Kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng (2-4-1904-2-4-2024): Đồng chí Nguyễn Lương Bằng với công tác xây dựng Đảng*
GS,TS Đàm Đức Vượng**
1. Nguyễn Lương Bằng (Sao Đỏ), nguyên Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là nhà hoạt động cách mạng bản lĩnh, người cộng sản đức tài trọn vẹn, có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam và cho công tác xây dựng Đảng, sinh ngày 2-4-1904, tại Hải Dương và mất ngày 20-7-1979, tại Hà Nội.
Nguyễn Lương Bằng sớm giác ngộ cách mạng. Ông đã đứng trong hàng ngũ những nhà cách mạng Việt Nam thời dựng Đảng. Để trở thành người cộng sản và có những đóng góp trong công tác xây dựng Đảng, Nguyễn Lương Bằng đã trải qua những năm, tháng hoạt động yêu nước đẩy gian khổ và có sự dìu dắt của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc.
Vào khoảng cuối năm 1925, Nguyễn Lương Bằng (lúc ấy đang ở Sa Diện, Quảng Châu, Trung Quốc), được một người bạn cùng nhà trọ tên là Tư Nghệ giúp đỡ giới thiệu Nguyễn Lương Bằng với mấy người quen biết làm tàu biển của Pháp chạy tuyến Hải Phòng – Hồng Kông – Quảng Châu. Thế là Nguyễn Lương Bằng xuống làm công trên con tàu biển mang tên Căngtông (Canton) từ Hải Phòng đi Hồng Kông do anh Lý Mân đầu bếp giới thiệu.
Đến Hồng Kông, Nguyễn Lương Bằng được anh em người Việt Nam cho biết có một con tàu của một hãng tư nhân Pháp chạy tuyến Hải Phòng – Hồng Kông – Quảng Châu (trên đường đi có đỗ tại bến Sa Diện) đang thiếu người làm. Nguyễn Lương Bằng xin xuống làm việc tại con tàu này để đi tiếp đến Quảng Châu).
Trong Hồi ký “Những lần gặp Bác”1 , Nguyễn Lương Bằng kể khi ông tới Sa Diện, thì tiếng bom của liệt sĩ Phạm Hồng Thái còn đang làm chấn động dư luận. Những người Pháp ở Sa Diện thì hoảng hốt. Thế giới bắt đẩu chú ý đến cách mạng Việt Nam. “Đối với những người Việt Nam có lòng yêu nước, tiếng bom Sa Diện càng cổ vũ tinh thần đấu tranh cách mạng. Gương hy sinh vì nước của Phạm Hồng Thái kích thích tôi mạnh mẽ”2 .
Tại Quảng Châu, qua Cẩm Xuỳn, một người Hoa trong Hải viên Công hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nguyễn Lương Bằng được gặp đồng chí Ích (Hồ Tùng Mậu) và đồng chí Ích liền giới thiệu Nguyễn Lương Bằng với đồng chí Vương (Nguyễn Ái Quốc). Nguyễn Ái Quốc hỏi tuổi, hỏi công việc làm ăn của Nguyễn Lương Bằng, hỏi hoàn cảnh lính ta dưới tàu chiến Pháp, hỏi tình hình đồng bào trong nước. Đây là lần đầu tiên, Nguyễn Lương Bằng được gặp Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu. Qua tiếp xúc, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy Nguyễn Lương Bằng là người trung thực, đáng tin cậy, có thể đào tạo được, nên đã quyết định đào tạo Nguyễn Lương Bằng. Cũng qua tiếp xúc, Nguyễn Lương Bằng gửi niềm tin son sắt vào Nguyễn Ái Quốc, nhà hoạt động cách mạng quốc tế nổi tiếng. Nguyễn Lương Bẳng kể: “Buổi gặp đầu tiên ấy cũng ngắn thôi, nhưng đối với tôi đây là một kỷ niệm sâu sắc. Gặp đồng chí Ích, tôi đã phấn khởi, gặp đồng chí Vương tôi càng phấn khởi hơn. Không những tôi nhận thấy ở đồng chí Vương, một người có tấm lòng yêu nước sâu rộng, mà còn tìm thấy ở đồng chí một người anh săn sóc mình từng li từng tí. Nhưng điều tôi thích nhất vẫn là cách đối xử thân mật và những lời nói ôn tồn, thấm thía của đồng chí Vương”3 .
