Câu chuyện xã hội: Hãy biết trân quý những gì mình đang có
Vợ anh đã qua đời được 4 năm, anh vì không có cách nào có thể chăm sóc tốt cho con nên cảm thấy chán nản và mệt mỏi...
Đứa con trai vừa khóc vừa nói:
- Cơm sáng đã ăn hết rồi, đến tối con chưa
thấy bố về thấy đói bụng nên đi tìm đồ ăn, con tìm thấy mì tôm trong tủ
bếp, muốn nấu mì tôm ăn nhưng bố dặn không được tùy tiện dùng bếp gas
nên con lấy nước nóng từ trong vòi tắm pha mì tôm, con pha một bát ăn,
còn một bát để phần bố. Sợ mì tôm bị nguội nên con mang vào giường ủ
trong chăn đợi bố về ăn cho nóng. Con mải chơi đồ chơi mới mượn được của
bạn nên khi bố về đã quên không nói với bố.
nh không muốn đứa con thấy mình khóc nên
vội vã vào nhà vệ sinh, mở vòi nước và khóc. Khi đã ổn định tinh thần,
anh mở cửa phòng con trai và nhìn thấy đứa con trai trong bộ quần áo
ngủ, nước mắt giàn giụa và tay đang cầm bức hình của mẹ nó.
Từ đó trở đi, anh chăm sóc con trai tận
tâm hơn, chu đáo hơn, khi con trai mới vào học cấp I, anh đánh con một
trận nữa. Hôm đó, thầy giáo gọi điện về nhà báo con anh không đi học,
anh lập tức xin nghỉ về nhà, chạy đi tìm con khắp nơi, sau vài tiếng
đồng hồ đi tìm anh đến một cửa hàng bán văn phòng phẩm nhìn thấy đứa con
đang đứng trước một đồ chơi điện tử, thế là anh tức giận đánh con, đứa
con không một lời giải thích, chỉ nói “Con xin lỗi”.
Một năm sau, anh nhận được điện thoại từ
bưu điện, nói con trai anh đã bỏ một loạt các bức thư không viết địa chỉ
vào hòm thư, cuối năm là lúc bưu điện bận rộn nhất nên điều này gây ra
rất nhiều khó khăn cho họ. Anh lập tức đến bưu điện, mang những bức thư
đó về ném trước mặt con trai nói:
- Sao mày lại làm những trò tai quái thế này hả?
Thằng bé vừa khóc vừa trả lời:
- Đây là những bức thư con gửi cho mẹ.
Mắt người bố cay cay hỏi con:
- Thế sao một lúc gửi nhiều thư như vậy?
- Trước đây con còn thấp nên không bỏ thư
vào hòm thư được, bây giờ con lớn có thể bỏ thư vào được rồi nên con
mang gửi hết những bức thư con viết từ trước đến giờ.
Ông bố nghe xong, tâm trạng rối bời không biết nói gì với con. Một lát sau ông bố nói:
- Mẹ con giờ ở trên thiên đàng, sau này con viết thư xong, hãy đốt nó đi thì có thể gửi thư cho mẹ được đấy.
Đợi đứa con ngủ, anh mở những bức thư đó xem đứa con muốn nói gì với mẹ, trong đó có một bức
thư khiến anh vô cùng xúc động.
“Mẹ thân yêu của con: Con nhớ mẹ lắm! Mẹ
ơi, hôm nay ở trường con có một tiết mục mẹ cùng con biểu diễn, nhưng vì
con không có mẹ nên con không tham gia, con cũng không nói cho bố biết
vì sợ bố sẽ nhớ mẹ. Thế là bố đi khắp nơi tìm con, nhưng con muốn bố
nhìn thấy con giống như đang đi chơi nên con đã cố ý đứng trước một đồ
chơi điện tử. Tuy bố đã mắng con nhưng con đã kiên quyết không nói cho
bố biết vì sao. Mẹ ơi, con ngày nào cũng thấy bố đứng trước ảnh mẹ ngắm
rất lâu, con nghĩ bố cũng như con rất nhớ mẹ đấy!
Mẹ ơi, con đã sắp quên giọng nói của mẹ
rồi, con xin mẹ trong giấc mơ của con hãy để con được gặp mẹ một lần
được không, để con nhìn thấy khuôn mặt của mẹ, nghe thấy giọng nói của
mẹ, được không mẹ?
Con nghe mọi người bảo nếu ôm bức ảnh của
người mình nhớ vào lòng rồi đi ngủ thì sẽ mơ thấy người đó, nhưng mà mẹ
ơi, vì sao con tối nào cũng làm như thế mà trong giấc mơ của con vẫn
không gặp được mẹ?”.
Đọc xong bức thư, ông bố òa khóc. Anh
không ngừng tự trách mình: Phải làm sao mới có thể lấp được khoảng trống
mà người vợ để lại đây?
Chúng ta là những ông bố bà mẹ khi đã mang
cuộc sống của đứa con đến với thế giới này có nghĩa là gánh trên vai
trách nhiệm vô cùng to lớn.
Khi đã là một người mẹ, không nên tăng ca
quá nhiều, khi đã là một người bố, không nên uống quá nhiều rượu, đừng
nên hút nhiều thuốc, phải chăm sóc tốt cho bản thân mới có thể yêu
thương con hết lòng, tuyệt đối đừng nên vì muốn kiếm nhiều tiền mà hủy
hoại sức khỏe của mình, không có sức khỏe thì những danh lợi kia có
nghĩa lý gì.
Và cũng đừng nghĩ rằng đợi đến khi bố mẹ
có nhiều tiền thì sẽ như thế này như thế kia, nào ai biết sau này chuyện
gì sẽ xảy ra, có thể sau một giây mọi chuyện đã khác đi.
Thanh Tùng