NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỒNG CHÍ CAYXỎN PHÔMVIHẢN TRONG THỜI GIAN HỌC Ở HÀ NỘI*
PGS,TS Đàm
Đức Vượng**
Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản
Cayxỏn Phômvihản là một
người Lào yêu nước và từ tinh thần yêu nước, thương dân, ông đã đến với cách
mạng. Chủ nghĩa yêu nước là tình cảm đặc sắc nhất, đã tồn tại trong lòng nhân
dân Lào qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Nó là biểu tượng của lòng
trung thành với đất nước và nhân dân các dân tộc Lào, là sự hướng tới tương lai
của những người Lào yêu nước và cách mạng.
Cayxỏn Phômvihản coi Việt
Nam là quê hương thứ hai của mình. Có lần anh tâm sự: Tôi làm cái gì cho Lào,
đồng thời, cũng là để làm cho Việt Nam. Dấu chân của anh đã in trên nhiều nẻo
đường của Việt Nam như Hà Nội, Sơn La, Phú Thọ, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thanh
Hóa,… Có lần, ông đã vào tận Đồng Tháp để tìm hiểu một kỷ niệm xa xưa của gia
đình.
Năm 1935, Cayxỏn Phômvihản
lấy tên là Nguyễn Trí Mưu rời thành phố quê hương Xavẳnnakhệt, Lào, lên đường
đi Hà Nội, Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Cayxỏn Phômvihản đến Việt Nam và cũng là
lần đầu tiên đến Hà Nội. Tại Hà Nội, anh thanh niên sức vóc và đẹp trai này thi
vào Trường Bưởi (nay là Trường phổ thông trung học Chu Văn An, ở phố Thụy Khuê)
mà tên lúc đó là Trường Trung học bảo hộ (Collège du Protectorat à Hanoi).
Nhiều học sinh Trường Bưởi đã trở thành những nhà cách mạng chuyên nghiệp như
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Văn Cừ, nhà cách mạng Ngô Gia Tự,
Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,…
Trong thời gian học tại Trường Bưởi, Cayxỏn Phômvihản bắt đầu đọc nhiều sách, báo yêu nước và cách mạng, như tờ “Le Travail” (Lao động), “Rassemblement” (Tập hợp), “Le Peuple” (Dân chúng), “Notre või” (Tiếng nói của chúng ta). Tờ “Hồn trẻ mới” cũng được học sinh tìm đọc. Năm cuối của khoa học, anh có dịp đọc báo “Dân chúng”, một tờ báo lớn của Đảng Cộng sản Đông Dương, xuất bản công khai trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Có lần, đồng chí Cayxỏn Phômvihản kể rằng, ngoài sách, báo xuất bản công khai, hồi học ở Hà Nội, anh còn được tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, xuất bản năm 1925 và tác phẩm “Đường Kách mệnh” xuất bản năm 1927, của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, anh thấm thía nhất câu: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh”1 Anh đọc thông, viết thạo tiếng Lào, tiếng Việt, tiếng Pháp, cho nên những sách báo, viết bằng tiếng Việt, tiếng Pháp, xuất bản tại Hà Nội, anh đều tìm đọc một cách nghiêm túc và say sưa. Chính những sach, báo yêu nước và cách mạng đó đã giác ngộ anh. Đọc tờ “Dân chúng”, lần đầu tiên, anh biết đến Đảng Cộng sản Đông Dương và tư tưởng giải phóng dân tộc của nhà cách mạng nổi tiếng Nguyễn Ái Quốc. Cayxỏn Phômvihản đã đánh giá rất cao tinh thần cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc: “Đồng chí Hồ Chí Minh, người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế đã truyền bá vào Đông Dương chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin, gắn phong trào cách mạng Đông Dương với phong trào cách mạng thế giới”2. Từ đây, anh đã từ tinh thần yêu nước Lào đến với cách mạng.