Tháng 12-19254, Nguyễn Lương Bằng tham gia lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châu. Nguyễn Lương Bằng học ở lớp huấn luyện thứ hai, trong đó có Trần Phú, Nguyễn Ngọc Ba, Phan Trọng Bình, Phan Trọng Quảng, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Công Thu, Nguyễn Danh Thọ, Nguyễn Danh Tề, Lê Thiết Hùng, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Văn Đắc, Võ Tùng, Nguyễn Sinh Thản, Đặng Thái Thuyến.
Gần kết thúc lớp học, Nguyễn Lương Bằng được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (còn gọi là Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội – gọi tắt là Thanh Niên). “Trong buổi lễ kết nạp, đồng chí Vương cũng có mặt”5. Từ đó, mỗi lần đến giảng bài, Nguyễn Lương Bằng lại được gặp và được nghe những lời giảng dạy về con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Qua các buổi học tập, Nguyễn Lương Bằng hiểu được chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào cộng sản thế giới. Đây là bước rẽ ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Lương Bằng: từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin. Nguyễn Lương Bằng viết: “Đấy là những ngày tôi say sưa với một tài liệu rất quý báu là cuốn “Đường Kách mệnh”. Cuốn này do chính Bác soạn ra. Ngoài giờ huấn luyện chính trị, đồng chí Vương còn dạy chúng tôi học thêm văn hóa, như học tiếng Anh chẳng hạn”6.
Việc học tập chính trị và văn hóa đang tiến hành, một hôm, trong một buổi họp của Tổng bộ Thanh Niên, Nguyễn Ái Quốc có nêu vấn đề là phải đẩy mạnh phong trào cách mạng ở trong nước. Người cho rằng, nếu chỉ hoạt động cách mạng trong một phạm vi nhỏ hẹp như thế này, thì khó đánh đuổi được thực dân Pháp. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải làm cho mọi người đều tham gia đánh đuổi quân xâm lược. Muốn vậy, mỗi chiến sĩ cách mạng phải có nhiệm vụ tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho quần chúng để phát triển lực lượng của mình. Tổng bộ Thanh Niên tán thành chủ trương này. Nguyễn Lương Bằng tình nguyện xin về nước hoạt động và đã được Tổng bộ Thanh Niên chấp thuận. Nguyễn Ái Quốc rất hài lòng, gặp riêng Nguyễn Lương Bằng căn dặn những điều cần làm khi về nước. Người nói rằng, điều cơ bản là phải đoàn kết được quần chúng. “Sức mạnh là ở đoàn kết, đoàn kết thì súng của giặc là vũ khí của mình. Dần dần đưa bà con vào các phường, họ, các hội ái hữu, tương tế. Người tích cực thì tổ chức vào hội trước. Người tốt thì tổ chức sau. Cứ thế mà mở rộng phong trào”7. Trước khi chia tay, Nguyễn Ái Quốc nói với Nguyễn Lương Bằng là cần chú ý mấy điểm: “Mình ở ngoài nước về, thường là có mật thám theo. Cho nên mới về nước, không nên đi lung tung ngay, chưa nên vào nhà ai vội. Không những thế, nếu cần còn phải đóng vai người chơi bời để mật thám không chú ý”8. Nguyễn Lương Bằng đã tiếp thu nghiêm chỉnh những lời căn dặn của Nguyễn Ái Quốc.
Nguyễn Lương Bằng chia tay Nguyễn Ái Quốc để về nước vào khoảng tháng 9-1926. Nhiệm vụ chính mà Nguyễn Ái Quốc giao cho Nguyễn Lương Bằng là tổ chức đường giao thông cách mạng: Hải Phòng – Hồng Kông để đưa thanh niên yêu nước ra nước ngoài học tập và chuyển tải sách, báo từ nước ngoài về nước và tổ chức đưa những thanh niên học xong lớp huấn luyện chính trị từ nước ngoài về nước hoạt động. Với nhiệm vụ này, Nguyễn Lương Bằng đi đi về về tuyến giao thông đường thủy Hải Phòng – Hồng Kông – Hồng Kông – Hải Phòng.
