VỀ BÀI THƠ CỦA CÔ GIÁO TRẦN THỊ LAM VÀ BÀI THƠ CỦA CÔ GIÁO CHU NGỌC THANH
PGS,TS Đàm Đức Vượng
Gần đây, trên các trang mạng bàn tán vấn đề xoay quanh hai bài thơ, một bài của cô giáo Trần Thị Lam, giáo viên văn Trường trung học phổ thông chuyên Hà Tĩnh và một bài của cô giáo Chu Ngọc Thanh, Trường phổ thông trung học Hùng Vương, huyện Giarai, tỉnh Gia Lai.
Đất nước mình ngộ quá phải không anh?
Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Gần đây, trên các trang mạng bàn tán vấn đề xoay quanh hai bài thơ, một bài của cô giáo Trần Thị Lam, giáo viên văn Trường trung học phổ thông chuyên Hà Tĩnh và một bài của cô giáo Chu Ngọc Thanh, Trường phổ thông trung học Hùng Vương, huyện Giarai, tỉnh Gia Lai.
Bài thơ của cô giáo Trần
Thị Lam sáng tác năm 2016 và bài thơ của cô giáo Chu Ngọc Thanh sáng tác năm
2020. Bài thơ của cô giáo Trần Thị Lam một thời gian rộ lên, rồi lắng đi nếu
không có bài thơ của cô giáo Chu Ngọc Thanh xuất hiện. Trên mạng đang xôn xao
về hai bài thơ này.
Sau đây là toàn văn bài
thơ của cô giáo Trần Thị Lam và toàn văn bài thơ của cô giáo Chu Ngọc Thanh đã
được đăng trên các trang mạng.
Bài thơ của cô giáo Trần
Thị Lam: “Đất nước mình ngộ quá phải không anh"
Đất nước mình ngộ quá phải không anh?
Bốn ngàn tuổi mà dân không
chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn
bú mớm
Trước những bất công vẫn
không hết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải
không anh?
Những chiếc bánh chưng vô
cùng kỳ vĩ
Những dự án và tượng đài
nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ
như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá
phải không anh?
Biển bạc, rừng xanh, cánh
đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì
đang chết
Những con thuyền nằm nhớ
sóng khơi xa…
Đất nước mình thương quá
phải không anh?
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã
gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì
để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà
không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về
đâu anh?
Anh không biết em làm sao
biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi
người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ
về đâu…
(Trần Thị Lam – Hà Tĩnh)”.
Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều
phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn
được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai
tiếng đồng bào.
Em thấy không? Trong nỗi
nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nghi
đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống
dịch thoát nguy.
Với người láng giềng đang
lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại
ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng
mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó
cơ hàn.
Với đồng bào mình ở vùng
dịch nguy nan
Chính phủ đón về cách ly
trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng
dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi đầy đủ
chiếu giường.
Với chuyến du thuyền đang
“khóc” giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến
cảng
Chẳng phải bởi vì mình
không lo dịch nạn
Mà chỉ vì mình không thể
thờ ơ.
Thủ tướng phát lệnh rồi,
em đã nghe rõ chưa
“Trong cuộc chiến này sẽ
không có một ai bị để lại”
Chẳng có điều gì làm cho
mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân
ái được gọi tên.
Từ mái trường này em sẽ
lớn lên
Sẽ khắc trong tim bóng
hình đất nước
Cô sẽ nối những nhịp cầu
mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở
trong tim.
Nhớ nghe em, ta chẳng phải
đi tìm
Một đất nước ở đâu xa để
yêu hết cả
Đảng đã cho ta trái tim
hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai
tiếng gọi Việt Nam!
Chu Ngọc Thanh”.