Trong thời gian học tại Trường Bưởi, Cayxỏn Phômvihản bắt đầu đọc nhiều sách, báo yêu nước và cách mạng, như tờ “Le Travail” (Lao động), “Rassemblement” (Tập hợp), “Le Peuple” (Dân chúng), “Notre või” (Tiếng nói của chúng ta). Tờ “Hồn trẻ mới” cũng được học sinh tìm đọc. Năm cuối của khoa học, anh có dịp đọc báo “Dân chúng”, một tờ báo lớn của Đảng Cộng sản Đông Dương, xuất bản công khai trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Có lần, đồng chí Cayxỏn Phômvihản kể rằng, ngoài sách, báo xuất bản công khai, hồi học ở Hà Nội, anh còn được tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, xuất bản năm 1925 và tác phẩm “Đường Kách mệnh” xuất bản năm 1927, của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, anh thấm thía nhất câu: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh”1 Anh đọc thông, viết thạo tiếng Lào, tiếng Việt, tiếng Pháp, cho nên những sách báo, viết bằng tiếng Việt, tiếng Pháp, xuất bản tại Hà Nội, anh đều tìm đọc một cách nghiêm túc và say sưa. Chính những sach, báo yêu nước và cách mạng đó đã giác ngộ anh. Đọc tờ “Dân chúng”, lần đầu tiên, anh biết đến Đảng Cộng sản Đông Dương và tư tưởng giải phóng dân tộc của nhà cách mạng nổi tiếng Nguyễn Ái Quốc. Cayxỏn Phômvihản đã đánh giá rất cao tinh thần cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc: “Đồng chí Hồ Chí Minh, người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế đã truyền bá vào Đông Dương chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin, gắn phong trào cách mạng Đông Dương với phong trào cách mạng thế giới”2. Từ đây, anh đã từ tinh thần yêu nước Lào đến với cách mạng.
Tinh thần yêu nước Lào nung
nấu trong lòng anh thanh niên Cayxỏn Đọocmay ngay từ khi anh còn ngồi trên ghế
nhà trường ở Lào. Anh hiểu sâu sắc về dân tộc Lào thân yêu của anh. Anh biết rõ
cuối thế kỷ XIX, Pháp xâm lược Đông Dương, trong đó có Lào và đặt ách thống trị
thực dân lên toàn bộ đất nước Lào. Bất chấp sự đầu hàng của giai cấp phong kiến
quý tộc, nhân dân các dân tộc Lào đã liên tiếp nổi dậy chống thực dân Pháp, nổi
bật nhất là cuộc nổi dậy lớn như cuộc đấu tranh của nhân dân ở Trung Lào do
Phòcàđuột lãnh đạo (1901-1902); cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Hạ Lào kéo dài suốt
36 năm (1901-1937) do ông Kẹo và ông Commađăm lãnh đạo; phong trào đấu tranh
của dân tộc Mẹo ở các tỉnh Bắc Lào của Chậu Phạ Pachay (1918-1922). Ngoài ra,
còn có phong trào đấu tranh của dân tộc Lự ở Mường Xinh (1914-1918), của dân
tộc Thái ở Sầm Nưa (1916) và các cuộc đấu tranh khác của các dân tộc ở nhiều
địa phương. Tuy các cuộc nổi dậy đó không giành được thắng lợi, nhưng nó cũng
nói lên tinh thần yêu nước nồng nàn, chống ngoại xâm của nhân dân các dân tộc
Lào.
Cayxỏn Phômvihản bắt đầu
hoạt động yêu nước và cách mạng tại Việt Nam trong những ngày học Trưởng Bưởi,
tiếp đó là học Đại học Luật. Sau đó, anh đã mang tinh thần cách mạng về Lào,
tiếp thu được ở Việt Nam để cùng với nhân dân Lào đấu tranh cho một nước Lào
độc lập, tự do, hòa bình và tiến bộ xã hội. Anh cũng khẳng định nước Lào phải
tiến lên chủ nghĩa xã hội sau khi đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở Lào.
Trong những năm từ 1936 đến
năm 1939, lúc đó, Cayxỏn Phômvihản đang học trường Bưởi, Mặt trận Dân chủ Đông
Dương ra đời và hoạt động mạnh. Tại Hà Nội, nổi lên phong trào đấu tranh của
thanh niên đòi tự do dân chủ, cơm, áo và hòa bình. Cùng với thanh niên, học
sinh cả nước và thanh niên, học sinh Hà Nội, học sinh Trường Bưởi hưởng ứng sôi
nổi phong trào này. Đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương lúc ấy thâm nhập vào
các nhóm học sinh tiến bộ đã làm nảy nở và phát triển thành những tư tưởng yêu nước
và cách mạng trong học sinh, sinh viên. Học thức do nhà trường thực dân cung
cấp đã được các học sinh của Trường lý giải, phân tích đúng, sai, để rồi lựa
chọn cho mình con đường đi tới giải phóng các dân tộc trên bán đảo Đông Dương.