Hoạt động ở trong nước trong một thời gian ngắn, Tổng bộ Thanh Niên điều động Nguyễn Lương Bằng sang Hồng Kông đảm nhiệm công tác liên lạc giữa Hồng Kông và Quảng Châu. Tại Hồng Kông, tháng 10 hoặc tháng 11-1929, Nguyễn Lương Bằng được kết nạp vào một chi bộ của An Nam Cộng sản Đảng lúc ấy hoạt động tại Hồng Kông. Như vậy, từ một người hoạt động yêu nước đến hoạt động cách mạng, Nguyễn Lương Bằng đã trở thành người cộng sản.
Vào khoảng cuối năm 1929, Nguyễn Lương Bằng được tổ chức phân công đến công tác tại Thượng Hải. Những ngày hoạt động tại Thượng Hải, Nguyễn Lương Bằng đã cùng với một số người ra báo “Kèn gọi lính”. Tại Thượng Hải, lần này, Nguyễn Lương Bằng lại được gặp Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Lương Bằng đã báo cáo với Nguyễn Ái Quốc về tình hình cách mạng trong nước. Nguyễn Ái Quốc đánh giá cao về phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam và Nguyễn Lương Bằng đã tiếp thu những lời căn dặn của Nguyễn Ái Quốc. Sau lần này, Nguyễn Lương Bằng còn gặp Nguyễn Ái Quốc vài lần khác nữa.
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào ngày 3-2-1930, Nguyễn Lương Bằng trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 10-1930, tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Nguyễn Lương Bằng trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ đây, Nguyễn Lương Bằng lăn lộn với các hoạt động của Đảng, đặc biệt, có nhiều đóng góp trong công tác xây dựng Đảng. Tháng 5-1931, tại Thượng Hải, Nguyễn Lương Bằng và Đỗ Ngọc Du (Phiếm Chu) bị mật thám Pháp bắt. Đánh đập và hỏi cung rất dã man, nhưng Nguyễn Lương Bằng và Đỗ Ngọc Du không hề khai báo. Mật thám Pháp bèn đưa Nguyễn Lương Bằng về Việt Nam, giam tại một số nhà tù, trong đó có Nhà tù Hỏa Lò và Nhà tù Hải Dương. Sau khi vượt ngục thành công tại Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, đến năm 1933, Nguyễn Lương Bằng lại bị bắt trên đường đi công tác, giam tại các nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội và Sơn La. Lần này, Nguyễn Lương Bằng lại vượt ngục thành công và về hoạt động tại Hà Nội. Tại Hà Nội, Nguyễn Lương Bằng đã gặp Hoàng Văn Thụ lúc ấy là Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Vào thời điểm này, Nguyễn Lương Bằng được Đảng phân công phụ trách công tác tài chính và công tác binh vận của Đảng; đồng thời, được phân công hoạt động trong Mặt trận Việt Minh giữ chức Chủ nhiệm Tổng bộ. Sau khi Hoàng Văn Thụ bị nhà cầm quyền Đông Pháp xử bắn và qua đời vào tháng 8-1943, Nguyễn Lương Bằng được cử làm Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng. Trong Hồi ký của mình, Nguyễn Lương Bằng viết: “Thường vụ Trung ương họp, bổ sung tôi vào Trung ương và Thường vụ thay đồng chí Hoàng Văn Thụ bị địch bắt. Tôi không chịu nhận, nhưng cuối cùng anh Trường Chinh và anh Hoàng Quốc Việt bảo rằng: Chúng tôi biết rõ khả năng của anh rồi, cứ nhận đi”9. Từ đấy, Nguyễn Lương Bằng trở thành nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp của Đảng.
2. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Nguyễn Lương Bằng có những đóng góp xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng:
Một là: Trong thời gian làm Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, Nguyễn Lương Bằng đã có những đóng góp trong việc xây dựng một số nghị quyết của Trung ương và Thường vụ Trung ương; đặc biệt chú ý đến phương pháp thi hành nghị quyết. Ông suy nghĩ làm thế nào để thi hành nghị quyết của Đảng được đến nơi đến chốn. Theo ông, trước hết, phải nghiên cứu nghị quyết cho thật kỹ càng và phải có phương pháp thi hành nghị quyết; cụ thể, khi thảo luận nghị quyết phải tìm ra những biện pháp tổ chức thực hiện; ấn định thời hạn cho từng việc; phân công công việc cho đúng đắn, hợp với khả năng và tinh thần của từng người; phải đôn đốc và kiểm tra, kiểm soát công việc của từng đồng chí; phải sinh hoạt đảng thường xuyên theo đúng quy định.