Bài thơ của cô giáo Trần
Thị Lam, xét về mặt nghệ thuật, có những câu hay, tứ thơ mượt mà, vần điệu rõ
ràng. Cô tâm sự với người mà cô gọi bằng “anh”. Nhưng về nội dung, đọc lên, tôi
thấy buồn cho đất nước mình, cái gì cũng hỏng cả và tự hỏi: “Đất nước mình rồi
sẽ về đâu anh?”. Thật ra, đất nước mình có đến nỗi như những lời cô giáo Trần
Thị Lam mô tả trong thơ không? Có phải coi “sinh mạng con người chỉ như cái
móng tay” không? Cô viết như vậy là không thỏa đáng, không thể chấp nhận được.
Những người có thiện chí chắc không đồng tình với những lời bình về đất nước
trong bài thơ của cô, vì nó không phản ánh hiện tình của đất nước, có phần chủ
quan duy ý chí, ngộ nhận và viết theo thị hiếu tầm thường. Đọc lên người ta
thấy buồn, vì bức tranh của đất nước mình không phải như bức tranh thơ mà cô
giáo Trần Thị Lam mô tả, mà nó vẫn là một đất nước phát triển lành mạnh, đã
được độc lập và nhân dân đang tiến đến cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, mặc
dù trước mắt còn rất nhiều khó khăn, thử thách.
Đất nước ta hiện nay đang
thực hiện cuộc cách mạng lớn nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam: từ cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả
nước. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam luôn luôn là tình cảm đặc sắc nhất, đã tồn tại
hàng nghìn năm trong lòng dân tộc Việt Nam. Khi được ngọn gió của Cách mạng
tháng Tám năm 1945 thổi vào, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trở thành chủ nghĩa
anh hùng cách mạng Việt Nam. Tiếng kèn xung trận vẫn đang vang lên trong công
cuộc đổi mới. Nhân dân ta biết rõ những khó khăn và những tiêu cực đang xảy ra
đối với đất nước mình, nhưng một ngày nào đó, khó khăn sẽ qua đi và thuận lợi
sẽ đến với mọi người, mọi nhà.
Bài thơ của cô giáo Chu
Ngọc Thanh là bài “tả thực” nói về cuộc chiến chống dịch Covid – 19 ở Việt Nam
đầu năm 2020. Qua những vần thơ, cô tâm sự với học trò của mình, gọi các em là
“em” để các em có sự thông cảm với hiện tình đất nước. Bài thơ mộc mạc, đơn sơ,
thậm chí có những câu viết còn dễ dãi, nhưng lại rất chân tình, tả thực. Bài
thơ không có gì sai trái cả. Thơ mang tính ước lệ, nên cô giáo Chu Ngọc Thanh
đã có những câu viết về thiện chí của nhân dân Việt Nam trong công cuộc chống
dịch Covid – 19.
Có bài viết về thơ của cô
giáo Chu Ngọc Thanh “đạo văn” của cô giáo Trần Thị Lam. Về vấn đề này hoàn toàn
không phải như vậy. Trong bài thơ của cô giáo Trần Thị Lam và bài thơ của cô
giáo Chu Ngọc Thanh, tôi thấy chỉ giống nhau có ba chữ: “Đất nước mình”, còn
nội dung, mỗi bài thơ lại đi theo một hướng khác, hoàn toàn khác hẳn nhau,
không có gì gọi là sao chép cả. Vì vậy, những người thiếu thiện chí cho rằng,
cô giáo Chu Ngọc Thanh “đạo văn” của cô giáo Trần Thị Lam là không đúng.
Thơ phải thể hiện rõ tình
cảm, quan điểm của mình đối với vận mệnh của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
“Thơ xưa yêu cảnh thiên
nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa,
tuyết, núi, sông.
Nay ở trong thơ nên có
thép
Nhà thơ cũng phải biết
xung phong”.
Người dạy chúng ta làm thơ
phải biết gắn với hoàn cảnh xã hội, gắn với cuộc đấu tranh dựng nước và giữ
nước của dân tộc.
Ảnh: Nguồn Internet
Mong rằng, Việt Nam có
nhiều bài thơ ca ngợi đất nước, xã hội và con người Việt Nam đã và đang hăng
say lao động sản xuất, góp phần làm cho đất nước ngày thêm giàu mạnh. Đó là mục
đích sáng tác thơ văn của chúng ta trong công cuộc đổi mới đất nước.