NHỮNG NGHIÊN CỨU MỚI VỀ CON NGƯỜI (Bài 8): CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI THỊ TỘC
PGS,TS Đàm Đức Vượng
Người ta nghiên cứu nhiều về xã hội nguyên thủy nói chung, nhưng nghiên cứu về xã hội thị tộc thì còn ít.
Xã hội nguyên thủy kéo dài hàng vạn năm, chia làm ba giai đoạn: giai đoạn đầu; giai đoạn giữa; giai đoạn cuối. Giai đoạn đầu tương ứng với thời kỳ đồ đá cũ; giai đoạn hai tương ứng với thời kỳ đồ đá giữa; giai đoạn 3 tương ứng với thời kỳ đồ đá mới.
Thị tộc là một tổ chức xã hội trong giai đoạn giữa – cuối của xã hội nguyên thủy, gồm những người cùng chung một dòng máu, do một tộc trưởng đứng đầu. Xã hội thị tộc là một xã hội bắt đầu có tổ chức. Thị tộc hoặc dòng họ, do đó, gọi là xã hội thị tộc, là một tập thể cùng một huyết thống. Hình thức sớm nhất của thị tộc bắt nguồn từ huyết tộc mẹ (gọi là thị tộc mẫu hệ). Thị tộc cũng là một cộng đồng sản xuất và tiêu dùng, nó truyền lại cho các thế hệ sau những kinh nghiệm và hiểu biết về lao động sản xuất và quan hệ trong thị tộc.
Xã hội thị tộc xuất hiện trong thời kỳ đồ đá mới, cách đây khoảng 40 nghìn năm, đó là giai đoạn thứ ba của xã hội nguyên thủy1. Như vậy, xã hội thị tộc vẫn nằm trong xã hội nguyên thủy ở thời kỳ đồ đá mới. Xã hội thị tộc hình thành với sự xuất hiện giống người Nêantơrôpin. Các nhà khảo cổ học nghiên cứu thấy các hóa thạch có hình thức giống với người Hômô Sapiêng. Mặc dù đến nay vẫn chưa có sự khảo cứu đầy đủ về sự phát triển của các công cụ kỹ thuật của giống người thời đó sống ở châu Phi và Đông – Nam Á, nhưng qua những kết quả nghiên cứu, người ta cũng có thể nhận xét rằng, vào khoảng cuối thời kỳ đồ đá giữa và đồ đá cuối, con người trong xã hội thị tộc đã biết sử dụng nhiều loại công cụ khác nhau và biết chế biến nhiều loại nhiên liệu hữu cơ như xương, sừng súc vật và đồ gỗ. “Nhiều công cụ lao động khá phong phú và phần nào có tính chất chuyên dùng, chứng tỏ rằng, quá trình lao động đã phát triển và mở rộng hơn. Đặc biệt, tỷ lệ lao động vật hóa tăng lên đáng kể. Việc sản xuất các công cụ được mở rộng là do năng suất lao động tìm kiếm thức ăn đã được tăng lên. Ngược lại, lượng sản phẩm săn bắt được tùy thuộc vào trình độ hoàn thiện và chế tạo số lượng các công cụ đi săn. Tác động qua lại giữa việc sản xuất các công cụ được mở rộng với tỷ lệ lao động vật hóa ngày càng cao trong quá trình lao động và năng suất lao động cao hơn có tác dụng thúc đẩy nhịp độ phát triển của xã hội nhanh hơn so với thời kỳ đồ đá giữa”2.
Trong xã hội thị tộc, hình thức kiếm thức ăn vẫn là săn bắt, hái lượm và bao gồm cả việc đánh bắt cá. Có ý kiến cho rằng, giai đoạn đầu của xã hội nguyên thủy, con người chỉ biết săn thú, nhưng khi chuyển sang xã hội thị tộc (giai đoạn giữa và gần cuối của xã hội nguyên thủy), con người ngoài việc săn thú, còn bắt đầu biết đánh bắt cá. Đây cũng là bước tiến của con người trong ý thức lao động.
Tuy nhiên, con người trong xã hội thị tộc vẫn phụ thuộc vào tự nhiên để kiếm thức ăn, nên cũng không thể cư trú được lâu dài trên mảnh đất của mình, cũng như ngày nay, con người đã tiến đến trình độ văn minh cao, vẫn phải phụ thuộc vào tự nhiên. Người ta chỉ có thể làm chủ được xã hội nếu có điều kiện chính trị cho phép, chứ không làm chủ được tự nhiên, nhưng cũng có thể lợi dụng và hạn chế được tự nhiên.