Cái gì thuận chiều hướng phát triển của lịch sử, thì những học sinh thức thời
của Trường Bưởi đi theo luôn. Trường Bưởi thời kỳ Cayxỏn Phômvihản theo học
thường được gọi là “cơn lũ của các sự kiện”, có nghĩa là rất nhiều sự kiện
chính trị, xã hội xảy ra tại Đông Dương, thì học sinh Trường Bưởi biết rất sớm,
vì học sinh của Trường phần lớn là con em những công chức, viên chức làm việc
trong các sở, ty của Pháp ở Đông Dương. Về nhà, bố nói với con, con mang chuyện
đó đến Trường, nói với bạn, do đó, tin tức về thời cuộc lan ra rất nhanh như
vết dầu loang. Vả lại, học sinh Trường Bưởi rất thính và nhanh nhạy với thời
cuộc. Mỗi khi có chuyện gì xảy ra, anh em đều trao đổi và cùng nhau thảo luận. Sách,
báo tiến bộ cũng như sách, báo phản động tuôn vào Trường Bưởi như nước chảy.
Học sinh trường Bưởi, trong đó có Cayxỏn Phômvihản, giao ước cùng nhau là kiên
quyết tẩy chay, không đọc sách, báo phản động và chăm chỉ đọc các sách, báo
tiến bộ.
Hưởng ứng phong trào dân
chủ do Đảng Cộng sản Đông Dương phát động, học sinh Trường Bưởi, với sự tham
gia của Cayxỏn Phômvihản, đã ký tên vào bức thu chung gửi Thống sứ Bắc Kỳ, yêu
cầu viên Thông sứ báo cáo lên Toàn quyền Đông Dương biết đề nghị của học sinh
Trường Bưởi đòi cho nhân dân các dân tộc Đông Dương được hưởng quyền tự do, cơm
áo, hòa bình. Cayxỏn Phômvihản hăng hái tham gia Hội học sinh yêu nước của
Trường, tham gia việc tuyên truyền, giới thiệu những cuốn sách tiến bộ trong
học sinh. Anh còn tham gia đoàn học sinh của Hà Nội đi dự lễ kỷ niệm ngày Quốc
tế lao động 1-5, lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội vào năm 1938. Học sinh
của Trường còn phát động phong trào rèn luyện phong cách và nhân cách sống để
cho người Pháp ở Đông Dương hiểu rằng, người bản xứ cũng là hạng người văn
minh, chứ đâu có phải hạng người man rợ như một số người Pháp thực dân cực đoan
thường nói. Để tỏ rõ phong cách và nhân cách sống của mình, học sinh Trường
Bưởi thống nhất với nhau là sinh hoạt giản dị, không đua đòi ăn chơi lêu lổng, nói
năng lễ phép, lịch sự. Điều quan trọng hơn cả là phải phấn đấu học cho giỏi để
người Pháp biết cái tài học của người Đông Dương. Nhà trường thực dân cố nhồi
nhét cho học sinh học thuộc lòng hai môn “tư tưởng”, đó là lịch sử nước Pháp và
văn học Pháp. Có học sinh phản đối hai môn học này, vì cho rằng, học hai môn đó
có khác gì bắt người dân Đông Dương suốt đời phải phụ thuộc vào “nước mẹ”, cho
“nước mẹ” là văn minh, còn các nước phụ thuộc là “man di”. Cayxỏn Phômvihản lại
nghĩ khác. Anh khuyên bạn bè cần phải học tiếng Pháp, học lịch sử Pháp và văn
học Pháp. Anh chỉ yêu cầu là phải dạy cho đúng với lịch sử, văn học, không lợi
dụng lịch sử, văn học để tuyên truyền những điều không tốt, ảnh hưởng đến tư
tưởng, tình cảm yêu nước của người dân Đông Dương. Suy nghĩ của Cayxỏn
Phômvihản luôn luôn đúng đắn, vì anh không có thành kiến gì đối với nền văn hóa
Pháp. Anh yêu quý và trân trọng nền văn hóa Pháp, chỉ căm ghét sự thống trị của
thực dân Pháp ở Đông Dương. Tuy vậy, Cayxỏn Phômvihản đôi khi vấn vương trong
lòng là tại sao người Pháp thực dân ở Đông Dương chỉ đề cao một chiều nền văn
