NHỮNG NGHIÊN CỨU MỚI VỀ CON NGƯỜI (Bài 7): CÁC QUAN HỆ VỀ MẶT XÃ HỘI ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
PGS,TS sử học, Cử nhân Ngữ văn Đàm Đức Vượng,
Viện trưởng Viện Khoa học Nghiên cứu Nhân tài Nhân lực (!SSTH)
Viện trưởng Viện Khoa học Nghiên cứu Nhân tài Nhân lực (!SSTH)
1.Quan hệ xã hội đối với con người là yếu
tố cần thiết trong mối liên hệ qua lại giữa tất cả mọi hiện tượng, do tâm lý xã
hội và tâm lý con người quyết định. Mọi sự vật trên trái đất này không tồn tại
ở ngoài quan hệ. Nói ngay như tảng đá, tưởng nó đứng trơ một mình, nhưng vẫn có
quan hệ với người khi người muốn nghiến nó thành ximăng. Đó là quan hệ giữa
người và vật. Vì vậy, quan hệ bao giờ cũng là quan hệ của các sự vật. Còn giữa
người và người, giữa người và xã hội thì khỏi phải nói khi mối quan hệ này diễn
ra từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày. Bản thân những đặc tính tất yếu
vốn có của một quá trình hay một sự vật nào đó, chỉ thể hiện ra trong mối quan
hệ của chúng với những sự vật và quá trình khác. Việc thay đổi toàn bộ những
mối quan hệ, mà trong đó, sự vật đang tồn tại, có thể dẫn đến làm thay đổi sự
vật đó. Một cái cây, khi con người tác động vào sẽ là khúc gỗ, và từ khúc gỗ sẽ
là cái bàn, cái ghế. Ở đây, cần phân biệt mối quan hệ bên trong của những mặt
khác nhau, nhất là những mặt đối lập của những mối quan hệ bên ngoài của nó với
những sự vật khác. Chúng chuyển hóa lẫn nhau và phụ thuộc vào nhau. Quan hệ
giữa con người với con người tạo thành mối quan hệ xã hội. Bản thân xã hội
không thể có mối quan hệ nếu không có sự tác động của mối quan hệ giữa người
với người. Vì vậy, có thể nói các quan hệ xã hội, bao giờ cũng có những sắc
thái riêng. Con người có quan hệ với những sự vật, do họ tạo ra, với thế giới
khách quan và với những người khác. Con người tự soi thấy bản thân mình trong
cái thế giới mà họ khám phá ra, và qua đó, sẽ tự ý thức được mình. Chính điều
đó, một mặt, giải thích bản chất xã hội của ý thức con người, mặt khác, giải
thích sự cần thiết phải nghiên cứu các quan hệ xã hội để nhận thức lịch sử cho
đúng. Trong lôgích biện chứng, những quan hệ = chuyển hóa, và = mâu thuẫn, rồi
lại = giải quyết mâu thuẫn đó, rồi mâu thuẫn lại phát sinh và lại phải giải
quyết. Trong một xã hội khi còn giai cấp và đấu tranh giai cấp, thì còn phát
sinh mâu thuẫn, không bao giờ hết mâu thuẫn, đó là phép duy vật biện chứng đã
chỉ ra. Ở đây, người ta nghiên cứu những mối liên hệ giữa các quan hệ và các
phép toán về chúng, trên cơ sở đó mà xác lập những quy luật, nhờ đó, mà từ
những quan hệ này có thể là kinh nghiệm của những quan hệ khác.