Quan hệ sản xuất của xã hội thị tộc còn hạn chế, tuy cũng đã có sự thay đổi ít nhiều. Sở hữu về kết quả lao động và tư liệu sản xuất, phần kiếm được khi săn bắn vẫn là sở hữu chung của xã hội thị tộc.
Sự phát triển của xã hội thị tộc trong giai đoạn đàu của thời kỳ đồ đá mới, con người đã cư trú ra nhiều nơi trên trái đất, hình thành nên nhiều giống người. “Giống người Habilin sống ở hầu khắp phía Đông châu Phi (từ Kênia đến Êtiôpia), trong khi đó, giống người Áckhantơrôpiu có ở hầu khắp châu Phi, một phần châu Âu, Tây Á, Đông Á, Nam Á. Giống người Palêantơrôpin cư trú nhiều nơi ở châu Âu và châu Á. Người Nêantơrôpin có mặt ở châu Mỹ và châu Úc. Việc phân bổ con người trải rộng khắp mặt đất như thế dẫn đến sự hình thành các chủng loại người (người châu Âu, người da đen, người Mông Cổ – thuật ngữ gọi là người Ôirôpít, người Nêgơrít và người Mônggôlít)”3. Như vậy, xã hội thị tộc đã hình thành nên người ở cả 5 châu, bốn biển. Có điều là, cho đến nay, người ta vẫn chưa lý giải được người da đen xuất hiện trước, hay người da trắng, da nâu, da vàng, da đỏ xuất hiện trước, hay xuất hiện cùng một lúc? Tuy nhiên, ở cuối thời kỳ đồ đá mới của xã hội thị tộc, Trái Đất của chúng ta đã xuất hiện các nhóm người có đặc điểm tương đối thống nhất về sinh học di truyền như màu da, màu tóc, màu mắt, hình thù mũi và tóc. Loài người này, ngày nay chia thành hơn 50 chủng tộc khác nhau với những đặc điểm tương đối giống nhau, nên có sự gặp gỡ lẫn nhau một cách thuận lợi và hiểu nhau qua giao tiếp ngôn ngữ. Sự học hỏi ngôn ngữ của nhau đã mang lại nhận thức chung.
Một trong những nguyên nhân xảy ra quá trình ấy là do con người ở trình độ phát triển của xã hội lúc đó – tức là buổi ban đầu của xã hội thị tộc, thông qua lao động của mình đã có khả năng sinh sống trong hoàn cảnh địa lý khác nhau, khí hậu khác nhau. Do điều kiện ăn mặc của con người trong xã hội thị tộc lúc ấy còn đơn sơ, nên phải chịu ảnh hưởng của môi trường. Họ phải chịu nắng, chịu rét và con người không sống thọ được.
Từ thiên niên kỷ thứ VIII đến thiên niên kỷ thứ VI, ở vùng Viễn Đông cổ và Bắc Ấn Độ đã có nền sản xuất nông nghiệp, gồm trồng trọt và chăn nuôi, đi liền theo đó là sự cải tiến tư liệu lao động. “Sự thay đổi về chất toàn bộ nền văn hóa vật chất và tinh thần bắt nguồn từ cuộc phân công lao động đầu tiên ấy đã được chuẩn bị trong một khoảng thời gian tương đối dài (cách đây khoảng 15 nghìn năm đến 8 nghìn năm). Trong quá trình ấy, dần dần con người được định cư và tận dụng những điều kiện sinh thái thuận lợi ở vùng triền núi Tây Nam châu Á. Ở các vùng ấy có giống lúa mì và ngũ cốc hoang dại sinh trưởng rất tốt”4. Dê, cừu là những nguồn lợi chính của những người đi săn trên miền núi. Sau này, họ đã biết thuần dưỡng những con vật trên. Do điều kiện dinh dưỡng khá hơn, nên dân số tăng nhanh dần, và tuổi thọ của con người cũng được kéo dài ra. Sự xuất hiện nghề luyện kim và đúc lưỡi cày có thể có từ thiên niên kỷ V đánh dấu một bước ngoặt cho ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Từ 5.500 năm trước công nguyên, con người đã biết sử dụng thủy lợi để phục vụ trồng trọt, nhờ đó mà ngày càng có nhiều dạng sản phẩm được làm ra. “Cuối cùng, phải đạt tới chỗ sản xuất ra sản phẩm thặng dư tối thiểu. Các kết quả trong quá trình phát triển tiếp theo sau là sự phân hóa xã hội và sự định hình vững chắc các gia đình riêng biệt”5. Từ những biến đổi sâu sắc đó, xã hội thị tộc ở vùng Viễn Đông cổ của chúng ta đã đạt tới đỉnh cao của sự phát triển, nhưng cũng là mầm mống chứa đựng sự tan rã của xã hội ấy.