Hai là: Trong những năm hoạt động bí mật, Đảng chưa giành được chính quyền, Nguyễn Lương Bằng đã làm tốt công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đặc biệt là xây dựng các chi bộ đảng. Đi đến đâu, ông làm công tác phát triển đảng viên đến đó. Ông đã trực tiếp giới thiệu một số quần chúng ưu tú gia nhập Đảng. Ông coi tổ chức cơ sở đảng, nhất là chi bộ đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Ông phổ biến nghị quyết, chỉ thị của Đảng đến tận tổ chức cơ sở đảng, giáo dục đảng viên chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chấp hành kỷ luật của Đảng. Vì vậy, ông đã xây dựng được một số tổ chức cơ sở đảng và kết nạp được một số đảng viên vào Đảng.
Ba là: Trong công tác xây dựng Đảng, Nguyễn Lương Bằng là một trong những người làm rất giỏi công tác vận động quần chúng, liên hệ mật thiết với nhân dân, lọc ra những quần chúng ưu tú để giác ngộ họ và giới thiệu họ vào Đảng. Ông coi công tác vận động quần chúng là một mảng của công tác xây dựng Đảng, quan niệm rằng, muốn xây dựng Đảng vững mạnh, thì trước hết phải làm tốt công tác vận động quần chúng, Đảng phải có trách nhiệm trong công tác vận động quần chúng. Trong công tác quần chúng, ông rất chú ý đến việc vận động binh lính địch, giác ngộ họ và hướng họ đi theo Đảng làm cách mạng. Kết quả là một số binh lính địch đã được Nguyễn Lương Bằng giác ngộ, đi theo Đảng làm cách mạng. Công tác vận động quần chúng là một công tác rất gian khổ, mạo hiểm. Nguyễn Lương Bằng đã vượt qua những khó khăn, gian khổ đó và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng giao.
Trong công tác vận động quần chúng, Nguyễn Lương Bằng đã giới thiệu nhiều tầng lớp nhân dân đến gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Hồi ký của mình, Nguyễn Lương Bằng viết: “Ông cụ nhà ta (Chủ tịch Hồ Chí Minh – ĐĐV) có cái nhìn đặc biệt là ai muốn gặp cũng đều tiếp, chứ không có phân biệt đối xử gì cả. Bác và dân rất chan hòa với nhau”10.
Bốn là: Có thời gian Nguyễn Lương Bằng được Đảng phân công hoạt động trong Mặt trận Việt Minh, giữ chức Chủ nhiệm Tổng bộ. Ông coi việc hoạt động trong Mặt trận Việt Minh cũng là một mảng của công tác xây dựng Đảng trong Mặt trận dân tộc thống nhất.
Ngày 19-5-1941, Mặt trận Việt Minh chính thức ra đời, phất cao cờ đỏ sao vàng, kêu gọi toàn dân đánh Pháp đuổi Nhật, cứu nước, cứu nhà; kêu gọi toàn dân hãy phấn chấn tự cường, tự lực cánh sinh, kiên quyết chiến đấu và chiến thắng.
Với cương vị Chủ nhiệm Tổng bộ Mặt trận Việt Minh, Nguyễn Lương Bằng và Tổng bộ Việt Minh đã cụ thể hóa Chương trình Việt Minh để phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Ông nói rằng, chỉ có chương trình cứu nước của Việt Minh mới đoàn kết được tất cả các giới đồng bào đặng mau giải phóng cho đất nước khỏi ách thực dân và phát xít, làm cho nước Việt Nam sau này thành một nước dân chủ, văn minh, tiến bộ, mang lại độc lập, tự do thật sự, cơm áo đầy đủ cho nhân dân.
Nguyễn Lương Bằng đã có công xây dựng Mặt trận Việt Minh tại các địa phương và kêu gọi nhân dân tham gia Mặt trận Việt Minh; xây dựng các tổ chức đảng trong Mặt trận Việt Minh.