2.Các quan hệ diễn ra hằng ngày thường là quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc, quan hệ gia đình, quan hệ giữa các liên minh, quan hệ nhóm, quan hệ giữa các cá nhân với các cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Các quan hệ về tổ chức và kỹ thuật có các quan hệ về sự hợp tác của con người trong quá trình lao động trực tiếp, trao đổi các hoạt động. Các quan hệ sản xuất, có quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, phân công lao động và các hình thức kinh tế của việc trao đổi phân phối hàng hóa tiêu dùng. Các quan hệ tư tưởng có các quan hệ chính trị, quan hệ đạo đức, quan hệ thẩm mỹ, quan hệ pháp quyền, quan hệ tôn giáo… Đó là cơ cấu các quan hệ xã hội đối với con người. Thông qua sự đa dạng của các quan hệ và cơ cấu xã hội để chỉ ra khả năng kết hợp của những yếu tố tác động đến mỗi con người riêng lẻ. Nền chính trị và pháp lý xã hội tác động mạnh đến cuộc sống của mỗi con người và cuộc sống của mỗi con người tác động mạnh đến môi trường xã hội. “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại thành hòn núi cao”. Đó là kết quả của mối quan hệ. Sự liên kết đồng bộ của các mối quan hệ xã hội là kết quả đa dạng của các yếu tố xã hội, mà mỗi yếu tố riêng biệt của chúng nổi lên hàng đầu tùy theo tình hình cụ thể khác nhau trong cuộc sống của mỗi con người riêng lẻ. Hành vi khác nhau của mỗi con người riêng lẻ với năng lực tư duy, phân tích, trí nhớ, nhiệt tình, với khả năng phong phú của tình cảm và tâm hồn, với mức độ khác nhau ở tính năng động của mỗi con người, như hệ thống thần kinh, sự cảm giác,… cũng như tính đa dạng của những ảnh hưởng và điều kiện xã hội, biến đổi trong những giai đoạn của đời sống cá nhân, tất cả điều đó bằng các biểu hiện nhất định, quy định sự lý giải về hoàn cảnh của từng con người riêng lẻ. Trong khuôn khổ của những điều kiện khách quan tương đối giống nhau, những cá nhân và tính cách cụ thể phát triển rất khác nhau, mà những con người này thường có những mục đích và quan điểm sống khác nhau. Kinh nghiệm lịch sử và thực tế chỉ ra rằng, những điều kiện xã hội giống nhau, có khuynh hướng tạo nên quan điểm và mục đích sống giống nhau. Quan điểm duy vật lịch sử và tính đường lối, chính sách của một nhà nước – xã hội đối với hành vi con người không loại trừ tính đa dạng và tính độc lập tương đối của mỗi cá thể và các hình thức hành vi của con người. Như vậy, con người sống trong xã hội vừa có tính ràng buộc, vừa có tính độc lập tương đối, mà có người gọi là “tính tự do”.
Con người nhất thiết phải có mối liên hệ và gắn bó với xã hội; đồng thời, xã hội phải có sự quan tâm đến mỗi con người bằng những chính sách cụ thể.
2.Các quan hệ diễn ra hằng ngày thường là quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc, quan hệ gia đình, quan hệ giữa các liên minh, quan hệ nhóm, quan hệ giữa các cá nhân với các cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Các quan hệ về tổ chức và kỹ thuật có các quan hệ về sự hợp tác của con người trong quá trình lao động trực tiếp, trao đổi các hoạt động. Các quan hệ sản xuất, có quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, phân công lao động và các hình thức kinh tế của việc trao đổi phân phối hàng hóa tiêu dùng. Các quan hệ tư tưởng có các quan hệ chính trị, quan hệ đạo đức, quan hệ thẩm mỹ, quan hệ pháp quyền, quan hệ tôn giáo… Đó là cơ cấu các quan hệ xã hội đối với con người. Thông qua sự đa dạng của các quan hệ và cơ cấu xã hội để chỉ ra khả năng kết hợp của những yếu tố tác động đến mỗi con người riêng lẻ. Nền chính trị và pháp lý xã hội tác động mạnh đến cuộc sống của mỗi con người và cuộc sống của mỗi con người tác động mạnh đến môi trường xã hội. “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại thành hòn núi cao”. Đó là kết quả của mối quan hệ. Sự liên kết đồng bộ của các mối quan hệ xã hội là kết quả đa dạng của các yếu tố xã hội, mà mỗi yếu tố riêng biệt của chúng nổi lên hàng đầu tùy theo tình hình cụ thể khác nhau trong cuộc sống của mỗi con người riêng lẻ. Hành vi khác nhau của mỗi con người riêng lẻ với năng lực tư duy, phân tích, trí nhớ, nhiệt tình, với khả năng phong phú của tình cảm và tâm hồn, với mức độ khác nhau ở tính năng động của mỗi con người, như hệ thống thần kinh, sự cảm giác,… cũng như tính đa dạng của những ảnh hưởng và điều kiện xã hội, biến đổi trong những giai đoạn của đời sống cá nhân, tất cả điều đó bằng các biểu hiện nhất định, quy định sự lý giải về hoàn cảnh của từng con người riêng lẻ. Trong khuôn khổ của những điều kiện khách quan tương đối giống nhau, những cá nhân và tính cách cụ thể phát triển rất khác nhau, mà những con người này thường có những mục đích và quan điểm sống khác nhau. Kinh nghiệm lịch sử và thực tế chỉ ra rằng, những điều kiện xã hội giống nhau, có khuynh hướng tạo nên quan điểm và mục đích sống giống nhau. Quan điểm duy vật lịch sử và tính đường lối, chính sách của một nhà nước – xã hội đối với hành vi con người không loại trừ tính đa dạng và tính độc lập tương đối của mỗi cá thể và các hình thức hành vi của con người. Như vậy, con người sống trong xã hội vừa có tính ràng buộc, vừa có tính độc lập tương đối, mà có người gọi là “tính tự do”.