Ruộng đất trong xã hội thị tộc vẫn là công hữu, dần dần kinh tế – xã hội, từ công hữu chuyển dần sang tư hữu ruộng đất, và cũng từ đó, dần dần nảy sinh giới quý tộc của công xã thị tộc.
Địa vị của giới tính trong xã hội thị tộc cũng dần dần thay đổi. Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ, vì phụ hệ đáp ứng được yêu cầu sản xuất hơn mẫu hệ.
Những biến đổi về số lượng và chất lượng của quan hệ sản xuất của con người trong xã hội thị tộc đã tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng sản xuất phát triển, mặc dù vẫn trong khuôn khổ của xã hội nguyên thủy. Cho đến cuối thiên niên kỷ IV bước sang đầu thiên niên kỷ III, quá trình sản xuất và tái sản xuất mới đòi hỏi một cách khách quan hình thái tổ chức mới cao hơn.
Do sự phân hóa xã hội ngày càng mạnh, cuối cùng, dẫn đến sự phân chia xã hội thành các giai cấp và lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tại Medopotami và Ai Cập bắt đầu xuất hiện xã hội có giai cấp và từ xã hội có giai cấp tiến đến đấu tranh giai cấp quyết liệt. Loài người từ đây đầy máu, nước mắt và hoa.
————
1 Trong quá trình nghiên cứu, có nhà nghiên cứu cho rằng, xã hội nguyên thủy chia ra hai giai đoạn: giai đoạn thời kỳ đồ đá cũ (giai đoạn 1) và giai đoạn thời kỳ đồ đá mới (giai đoạn 2). Xã hội thị tộc là giai đoạn hai của xã hội nguyên thủy. Tôi nghĩ rằng, việc phân chia này chỉ là tương đối.
2 “Lược khảo lịch sử thế giới cho đến khi hình thành chế độ phong kiến”, Béc lin, 1977, tr. 55.
3 “Con người – những ý kiến mới về một đề tài cũ”, sđd, tập 1, tr. 90.
4 “Con người – những ý kiến mới về một đề tài cũ”, sđd, tập 1, tr. 90.
5 “Lược khảo lịch sử thế giới cho đến khi hình thành chế độ phong kiến”, Béc lin, 1977, tr. 92.
Người ta nghiên cứu nhiều về xã hội nguyên thủy nói chung, nhưng nghiên cứu về xã hội thị tộc thì còn ít.
Xã hội nguyên thủy kéo dài hàng vạn năm, chia làm ba giai đoạn: giai đoạn đầu; giai đoạn giữa; giai đoạn cuối. Giai đoạn đầu tương ứng với thời kỳ đồ đá cũ; giai đoạn hai tương ứng với thời kỳ đồ đá giữa; giai đoạn 3 tương ứng với thời kỳ đồ đá mới.
Thị tộc là một tổ chức xã hội trong giai đoạn giữa – cuối của xã hội nguyên thủy, gồm những người cùng chung một dòng máu, do một tộc trưởng đứng đầu. Xã hội thị tộc là một xã hội bắt đầu có tổ chức. Thị tộc hoặc dòng họ, do đó, gọi là xã hội thị tộc, là một tập thể cùng một huyết thống. Hình thức sớm nhất của thị tộc bắt nguồn từ huyết tộc mẹ (gọi là thị tộc mẫu hệ). Thị tộc cũng là một cộng đồng sản xuất và tiêu dùng, nó truyền lại cho các thế hệ sau những kinh nghiệm và hiểu biết về lao động sản xuất và quan hệ trong thị tộc.
