Mới cập nhật

Ngày xuân bàn về gia đình

 TẾT SUM VẦY BÊN GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI THÂN - TRƯỜNG THỌ

Ngôi nhà ta xây đâu để nhìn

Chính là để sống với trái tim.

Nắng ấm tràn vào đầy hạnh phúc

Toàn gia ôm ấp một niềm tin.

Trước cửa nhà lảnh lót tiếng chim

Trong nhà êm ái sống vui chung.

Cha con chồng vợ đều hòa thuận

Đạo nhà gia quyến thật phân miêng.

Lòng mẹ dạt dào nỗi niềm riêng

Lòng cha vời vợi vẻ linh thiêng.

Chỗ nương thân vẫn là nơi mẹ

Chỗ dựa cuộc đời cha tạo nên.

Với mẹ tất cả là đứa con

Sinh ra sao cho chúng vuông tròn.

Với cha phải là nuôi dưỡng chúng

Suốt đời giáo dục một tình yêu.

Không có niềm vui toàn niềm vui

Không có khổ đau toàn khổ đau.

Không có hạnh phúc toàn hạnh phúc

Bất hạnh gia đình chẳng giống nhau.

Ở đời biết bao nỗi vui sầu

Chẳng gia đình nào trọn vẹn đâu.

Tu tâm tích đức là thượng sách

Để giữ gia đình được bền lâu!

Praha, Séc,Đêm 16-4-2000 

------ 

Đức Vượng

(Cử nhân Ngữ văn)

Lời Tác giả:  Những ngày sống ở nước ngoài, tôi thấy gia đình là rất quan trọng, vì nếu cứ phải sống độc thân, thì không có chỗ dựa, chỗ nương tựa vào nhau. Thấy được tầm quan trọng của gia đình, tôi làm bài thơ Ngày xuân bàn về gia đình để tặng những gia đình Việt Nam sống ở nơi hải ngoại.

Xét về mặt triết học, gia đình là một đơn vị xã hội (cũng có thể gọi là nhóm xã hội nhỏ hay tổ hợp xã hội nhỏ), một hình thức tổ chức quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân, dựa trên hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức là mối quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh, chị em và những người thân thuộc khác cùng chung sống và có kinh tế chung, tạo thành sinh hoạt gia đình. Đặc trưng của sinh hoạt gia đình ràng buộc bởi kinh tế, tài chính, gọi chung là sinh hoạt vật chất và đạo đức, pháp lý, tâm lý, gọi chung là sinh hoạt tinh thần. Gia đình là một phạm trù lịch sử. Gia đình có ảnh hưởng đến đời sống xã hội và đời sống xã hội tác động đến gia đình. Quan hệ hôn nhân gia đình là quan hệ dựa trên tình yêu, tình bạn và lòng tin cậy lẫn nhau. Tình yêu, sự tôn trọng lẫn nhau, sự chăm lo, giáo dục con cái, sự chăm sóc của con cái lớn, đã trưởng thành đối với cha mẹ, ông bà là những nguyên tắc đạo đức quan trọng nhất của gia đình. Về nguồn gốc gia đình, nhiều chuyên gia cho rằng, nó hình thành từ khi xã hội nguyên thủy bắt đầu tan rã và thay thế vào đó là xã hội chiếm hữu nô lệ. Đến thời kỳ phong kiến, thì gia đình hình thành rõ rệt nhất. Chế độ công xã nguyên thủy chưa có gia đình, vì nó còn quan hệ tinh giao theo quần hôn.

Đã có biết bao cặp gia đình giàu có, sống hạnh phúc, nhưng cũng có biết bao gia đình sống giàu có, nhưng bất hạnh, lục đục, thậm chí anh em đánh nhau, chém giết nhau, người ta gọi những gia đình đó là gia đình vô phúc. Trong thời buổi kinh tế thị trường, tình cảnh “một túp lều tranh hai trái tim vàng” dần dần mất đi, thay vào đó là những cặp đôi làm kinh tế để kiếm sống và cho gia đình mình được giàu có, nhưng chưa chắc đã hạnh phúc..