Con người nhất thiết phải có mối liên hệ và gắn bó với xã hội; đồng thời, xã hội phải có sự quan tâm đến mỗi con người bằng những chính sách cụ thể.
Trong quan hệ, có quan hệ tích cực
và quan hệ tiêu cực. Quan hệ tích cực là quan hệ lành mạnh. Quan hệ tiêu cực là
quan hệ không lành mạnh. Lợi ích nhóm cũng là một dạng quan hệ. Khi một số
người chung trí tuệ làm một công trình nào đó, giúp ích cho xã hội và cho cuộc
sống con người, là mối quan hệ lành mạnh, tích cực. Còn nếu lợi dụng nhóm, cụm
mà tìm mọi cách bòn rút tiền của nhà nước, của nhân dân về cho bản thân mình là
quan hệ tiêu cực. Nhóm lợi ích hiện nay đa phần là tiêu cực. Nhóm lợi ích tiêu
cực là nhóm lợi ích chia chác về vị trí công tác, chia chác về quyền lợi, tiền
bạc, người ta gọi là sự ăn chia, sự thao túng quyền lực. Thực ra, mọi lợi ích,
xét cho cùng, đều quy về lợi ích kinh tế (trong đó có vấn đề tài chính).
Ph.Ăngghen viết rất đúng rằng: “Các quan hệ kinh tế của mỗi một xã hội nhất
định biểu hiện trước hết như là lợi ích” (C.Mác – Ph.Ăngghen: Toàn tập,
tiếng Nga, tập 18, tr. 271). Vấn đề là người ta có biết sử dụng lợi ích đó để
phục vụ cho mục đích chung, trong đó có lợi ích của cá nhân mình không, hay là
chỉ đem lợi ích đó vun vén cho bản thân mà quên đi lợi ích xã hội. Nhóm (cụm)
lợi ích thường là một hệ thống dây xâu chuỗi, một người không thể làm được, cho
nên khi đã có gan trừng trị phải trừng trị cả hệ thống xâu chuỗi đó, từ trên
xuống dưới, cũng như khi tắm, phải tắm từ đầu, chứ không thể tắm từ vai, hoặc
từ ngực xuống. Hiện nay, chúng ta cũng mới chỉ dám tắm từ vai (thậm chí có
người nói mới chỉ dám tắm từ ngực, bụng trở xuống), chứ chưa dám tắm từ đầu
xuống, trong khi chúng ta vẫn nói luật pháp không có vùng cấm.
Tài chính dưới chế độ ta hiện nay, thực chất là hệ thống của các quan hệ
kinh tế, biểu hiện phải sử dụng một cách có kế hoạch về quỹ tiền tệ của quốc
gia sao cho hợp lý, công bằng. Những kẻ lợi dụng sự sơ hở trong chính sách tài
chính, ngân hàng mà tham nhũng, rót tiền vào túi mình là những kẻ vô lương tâm,
vô đạo đức, những kẻ quay gót trở lại với chế độ người bóc lột người, cần phải
trừng trị những kẻ đó theo pháp luật, bất kể kẻ đó còn tại chức hay đã về hưu,
bất kể kẻ đó làm chức to hay chức nhỏ. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải
biết phân bố tài chính của một quốc gia sao cho công bằng, hợp lý, bằng việc
ngăn chặn có hiệu quả những kẻ có mưu toan tham nhũng và xử lý theo pháp luật
những kẻ tham nhũng. Chúng ta không thể để cho đồng tiền chung của xã hội rót
vào túi cá nhân quá nhiều, trong khi cuộc sống của nhân dân vẫn chưa được cải
thiện và nâng cao.