Năm là: Trong quá trình hoạt động cách mạng, có thời gian Nguyễn Lương Bằng được Đảng phân công làm công tác tài chính của Đảng. Tài chính của Đảng lúc bấy giờ rất eo hẹp, Nguyễn Lương Bằng đã chắt chiu từng xu, giữ gìn từng đồng một cách rất cẩn thận, không bao giờ để thất thoát về tài chính của Đảng. Những lần đi công tác, ông đều bỏ tiền túi của mình ra chi, không hề đụng đến tài chính của Đảng. Ông coi làm tốt công tác kinh tế, tài chính cho Đảng là đã góp phần vào công tác xây dựng Đảng. Bởi vì có làm tốt công tác kinh tế, tài chính thì Đảng mới vững mạnh và ông đã làm tốt công tác này.
Đầu năm 1947, Nguyễn Lương Bằng chính thức được cử phụ trách công tác kinh tế - tài chính của Đảng, trực tiếp làm Trưởng Ban Kinh tế - Tài chính Trung ương. Đảm nhiệm trọng trách này, Nguyễn Lương Bằng nghĩ ngay đến việc xây dựng một số cơ sở công nghiệp quốc phòng và một số xưởng công nghệ, trong đó có Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo. Ngoài việc xây dựng Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, Nguyễn Lương Bằng còn cho xây thêm một số nhà máy khác, trong đó có Nhà máy in Tiến Bộ. Khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ , Nguyễn Lương Bằng quyết định chia Nhà máy in Tiến Bộ thành những nhà máy in nhỏ như Nhà in Tô Hiệu, Nhà in Trần Phú. Những nhà máy này đều phục vụ đắc lực cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Ngay trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, những công binh xưởng của ta đã sản xuất được súng, lựu đạn, cung cấp cho quân đội đánh giặc, dần dần, những công binh xưởng trở thành những xưởng quân giới lớn, sản xuất được nhiều vũ khí mới.
Ngày 6-5-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Nguyễn Lương Bằng được cử làm Tổng Giám đốc đầu tiên của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Trên cương vị công tác này, ông đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng cơ sở cho ngành ngân hàng Việt Nam. Ông đã lo việc tổ chức Cơ quan Ngân hàng Trung ương đến các tỉnh, huyện, lo việc đặt thương điếm tại Hồng Kông để mua những thứ cần thiết, phục vụ cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc.
Ngày 20-7-1951, theo đề nghị của Nguyễn Lương Bằng, Chính phủ ra Nghị định thành lập Kho bạc Nhà nước đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Thông qua Kho bạc Nhà nước, Nguyễn Lương Bằng chú ý đến việc cho nhân dân vay vốn để phát triển sản xuất và giúp cho công thương nghiệp mở mang kinh doanh.
Trong công tác xây dựng Đảng, Nguyễn Lương Bằng đã có những đóng góp lớn trong việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, các nhà máy in Tiến Bộ, Nhà máy in Tô Hiệu, Nhà máy in Trần Phú. Cơ quan Ban Kinh tế - Tài chính Trung ương cũng có chi bộ đảng do Nguyễn Lương Bằng thiết lập. Kho bạc Nhà nước cũng có chi bộ riêng. Cơ quan Ngân hàng Quốc gia Việt Nam lúc đầu, Nguyễn Lương Bằng tổ chức chi bộ, dần dần phát triển thành đảng bộ. Ông rất chăm lo đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngành ngân hàng vừa nắm được nghiệp vụ chuyên môn, vừa có phẩm chất cách mạng. Ông đặc biệt chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ xuất thân từ thành phần công nhân, trong đó có công nhân in và công nhân cơ khí. Ông dành nhiều thời gian đi xuống các cơ sở kinh tế để nắm tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân.
Sáu là: Từ Đại hội III (1960) đến Đại hội IV (1976) Nguyễn Lương Bằng được bầu làm Trưởng Ban Kiểm tra của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian làm Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương Đảng; có công xây dựng Ủy ban Kiểm tra Trung ương từ yếu kém trở thành mạnh; có công xây dựng các tổ chức đảng ở Ban Kiểm tra Trung ương. Ông căn dặn cán bộ làm công tác kiểm tra phải coi trọng sinh mạng chính trị của đảng viên, phải giải quyết đúng và kịp thời những khiếu tố và khiếu nại của đảng viên. Ông rất quan tâm đến việc đào tạo cán bộ kiểm tra của Đảng. Theo ông, người cán bộ làm công tác kiểm tra của Đảng phải là người có lòng trung thành tuyệt đối đối với Đảng, có năng lực làm công tác “trị bệnh cứu người” và có phẩm chất cách mạng.
