LUẬN VỀ VĂN CHƯƠNG VÀ NHÀ VĂN
Đêm nay ngồi luận văn chương
Ở nơi đất khách vấn
vương tơ lòng.
Một mình một bóng phòng
không
Khách văn chợt đến má
hồng chợt đi.
Nhà văn và mối tình si
Tưởng rằng ân ái mấy khi
tác thành.
Trời đêm gió mát trăng
thanh
Bút văn anh đã viết
thành gấm thêu.
Đẹp như ánh mắt em yêu
Tươi như em nở nụ cười
trao duyên.
Gạt đi những nỗi truân
chuyên
Quên đi những cảnh buồn
phiền anh mang.
Sách văn đáng giá nghìn
vàng
Nhà văn lại rỏ đôi hàng
lệ sa.
Hòa trong non nước bao
la
Áng văn anh gửi quê nhà
thân yêu.
Văn thơ làm đẹp ráng
chiều
Gửi trong nhung nhớ
những điều em mơ.
Dòng đời dù có thực hư
Dòng văn vẫn phải đẹp
như em cười.
Cầu cho cuộc sống tốt
tươi
Để nhà văn nở nụ cười
trong đêm.
Ngoài trời trăng đã sáng
lên
Phòng văn lại thấy bóng
em đi vào!
Praha, Séc, Đêm
16-5-2000
Đức Vượng
(Cử nhân Ngữ văn)
------
Lời Tác giả: Ngày 16-5-2000, tôi đến thăm chợ Praha 10, Cộng
hòa Séc. Đến một quầy bán quần áo, tôi thấy có một cháu bé khoảng 10 tuổi, ngồi
đọc quyển sách văn giáo khoa lớp bốn, tiếng Việt. Mẹ cháu bảo tôi: “Ở bên này,
con em gửi vào học trường tiểu học, học tiếng Séc, tiếng Anh. Để cháu khỏi quên
đi tiếng Việt, em mang sách giáo khoa trong nước sang cho cháu học thêm”. Tôi
nghĩ, một cháu bé mà cũng chăm chỉ học văn trong sách giáo khoa, chứng tỏ cháu
và mẹ cháu còn nhớ đến chữ của quê hương. Đây là điều rất đáng khích lệ đối với
kiều bào ở nơi đất khách quê người.
Suy nghĩ về một cháu bé
học sách văn tiếng Việt, đêm về, ngồi một mình trong phòng, tôi viết bài thơ Luận
về văn chương và nhà văn.
Cho đến nay, trên thế
giới, người ta vẫn chưa khẳng định được văn chương trên Trái Đất này đã xuất
hiện từ bao giờ? Nó xuất hiện sau khoa học, sau tôn giáo hay trước khoa học,
trước tôn giáo? Tôi nghĩ rằng, khi loài người bắt đầu biết viết chữ là lúc ấy
cũng bắt đầu xuất hiện văn chương. Như vậy, văn chương xuất hiện rất sớm trên thế
giới, có khi trước cả khoa học, trước cả tôn giáo. Thơ xuất hiện trước văn hay
văn xuất hiện trước thơ? Đến nay, cũng chưa khẳng định được. Có điều là cả văn
lẫn thơ gắn liền với khoa học xã hội. Từ khi ra đời, văn chương (bao gồm văn và
thơ, còn gọi chung là văn học) hình thành nhiều thể loại: trường ca, thơ, ca
dao, tục ngữ, đồng dao, phong dao, tiểu thuyết, truyền thuyết, truyện dài,
truyện ngắn, thể ký (hồi ký, ký sự, hồi ức), kịch bản sân khấu và kịch bản
phim, các tác phẩm mang tính dã sử, dật sử, bí sử,... Văn chương nằm trong văn
hóa. Nó là một mảng sách rất quan trọng của văn hóa.
Khác với các tác phẩm
lịch sử, văn chương được phép hư cấu. Đây cũng là đặc điểm của văn chương.
Tại Việt Nam, văn chương
xuất hiện rất sớm, tôi nghĩ nó có khoảng trên dưới hai nghìn năm. Văn chương đã
được xã hội Việt Nam công nhận như một đối tượng nghiên cứu nghiêm túc. Nó mang
cả tính truyền thống, hiện tại và đoán định cả tương lai. Khi ngôn ngữ nước
ngoài thâm nhập Việt Nam, thì văn học Việt Nam có mối liên hệ với văn học thế
giới, thể hiện ở các tác phẩm văn học dịch. Nhiều bộ môn nghiên cứu và giảng
dạy văn học xuất hiện.
Tôi nghĩ rằng, một
tác phẩm văn học được đánh giá cao, tác phẩm ấy phải mang tính sử thi, tức là
tính anh hùng ca. Tác phẩm ấy phải mang dấu ấn của lịch sử dân tộc và của thời
đại. Tác phẩm ấy phải thể hiện những giá trị nhân đạo chân chính, cao cả. Đó là
cuộc đấu tranh để giành quyền sống của con người. Đó là tiếng nói của chân,
thiện, mỹ; tiếng nói ca ngợi tình người, tình yêu, hạnh phúc, sự thương yêu,
đùm bọc lẫn nhau, tất cả đều sống trong tình mến thương chan hòa. Nó đẹp như
vầng sáng trí tuệ xua tan bóng đêm tù hãm; góp phần xây dựng nền hòa bình trên
trái đất của chúng ta.
Nhà văn, nhà thơ, những
người sáng tạo ra văn chương, có số phận khác nhau. Nhưng nhìn chung, cuộc đời
nhiều nhà văn, nhà thơ nghèo, khó, có người rất nghèo, rất khó khăn. Họ chịu
rất nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Một số người bị quản thúc hoặc bị vô hiệu
hóa do sáng tác những tác phẩm không hòa đồng theo dòng chảy chính trị và thời
cuộc. Nhà văn, một khi đã bị gò bó về tư tưởng thì không thể có những tác phẩm
hay. Muốn có tác phẩm hay, nhà văn phải được tự do sáng tác.