Xã hội thị tộc xuất hiện trong thời kỳ đồ đá mới, cách đây khoảng 40 nghìn năm, đó là giai đoạn thứ ba của xã hội nguyên thủy1. Như vậy, xã hội thị tộc vẫn nằm trong xã hội nguyên thủy ở thời kỳ đồ đá mới. Xã hội thị tộc hình thành với sự xuất hiện giống người Nêantơrôpin. Các nhà khảo cổ học nghiên cứu thấy các hóa thạch có hình thức giống với người Hômô Sapiêng. Mặc dù đến nay vẫn chưa có sự khảo cứu đầy đủ về sự phát triển của các công cụ kỹ thuật của giống người thời đó sống ở châu Phi và Đông – Nam Á, nhưng qua những kết quả nghiên cứu, người ta cũng có thể nhận xét rằng, vào khoảng cuối thời kỳ đồ đá giữa và đồ đá cuối, con người trong xã hội thị tộc đã biết sử dụng nhiều loại công cụ khác nhau và biết chế biến nhiều loại nhiên liệu hữu cơ như xương, sừng súc vật và đồ gỗ. “Nhiều công cụ lao động khá phong phú và phần nào có tính chất chuyên dùng, chứng tỏ rằng, quá trình lao động đã phát triển và mở rộng hơn. Đặc biệt, tỷ lệ lao động vật hóa tăng lên đáng kể. Việc sản xuất các công cụ được mở rộng là do năng suất lao động tìm kiếm thức ăn đã được tăng lên. Ngược lại, lượng sản phẩm săn bắt được tùy thuộc vào trình độ hoàn thiện và chế tạo số lượng các công cụ đi săn. Tác động qua lại giữa việc sản xuất các công cụ được mở rộng với tỷ lệ lao động vật hóa ngày càng cao trong quá trình lao động và năng suất lao động cao hơn có tác dụng thúc đẩy nhịp độ phát triển của xã hội nhanh hơn so với thời kỳ đồ đá giữa”2.
Trong xã hội thị tộc, hình thức kiếm thức ăn vẫn là săn bắt, hái lượm và bao gồm cả việc đánh bắt cá. Có ý kiến cho rằng, giai đoạn đầu của xã hội nguyên thủy, con người chỉ biết săn thú, nhưng khi chuyển sang xã hội thị tộc (giai đoạn giữa và gần cuối của xã hội nguyên thủy), con người ngoài việc săn thú, còn bắt đầu biết đánh bắt cá. Đây cũng là bước tiến của con người trong ý thức lao động.
Tuy nhiên, con người trong xã hội thị tộc vẫn phụ thuộc vào tự nhiên để kiếm thức ăn, nên cũng không thể cư trú được lâu dài trên mảnh đất của mình, cũng như ngày nay, con người đã tiến đến trình độ văn minh cao, vẫn phải phụ thuộc vào tự nhiên. Người ta chỉ có thể làm chủ được xã hội nếu có điều kiện chính trị cho phép, chứ không làm chủ được tự nhiên, nhưng cũng có thể lợi dụng và hạn chế được tự nhiên.
Quan hệ sản xuất của xã hội thị tộc còn hạn chế, tuy cũng đã có sự thay đổi ít nhiều. Sở hữu về kết quả lao động và tư liệu sản xuất, phần kiếm được khi săn bắn vẫn là sở hữu chung của xã hội thị tộc.
Sự phát triển của xã hội thị tộc trong giai đoạn đàu của thời kỳ đồ đá mới, con người đã cư trú ra nhiều nơi trên trái đất, hình thành nên nhiều giống người. “Giống người Habilin sống ở hầu khắp phía Đông châu Phi (từ Kênia đến Êtiôpia), trong khi đó, giống người Áckhantơrôpiu có ở hầu khắp châu Phi, một phần châu Âu, Tây Á, Đông Á, Nam Á. Giống người Palêantơrôpin cư trú nhiều nơi ở châu Âu và châu Á. Người Nêantơrôpin có mặt ở châu Mỹ và châu Úc. Việc phân bổ con người trải rộng khắp mặt đất như thế dẫn đến sự hình thành các chủng loại người (người châu Âu, người da đen, người Mông Cổ – thuật ngữ gọi là người Ôirôpít, người Nêgơrít và người Mônggôlít)”3. Như vậy, xã hội thị tộc đã hình thành nên người ở cả 5 châu, bốn biển. Có điều là, cho đến nay, người ta vẫn chưa lý giải được người da đen xuất hiện trước, hay người da trắng, da nâu, da vàng, da đỏ xuất hiện trước, hay xuất hiện cùng một lúc? Tuy nhiên, ở cuối thời kỳ đồ đá mới của xã hội thị tộc, Trái Đất của chúng ta đã xuất hiện các nhóm người có đặc điểm tương đối thống nhất về sinh học di truyền như màu da, màu tóc, màu mắt, hình thù mũi và tóc. Loài người này, ngày nay chia thành hơn 50 chủng tộc khác nhau với những đặc điểm tương đối giống nhau, nên có sự gặp gỡ lẫn nhau một cách thuận lợi và hiểu nhau qua giao tiếp ngôn ngữ. Sự học hỏi ngôn ngữ của nhau đã mang lại nhận thức chung.