Bảy là: Nguyễn Lương Bằng đã nêu tấm gương cách mạng sáng ngời của một đảng viên cộng sản và của một Ủy viên Thường vụ Trung ương bản lĩnh, một nhà cách mạng chuyên nghiệp, một mẫu mực về đạo đức cách mạng, một người toàn tâm toàn ý phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Ông nghĩ rằng, một đảng mạnh, trước hết là các đảng viên phải gương mẫu.
Riêng về lĩnh vực xây dựng Đảng, Nguyễn Lương Bằng có nhiều cống hiến to lớn. Với tinh thần trách nhiệm chung và sự phối hợp, liên quan trong công tác, Nguyễn Lương Bằng rất chú trọng đến công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, kiểm tra. Chính Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá cho Nguyễn Lương Bằng quan điểm này. Vì vậy, ông đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và ông đã trở thành một người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Con người ấy đã đi vào lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử cách mạng Việt Nam!
------
* Báo cáo khoa học tại Hội thảo khoa học kỷ niệm 120 năm ngày sinh Nguyễn Lương Bằng (2-4-1904 – 2-4-2004) với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng – người cộng sản trung kiên, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Hải Dương tổ chức tại Hải Dương, ngày 27-3-2024.
** Giáo sư, Tiến sĩ sử học, Cử nhân ngữ văn, nguyên Phó Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng.
1. Hồi ký này in trong sách “Bác Hồ”, Nxb Văn học, Hà Nội, 1960. Hồi ký này ghi rát tỉ mỉ về những lần Nguyễn Lương Bằng được gặp Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu, 1925.
2. Dẫn theo Hồi ký “Những lần gặp Bác” của Nguyễn Lương Bằng, in trong sách “Bác Hồ”, Sđd, tr.57.
3. Dẫn theo Hồi ký “Những lần gặp Bác” của Nguyễn Lương Bằng, in trong sách “Bác Hồ”, Sđd, tr. 60.
4. Có tài liệu ghi lớp học này khai mạc khoảng tháng 9-1926. Qua nghiên cứu và đối chiếu với nhiều nguồn tài liệu khác, tôi (ĐĐV) thấy rằng, lớp học khai mạc vào tháng 12-1925 là đúng, vì đến tháng 9-1926, Nguyễn Ái Quốc đã trao nhiệm vụ cho Nguyễn Lương Bằng về nước hoạt động.
5. Dẫn theo Hồi ký “Những lần gặp Bác” của Nguyễn Lương Bằng, in trong sách “Bác Hồ”, sđd, tr. 60.
6. Dẫn theo Hồi ký “Những lần gặp Bác” của Nguyễn Lương Bằng, in trong sách “Bác Hồ”, Sđd, tr. 60.
7. Dẫn theo Hồi ký “Những lần gặp Bác” của Nguyễn Lương Bằng, in trong sách “Bác Hồ”, Sđd, tr. 61.
8. Xem Hồi ký “Nhờ dân nhờ Đảng mà trưởng thành” của Nguyễn Lương Bằng, in trong sách “Nhân dân ta rất anh hùng”, Nxb Văn học, Hà Nội, 1969, tr. 18.
9. Theo Hồi ký của Nguyễn Lương Bằng, bản đánh máy, viết bổ sung.
10. Dẫn theo sách “Đồng chí Sao Đỏ Nguyễn Lương Bằng” của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (do Đàm Đức Vượng và Nguyễn Đình Nhơn biên soạn), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1982, tr. 46.
Nguyễn Lương Bằng sớm giác ngộ cách mạng. Ông đã đứng trong hàng ngũ những nhà cách mạng Việt Nam thời dựng Đảng. Để trở thành người cộng sản và có những đóng góp trong công tác xây dựng Đảng, Nguyễn Lương Bằng đã trải qua những năm, tháng hoạt động yêu nước đẩy gian khổ và có sự dìu dắt của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc.
Đồng chí Nguyễn Lương Bằng (1904 - 1979)
Vào khoảng cuối năm 1925, Nguyễn Lương Bằng (lúc ấy đang ở Sa Diện, Quảng Châu, Trung Quốc), được một người bạn cùng nhà trọ tên là Tư Nghệ giúp đỡ giới thiệu Nguyễn Lương Bằng với mấy người quen biết làm tàu biển của Pháp chạy tuyến Hải Phòng – Hồng Kông – Quảng Châu. Thế là Nguyễn Lương Bằng xuống làm công trên con tàu biển mang tên Căngtông (Canton) từ Hải Phòng đi Hồng Kông do anh Lý Mân đầu bếp giới thiệu.