hóa Pháp, trong khi đó, lại có ý đồ hạ thấp nền văn hóa cổ truyền của Việt Nam,
Lào, Campuchia. Họ đề cao H.Bandắc, V.Huygô,… nhưng lại không nhắc gì đến Lý
Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,… ở
Việt Nam; không nhắc gì đến vua Phạngừm, đến những người anh hùng của Lào, như
ông Kẹo, ông Commađăm, ông Xêthatirạt, Chậu Anu,… đến nền văn hóa rực rỡ của
Việt Nam, Lào, Campuchia. Cayxỏn Phômvihản cho đó là sự bất công của nền giao
dục bảo hộ. Vì vậy, anh hoài nghi nền giáo dục của chế độ thực dân ở Đông
Dương. Suy nghĩ như vậy, nhưng anh không hề bỏ học, trái lại, ngày đêm vẫn miệt
mài với đèn sách. Những người cùng học với Cayxỏn Phômvihản ở Trường Bưởi hồi
đó kể lại rằng, có lần, Cayxỏn Phômvihản tâm sự với bạn học: Tôi phải cố gắng
học cho giỏi để cho người Pháp biết cái chí và cái thông minh của người Lào. Và
cậu học sinh đến từ đất Lào say sưa học tập, quên cả thời gian và vượt qua
những ngày thiếu thốn, vì tiền của gia đình chưa kịp gửi đến. Trong tâm trí,
anh luôn luôn nghĩ rằng, chừng nào con người ta còn mong muốn làm điều gì, còn
muốn đi đến nơi nào đó để tìm một cái gì đó nhằm mưu cầu lợi ích nào đó cho nòi
giống của mình, chừng ấy còn phải gắng công học tập. Chưa đi đến đích đã dừng
lại, co lại, cuộc đời sẽ lụi tàn cùng thời gian, nó sẽ phí hoài, vô ích. Người
đang sống, sống giữa cuộc đời phải mau mau đi tới đích. Đó mới là đấng nam nhi.
Nghĩ như vậy, sau đó, anh đã trở về Tổ quốc Lào thân yêu của anh để cùng nhân
dân thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Mùa hè năm 1939, Cayxỏn
Phômvihản trở về quê hương để nghỉ hè. Trong những ngày sống tại quê hương, anh
đã tranh thủ vào các chùa, thư viện để đọc sách và sưu tầm tài liệu về kinh tế,
chính trị của Lào nhằm bổ túc thêm cho kiến thức học tập.
Vào một ngày của mùa thu
năm 1939, Cayxỏn Phômvihản tạm biệt quê hương để ra Hà Nội tiếp tục học lên lớp
trên. Anh học đến năm 1943, thì tốt nghiệp tú tài toàn phần và thi đỗ vào
Trường Đại học Luật (École Supérieu des Droits). Học sinh thi đỗ vào trường này
đều được học bổng toàn phần, gần 30 đồng bạc Đông Dương một tháng, trong khi
giá gạo lúc ấy là 2 đồng một tạ.
Trong lúc anh sinh viên
Cayxỏn Phômvihản đang học tập tại Trường Đại học Luật, thì ở Việt Nam, Lào,
Campuchia nổi lên nhiều sự kiện chính trị quan trọng. Những diễn biến phức tạp
trên trường quốc tế cũng luôn luôn giội vào ba nước Đông Dương. Tháng 9-1939,
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã đặt các nước trên bán bán đảo Đông
Dương vào tình hình nước sôi lửa nóng. Các nhà cách mạng của Đông Dương cho
rằng, chính Chiến tranh thế giới thứ hai sẽ tạo thời cơ cho cách mạng Đông
Dương bùng nổ. Trước tình hình đó, phong trào cách mạng Đông Dương đi vào củng
cố tổ chức, sẵn sàng đối phó với mọi tình thế xảy ra. Cuối năm 1944, các đồng
chí Lào tổ chức ra “Đội tiên phong” để lãnh đạo các phong trào đấu tranh cách
mạng ở Lào. Các tổ chức đảng ở Viêng Chăn, Xavẳnnakhệt, Bònèng được củng cố lại
sau một thời gian hoạt động chệch choạc. Các tổ chức cứu quốc cũng phát triển
mạnh ở Lào. Các đảng viên cách mạng Lào và người Việt Nam trên đất Lào ngày
càng được nhân dân Lào tín nhiệm.
