giới hữu cơ, tức là thuộc giới sinh vật hoạt động theo chức năng sống, có quan hệ với nhau rất chặt chẽ.
Dựa trên địa hạt thuần túy về sinh vật học, S.R.Đácuyn đã chứng minh nguồn gốc của loài người là từ vượn người. Ngày nay, do khoa học phát triển, có người băn khoăn, rằng, có đúng nguồn gốc của loài người là từ vượn người không, hay là do Ngũ hành – Âm Dương + Không khí sinh ra như những sinh vật khác, trong đó có sinh vật người. Có điều là con người sống trong xã hội nguyên thủy, do sống ở nơi hang hốc, ăn bằng lá cây, ở cũng bằng lá cây, mình đầy lông lá, nên trông giống như con vượn, còn bộ óc vẫn là bộ óc người, chứ không thể là bộ óc vượn..
Học thuyết của Đácuyn sau đó đã được các nhà khoa học bổ sung bằng vai trò của lao động với những công cụ lao động đã làm cho vượn người trở thành con người. Học thuyết này rất khoa học, vì nó phản ánh quá trình phát triển, sáng tạo của con người thông qua lao động và tư duy lao động.