Một trong những nguyên nhân xảy ra quá trình ấy là do con người ở trình độ phát triển của xã hội lúc đó – tức là buổi ban đầu của xã hội thị tộc, thông qua lao động của mình đã có khả năng sinh sống trong hoàn cảnh địa lý khác nhau, khí hậu khác nhau. Do điều kiện ăn mặc của con người trong xã hội thị tộc lúc ấy còn đơn sơ, nên phải chịu ảnh hưởng của môi trường. Họ phải chịu nắng, chịu rét và con người không sống thọ được.
Từ thiên niên kỷ thứ VIII đến thiên niên kỷ thứ VI, ở vùng Viễn Đông cổ và Bắc Ấn Độ đã có nền sản xuất nông nghiệp, gồm trồng trọt và chăn nuôi, đi liền theo đó là sự cải tiến tư liệu lao động. “Sự thay đổi về chất toàn bộ nền văn hóa vật chất và tinh thần bắt nguồn từ cuộc phân công lao động đầu tiên ấy đã được chuẩn bị trong một khoảng thời gian tương đối dài (cách đây khoảng 15 nghìn năm đến 8 nghìn năm). Trong quá trình ấy, dần dần con người được định cư và tận dụng những điều kiện sinh thái thuận lợi ở vùng triền núi Tây Nam châu Á. Ở các vùng ấy có giống lúa mì và ngũ cốc hoang dại sinh trưởng rất tốt”4. Dê, cừu là những nguồn lợi chính của những người đi săn trên miền núi. Sau này, họ đã biết thuần dưỡng những con vật trên. Do điều kiện dinh dưỡng khá hơn, nên dân số tăng nhanh dần, và tuổi thọ của con người cũng được kéo dài ra. Sự xuất hiện nghề luyện kim và đúc lưỡi cày có thể có từ thiên niên kỷ V đánh dấu một bước ngoặt cho ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Từ 5.500 năm trước công nguyên, con người đã biết sử dụng thủy lợi để phục vụ trồng trọt, nhờ đó mà ngày càng có nhiều dạng sản phẩm được làm ra. “Cuối cùng, phải đạt tới chỗ sản xuất ra sản phẩm thặng dư tối thiểu. Các kết quả trong quá trình phát triển tiếp theo sau là sự phân hóa xã hội và sự định hình vững chắc các gia đình riêng biệt”5. Từ những biến đổi sâu sắc đó, xã hội thị tộc ở vùng Viễn Đông cổ của chúng ta đã đạt tới đỉnh cao của sự phát triển, nhưng cũng là mầm mống chứa đựng sự tan rã của xã hội ấy.
Ruộng đất trong xã hội thị tộc vẫn là công hữu, dần dần kinh tế – xã hội, từ công hữu chuyển dần sang tư hữu ruộng đất, và cũng từ đó, dần dần nảy sinh giới quý tộc của công xã thị tộc.
Địa vị của giới tính trong xã hội thị tộc cũng dần dần thay đổi. Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ, vì phụ hệ đáp ứng được yêu cầu sản xuất hơn mẫu hệ.
Những biến đổi về số lượng và chất lượng của quan hệ sản xuất của con người trong xã hội thị tộc đã tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng sản xuất phát triển, mặc dù vẫn trong khuôn khổ của xã hội nguyên thủy. Cho đến cuối thiên niên kỷ IV bước sang đầu thiên niên kỷ III, quá trình sản xuất và tái sản xuất mới đòi hỏi một cách khách quan hình thái tổ chức mới cao hơn.
Do sự phân hóa xã hội ngày càng mạnh, cuối cùng, dẫn đến sự phân chia xã hội thành các giai cấp và lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tại Medopotami và Ai Cập bắt đầu xuất hiện xã hội có giai cấp và từ xã hội có giai cấp tiến đến đấu tranh giai cấp quyết liệt. Loài người từ đây đầy máu, nước mắt và hoa.
————
1 Trong quá trình nghiên cứu, có nhà nghiên cứu cho rằng, xã hội nguyên thủy chia ra hai giai đoạn: giai đoạn thời kỳ đồ đá cũ (giai đoạn 1) và giai đoạn thời kỳ đồ đá mới (giai đoạn 2). Xã hội thị tộc là giai đoạn hai của xã hội nguyên thủy. Tôi nghĩ rằng, việc phân chia này chỉ là tương đối.
2 “Lược khảo lịch sử thế giới cho đến khi hình thành chế độ phong kiến”, Béc lin, 1977, tr. 55.
3 “Con người – những ý kiến mới về một đề tài cũ”, sđd, tập 1, tr. 90.
4 “Con người – những ý kiến mới về một đề tài cũ”, sđd, tập 1, tr. 90.
5 “Lược khảo lịch sử thế giới cho đến khi hình thành chế độ phong kiến”, Béc lin, 1977, tr. 92.