Đến Hồng Kông, Nguyễn Lương Bằng được anh em người Việt Nam cho biết có một con tàu của một hãng tư nhân Pháp chạy tuyến Hải Phòng – Hồng Kông – Quảng Châu (trên đường đi có đỗ tại bến Sa Diện) đang thiếu người làm. Nguyễn Lương Bằng xin xuống làm việc tại con tàu này để đi tiếp đến Quảng Châu).
Trong Hồi ký “Những lần gặp Bác”1 , Nguyễn Lương Bằng kể khi ông tới Sa Diện, thì tiếng bom của liệt sĩ Phạm Hồng Thái còn đang làm chấn động dư luận. Những người Pháp ở Sa Diện thì hoảng hốt. Thế giới bắt đẩu chú ý đến cách mạng Việt Nam. “Đối với những người Việt Nam có lòng yêu nước, tiếng bom Sa Diện càng cổ vũ tinh thần đấu tranh cách mạng. Gương hy sinh vì nước của Phạm Hồng Thái kích thích tôi mạnh mẽ”2 .
Tại Quảng Châu, qua Cẩm Xuỳn, một người Hoa trong Hải viên Công hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nguyễn Lương Bằng được gặp đồng chí Ích (Hồ Tùng Mậu) và đồng chí Ích liền giới thiệu Nguyễn Lương Bằng với đồng chí Vương (Nguyễn Ái Quốc). Nguyễn Ái Quốc hỏi tuổi, hỏi công việc làm ăn của Nguyễn Lương Bằng, hỏi hoàn cảnh lính ta dưới tàu chiến Pháp, hỏi tình hình đồng bào trong nước. Đây là lần đầu tiên, Nguyễn Lương Bằng được gặp Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu. Qua tiếp xúc, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy Nguyễn Lương Bằng là người trung thực, đáng tin cậy, có thể đào tạo được, nên đã quyết định đào tạo Nguyễn Lương Bằng. Cũng qua tiếp xúc, Nguyễn Lương Bằng gửi niềm tin son sắt vào Nguyễn Ái Quốc, nhà hoạt động cách mạng quốc tế nổi tiếng. Nguyễn Lương Bẳng kể: “Buổi gặp đầu tiên ấy cũng ngắn thôi, nhưng đối với tôi đây là một kỷ niệm sâu sắc. Gặp đồng chí Ích, tôi đã phấn khởi, gặp đồng chí Vương tôi càng phấn khởi hơn. Không những tôi nhận thấy ở đồng chí Vương, một người có tấm lòng yêu nước sâu rộng, mà còn tìm thấy ở đồng chí một người anh săn sóc mình từng li từng tí. Nhưng điều tôi thích nhất vẫn là cách đối xử thân mật và những lời nói ôn tồn, thấm thía của đồng chí Vương”3 .
Tháng 12-19254, Nguyễn Lương Bằng tham gia lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châu. Nguyễn Lương Bằng học ở lớp huấn luyện thứ hai, trong đó có Trần Phú, Nguyễn Ngọc Ba, Phan Trọng Bình, Phan Trọng Quảng, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Công Thu, Nguyễn Danh Thọ, Nguyễn Danh Tề, Lê Thiết Hùng, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Văn Đắc, Võ Tùng, Nguyễn Sinh Thản, Đặng Thái Thuyến.
Gần kết thúc lớp học, Nguyễn Lương Bằng được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (còn gọi là Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội – gọi tắt là Thanh Niên). “Trong buổi lễ kết nạp, đồng chí Vương cũng có mặt”5. Từ đó, mỗi lần đến giảng bài, Nguyễn Lương Bằng lại được gặp và được nghe những lời giảng dạy về con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Qua các buổi học tập, Nguyễn Lương Bằng hiểu được chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào cộng sản thế giới. Đây là bước rẽ ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Lương Bằng: từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin. Nguyễn Lương Bằng viết: “Đấy là những ngày tôi say sưa với một tài liệu rất quý báu là cuốn “Đường Kách mệnh”. Cuốn này do chính Bác soạn ra. Ngoài giờ huấn luyện chính trị, đồng chí Vương còn dạy chúng tôi học thêm văn hóa, như học tiếng Anh chẳng hạn”6.