Cayxỏn Phômvihản nhận được
những tin tức trên đây từ các báo chí xuất bản ở Hà Nội. Sách, báo yêu nước và
cách mạng lúc này thật sự tác động đến tinh thần của anh sinh viên khoa luật
pháp Cayxỏn Phômvihản. Trường Đại học Luật, nơi anh đang theo học đã nảy sinh
nhiều xu hướng tư tưởng khác nhau. Tư tưởng cách mạng đã thâm nhập vào sinh
viên của Trường, làm nảy sinh những cuộc tranh luận về thời cuộc. Một số sinh
viên tuyên bố không tham gia các hoạt động chính trị, mà trước mắt cần tập
trung vào học chuyên môn để kiếm mảnh bằng, rồi ra làm quan. Nhưng bên cạnh đó,
lại có nhiều sinh viên có tinh thần “về với non sông đất nước” đã tìm hiểu thời
thế và cho rằng, con đường đấu tranh để giải phong dân tộc là lối thoát duy
nhất cho các dân tộc Đông Dương. Anh sinh viên Cayxỏn Phômvihản đã nhận rõ xu
thế phát triển của Lào và Việt Nam, cho nên anh hoàn toàn tự nguyện dấn bước
vào con đường đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng Lào và Việt Nam . Anh vừa tranh
thủ học tập, vừa ra sức luyện tập võ nghệ, vì ở Hà Nội lúc ấy có phong trào
thành niên tập võ để tự vệ. Anh đã hát những bài hát của Lào, kể chuyện cho các
bạn sinh viên Việt Nam nghe về các anh hùng giải phóng của Lào như Phạ Ngừm,
Commađăm,… và cũng yêu các bạn sinh viên Việt Nam kể chuyện cho anh nghe về các
anh hùng dân tộc Việt Nam như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang
Trung,…
Trong thời gian học ở Hà
Nội, vào cuối năm 1944, Hội Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu (tức thành Hà
Nội) ra đời. Hội này là Phân đội của Đội Tuyên truyền xung phong thành Hoàng
Diệu, sau đó, đổi tên là Đoàn Thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng
Diệu. Cayxỏn Phômvihản tìm đến và hăng hái tự nguyện xung phong tham gia các
hoạt động của Hội. Hội nhận thấy ở anh, một thanh niên yêu nước Lào đã tình
nguyện tham gia các hoạt động của Hội, cho nên đã kết nạp anh vào Hội.
Lúc ấy, tại Xavẳnnakhệt,
Lào, ông Nai Luân có thể chưa biết sự lựa chọn hướng đi của con mình, trong khi
đó, thì ở Hà Nội, Cayxỏn Phômvihản lại cho đây là bước rẽ ngoặt đầu tiên trong
cuộc đời hoạt động chính trị của mình. Anh đã biết chọn đúng hướng đi. Có thể
nói sự lựa chọn này mang ý nghĩa lịch sử và 5 năm sau, vào năm 1949, trong cuộc
kháng chiến chống Pháp xâm lược Lào, Việt Nam, Campuchia, anh đã gia nhập Đảng
Cộng sản Đông Dương, sau đó, trở thành Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Lào (Đảng Nhân
dân Cách mạng Lào).
Sau khi gia nhập đoàn thể
yêu nước ở Hà Nội, Cayxỏn Phômvihản hăng hái lao vào cuộc “vận động thanh niên,
học sinh, sinh viên đấu tranh chống bọn thực dân Pháp, Nhật”3. Anh đi vận động cả người Lào, trong đó
có những sinh viên, học sinh Lào lúc ấy đang học tại Hà Nội, Việt Nam, tham gia
các đoàn thể cứu quốc, đưa họ vào tổ chức cứu quốc, nhằm biểu dương lực lượng
tình đoàn kết chiến đấu Lào – Việt Nam. Anh giác ngộ tinh thần yêu nước Lào và yêu
nước Việt Nam, quê hương thứ hai, cho sinh viên, học sinh Lào lúc ấy đang học
tập và làm việc tại Hà Nội, Việt Nam. Hồi đó, ở Hà Nội, tuy cả Nhật và Pháp
cùng cai trị, nhưng trên thực tế, mọi quyền hành đều nằm trong tay Nhật, tuy
lúc này Nhật chưa đảo chính Pháp. Hà Nội có Tòa Bắc Ký Khâm sai Phủ của Nhật.
