Bốn người phụ nữ giàu nhất Việt Nam là ai?
Trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam,
có 4 tỷ phú là nữ. Đó là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Công ty cổ phần
Hàng không Vietjet, bà Phạm Thu Hương, bà Phạm Thúy Hằng, hai Phó Chủ
tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup và bà Vũ Thị
Hiền, cổ đông lớn của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.
Với tỷ lệ 40%, nữ giới đã cải thiện về số lượng. Còn về chất lượng, bà Phương Thảo và bà Thu Hương có bước tiến ngoạn mục sau tài sản của mình khi vượt qua những đại gia sừng sỏ thuộc phái mạnh.
Cụ thể, cách đây không lâu, tài sản của bà Thảo đã vượt qua ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát đã vươn lên đứng ở vị trí số 2 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với tổng tài sản lên đến gần 19.500 tỷ đồng. Ông Long bị đẩy xuống vị trí số 3 với tài khoản khiêm tốn hơn rất nhiều, chỉ đạt 17.735 tỷ đồng.
Trong khi đó, bà Phạm Thu Hương cũng đã vượt qua ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC để đứng vào vị trí thứ 4 với tài sản đạt 15.362 tỷ đồng. Tài sản của bà Hương hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng khi cổ phiếu VIC vẫn đang “nóng” nhờ bộ 3 ô tô đầu tiên của VinFast.
Xuất hiện trong “bảng vàng” này từ rất lâu nhưng bà Vũ Thị Hiền vẫn là ẩn số với nhà đầu tư chứng khoán. Tất cả thông tin về bà được công bố chỉ là bà là vợ của ông Trần Đình Long. Nhờ sở hữu khối lượng lớn cổ phiếu HPG, bà Hiền nắm giữ hơn 5.100 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
Trong suốt thời gian dài, bài Hiền bị rơi xuống Top 15. Thế nhưng, gần đây, bà Hiền đã vươn lên và giành vị trí cuối cùng trong Top 10.
Ngành ngân hàng cũng đang đóng góp rất nhiều cho “công tác nữ quyền” trên thị trường chứng khoán. Kể từ khi cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) niêm yết trên thị trường chứng khoán, thế hệ tỷ phú ngân hàng đã lộ diện.
Thế nhưng, dù là người quan trọng nhất Techcombank, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hồ Hùng Anh lại đứng sau mẹ và vợ về độ giàu có. Hiện tại, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (vợ ông Hùng Anh) và bà Nguyễn Thị Thanh Tâm (mẹ ông Hùng Anh) cùng sở hữu lượng cổ phiếu TCB có giá trị hơn 4.500 tỷ đồng.
Do sở hữu thêm cổ phiếu MSN của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan, nơi ông Hồ Hùng Anh từng là sếp lớn, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy tạm đứng trên mẹ chồng với tổng tài sản gần 5.000 tỷ đồng. Vì vậy, bà Thanh Tâm đứng ở vị trí thứ 12, ngay sau con dâu.
Trong khi các nữ đại gia kể trên “thăng tiến” mạnh về độ giàu có thì một số ít nữ đại gia khác kém may mắn. Đó là bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn và bà Nguyễn Hoàng Yến, Thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Masan.
Trước đây, 2 nữ đại gia này thường xuyên nằm trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Thế nhưng, suốt thời gian dài qua, bà Khanh và bà Yến đã rớt xuống vị trí 14 và 16. Dù vậy, với tài sản lần lượt đạt 4.000 tỷ đồng và 3.400 tỷ đồng, 2 nữ đại gia vẫn nhiều hơn nam đồng nghiệp nổi tiếng như Ngô Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) hay ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FPT.