Tòa khâm sai Phủ của Nhật có quyền hành gần như quyết định mọi vấn đề của người
bản xứ. Bất cứ một đoàn thể, tổ chức nào lập ra đều phải xin phép Tòa Khâm sai
Phủ của Nhật. Khi ấy, Tổng hội Sinh viên và Thanh niên Việt Nam, một tổ chức ra
đời từ thời Pháp, muốn tổ chức những buổi diễn thuyết hằng tuần vào ngày chủ
nhật về các vấn đề xã hội, thời cuộc và khoa học tại giảng đường Trường Đại học
Luật nhằm tuyên truyền cho sinh viên, thanh niên hiểu biết những vấn đề trên,
thì phải xin phép nhà chức trách Nhật. Nhà chức trách Nhật yêu cầu phải xin
phép Tòa Bắc Kỳ Khâm sai Phủ của Nhật. Tổng hội Sinh viên và Thanh niên Việt
Nam phải làm đơn xin phép và gần một tháng sau mới được nhà chức trách Nhật trả
lời đồng ý cho diễn thuyết, nhưng với điều kiện là “những bài diễn văn phải
trình Ty kiểm duyệt trước khi đem ra diễn thuyết”. Mặc dù kiểm duyệt rất khắt
khe, nhưng các sinh viên, thanh niên Việt Nam vẫn hăng hái tham gia diễn
thuyết. Cayxỏn Phômvihản đứng lên xin tham gia diễn thuyết tại giảng đường của
Trường Đại học Luật, đòi quyền dân chủ và quyền sống cho người Lào và người Việt
Nam. Những người nghe kể rằng, có lúc anh nói bằng tiếng Pháp, có lúc anh nói
bằng tiếng Việt, thỉnh thoảng lại chen
vào vài câu tiếng Lào, làm cho người nghe rất khâm phục cái tài diễn thuyết và
khả năng học vấn của anh. Có lần vào khoảng tháng 3-1945, vào lúc 17giờ 30
phút, Cayxỏn Phômvihản và các bạn của mình rủ nhau đến “Việt Nam học xá” để dự
lễ giỗ tổ Lạc Vương (tức Vua Lạc Long Quân) và tiếp đó, ngày 1-4-1945, anh và
các bạn của anh lại đến dự Chương trình kỷ niệm nhà yêu nước Việt Nam Nguyễn Thái
Học. Có một người dự lễ kỷ niệm hôm đó đã trông thấy Cayxỏn Phômvihản đứng lên
diễn thuyết, trông rất đàng hoàng, tư thế…
Đang học ở Hà Nội, anh
sinh viên Cayxỏn Phômvihản được các bạn sinh viên Việt Nam cho xem Chỉ thị của
Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương: “Nhật, Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta”. Đọc Chỉ thị, Cayxỏn Phômvihản quyết định tạm thởi rời ghế
nhà trường để trở về nước Lào thân yêu của anh và quê hương anh Xavẳnnakhệt để
cùng nhân dân thực hiện công cuộc giải phóng nước Lào. Anh rời Hà Nội vào một
ngày cuối tháng 4-1945 để về Lào. Sau đó, anh lại mấy lần trở lại Việt Nam để
nghiên cứu, học tập và hoạt động cách mạng, trong đó, có lần trở về Việt Nam,
cùng với đồng chí Thao Ma phụ trách Đội vũ trang tuyên truyền Lào – Việt, từ
Việt Nam tiến về chiến đấu và giải phóng Xiềng Khọ. Một thời gian sau, anh lại
trở về Việt Nam làm Đội trưởng và đồng chí Đông Tùng (người Việt Nam) làm Chính
trị viên Đội xung phong khu Lào Bắc, cũng từ Việt Nam tiến về Lào, nhằm bổ sung
thêm lực lượng kháng chiến cho cách mạng Lào…
Cayxỏn Phômvihản suốt đời
gắn bó với cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam. Nhân dân Việt Nam mãi mãi biết
ơn đồng chí Cayxỏn Phômvihản, xem đó như một người đồng chí, một người bạn lớn
của mình!
* Báo cáo Khoa học tại Hội thảo Khoa học: "Hoạt động cách mạng của đồng chí Cayxỏn Phômvihản tại Việt Nam (1935-1937)", Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tại Hà Nội, tháng 8-2018.
** Nguyên Chánh Văn phòng, Vụ trưởng, Thư ký khoa học chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương.
** Nguyên Chánh Văn phòng, Vụ trưởng, Thư ký khoa học chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương.
1 Xem “Hồ Chí
Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1995, tập 2, tr.133.
2
Cayxỏn Phômvihản: Một vài kinh nghiệm
chính chính và một số vấn đề về phương hướng mới của cách mạng Lào, Nxb Sự
thật, Hà Nội, 1979, tr. 12.
3Xixanạ Xi xán: Một lòng đi theo cách
mạng, trung thành với nhân dân, in sách “Cayxỏn Phômvihản – người con của
nhân dân”, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nôi, 1993, tr. 9.