Ngoài ra, có thể kể hàng loạt nữ tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán như bà Nguyễn Hương Liên (3.000 tỷ đồng), bà Hoàng Anh Minh (2.600 tỷ đồng), bà Vũ Thị Quyên (2.240 tỷ đồng), bà Kim Ngọc Cẩm Ly (2.200 tỷ đồng), bà Trần Ngọc Lan (2.145 tỷ đồng),…
Theo VTC News
Với tỷ lệ 40%, nữ giới đã cải thiện về số lượng. Còn về chất lượng, bà Phương Thảo và bà Thu Hương có bước tiến ngoạn mục sau tài sản của mình khi vượt qua những đại gia sừng sỏ thuộc phái mạnh.
Cụ thể, cách đây không lâu, tài sản của bà Thảo đã vượt qua ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát đã vươn lên đứng ở vị trí số 2 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với tổng tài sản lên đến gần 19.500 tỷ đồng. Ông Long bị đẩy xuống vị trí số 3 với tài khoản khiêm tốn hơn rất nhiều, chỉ đạt 17.735 tỷ đồng.
Trong khi đó, bà Phạm Thu Hương cũng đã vượt qua ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC để đứng vào vị trí thứ 4 với tài sản đạt 15.362 tỷ đồng. Tài sản của bà Hương hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng khi cổ phiếu VIC vẫn đang “nóng” nhờ bộ 3 ô tô đầu tiên của VinFast.
Xuất hiện trong “bảng vàng” này từ rất lâu nhưng bà Vũ Thị Hiền vẫn là ẩn số với nhà đầu tư chứng khoán. Tất cả thông tin về bà được công bố chỉ là bà là vợ của ông Trần Đình Long. Nhờ sở hữu khối lượng lớn cổ phiếu HPG, bà Hiền nắm giữ hơn 5.100 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
Trong suốt thời gian dài, bài Hiền bị rơi xuống Top 15. Thế nhưng, gần đây, bà Hiền đã vươn lên và giành vị trí cuối cùng trong Top 10.
Ngành ngân hàng cũng đang đóng góp rất nhiều cho “công tác nữ quyền” trên thị trường chứng khoán. Kể từ khi cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) niêm yết trên thị trường chứng khoán, thế hệ tỷ phú ngân hàng đã lộ diện.
Thế nhưng, dù là người quan trọng nhất Techcombank, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hồ Hùng Anh lại đứng sau mẹ và vợ về độ giàu có. Hiện tại, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (vợ ông Hùng Anh) và bà Nguyễn Thị Thanh Tâm (mẹ ông Hùng Anh) cùng sở hữu lượng cổ phiếu TCB có giá trị hơn 4.500 tỷ đồng.
Do sở hữu thêm cổ phiếu MSN của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan, nơi ông Hồ Hùng Anh từng là sếp lớn, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy tạm đứng trên mẹ chồng với tổng tài sản gần 5.000 tỷ đồng. Vì vậy, bà Thanh Tâm đứng ở vị trí thứ 12, ngay sau con dâu.
Trong khi các nữ đại gia kể trên “thăng tiến” mạnh về độ giàu có thì một số ít nữ đại gia khác kém may mắn. Đó là bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn và bà Nguyễn Hoàng Yến, Thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Masan.
Trước đây, 2 nữ đại gia này thường xuyên nằm trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Thế nhưng, suốt thời gian dài qua, bà Khanh và bà Yến đã rớt xuống vị trí 14 và 16. Dù vậy, với tài sản lần lượt đạt 4.000 tỷ đồng và 3.400 tỷ đồng, 2 nữ đại gia vẫn nhiều hơn nam đồng nghiệp nổi tiếng như Ngô Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) hay ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FPT.
Ngoài ra, có thể kể hàng loạt nữ tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán như bà Nguyễn Hương Liên (3.000 tỷ đồng), bà Hoàng Anh Minh (2.600 tỷ đồng), bà Vũ Thị Quyên (2.240 tỷ đồng), bà Kim Ngọc Cẩm Ly (2.200 tỷ đồng), bà Trần Ngọc Lan (2.145 tỷ đồng),…
Theo VTC News