Việc học tập chính trị và văn hóa đang tiến hành, một hôm, trong một buổi họp của Tổng bộ Thanh Niên, Nguyễn Ái Quốc có nêu vấn đề là phải đẩy mạnh phong trào cách mạng ở trong nước. Người cho rằng, nếu chỉ hoạt động cách mạng trong một phạm vi nhỏ hẹp như thế này, thì khó đánh đuổi được thực dân Pháp. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải làm cho mọi người đều tham gia đánh đuổi quân xâm lược. Muốn vậy, mỗi chiến sĩ cách mạng phải có nhiệm vụ tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho quần chúng để phát triển lực lượng của mình. Tổng bộ Thanh Niên tán thành chủ trương này. Nguyễn Lương Bằng tình nguyện xin về nước hoạt động và đã được Tổng bộ Thanh Niên chấp thuận. Nguyễn Ái Quốc rất hài lòng, gặp riêng Nguyễn Lương Bằng căn dặn những điều cần làm khi về nước. Người nói rằng, điều cơ bản là phải đoàn kết được quần chúng. “Sức mạnh là ở đoàn kết, đoàn kết thì súng của giặc là vũ khí của mình. Dần dần đưa bà con vào các phường, họ, các hội ái hữu, tương tế. Người tích cực thì tổ chức vào hội trước. Người tốt thì tổ chức sau. Cứ thế mà mở rộng phong trào”7. Trước khi chia tay, Nguyễn Ái Quốc nói với Nguyễn Lương Bằng là cần chú ý mấy điểm: “Mình ở ngoài nước về, thường là có mật thám theo. Cho nên mới về nước, không nên đi lung tung ngay, chưa nên vào nhà ai vội. Không những thế, nếu cần còn phải đóng vai người chơi bời để mật thám không chú ý”8. Nguyễn Lương Bằng đã tiếp thu nghiêm chỉnh những lời căn dặn của Nguyễn Ái Quốc.
Nguyễn Lương Bằng chia tay Nguyễn Ái Quốc để về nước vào khoảng tháng 9-1926. Nhiệm vụ chính mà Nguyễn Ái Quốc giao cho Nguyễn Lương Bằng là tổ chức đường giao thông cách mạng: Hải Phòng – Hồng Kông để đưa thanh niên yêu nước ra nước ngoài học tập và chuyển tải sách, báo từ nước ngoài về nước và tổ chức đưa những thanh niên học xong lớp huấn luyện chính trị từ nước ngoài về nước hoạt động. Với nhiệm vụ này, Nguyễn Lương Bằng đi đi về về tuyến giao thông đường thủy Hải Phòng – Hồng Kông – Hồng Kông – Hải Phòng.
Hoạt động ở trong nước trong một thời gian ngắn, Tổng bộ Thanh Niên điều động Nguyễn Lương Bằng sang Hồng Kông đảm nhiệm công tác liên lạc giữa Hồng Kông và Quảng Châu. Tại Hồng Kông, tháng 10 hoặc tháng 11-1929, Nguyễn Lương Bằng được kết nạp vào một chi bộ của An Nam Cộng sản Đảng lúc ấy hoạt động tại Hồng Kông. Như vậy, từ một người hoạt động yêu nước đến hoạt động cách mạng, Nguyễn Lương Bằng đã trở thành người cộng sản.
Vào khoảng cuối năm 1929, Nguyễn Lương Bằng được tổ chức phân công đến công tác tại Thượng Hải. Những ngày hoạt động tại Thượng Hải, Nguyễn Lương Bằng đã cùng với một số người ra báo “Kèn gọi lính”. Tại Thượng Hải, lần này, Nguyễn Lương Bằng lại được gặp Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Lương Bằng đã báo cáo với Nguyễn Ái Quốc về tình hình cách mạng trong nước. Nguyễn Ái Quốc đánh giá cao về phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam và Nguyễn Lương Bằng đã tiếp thu những lời căn dặn của Nguyễn Ái Quốc. Sau lần này, Nguyễn Lương Bằng còn gặp Nguyễn Ái Quốc vài lần khác nữa.
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào ngày 3-2-1930, Nguyễn Lương Bằng trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 10-1930, tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Nguyễn Lương Bằng trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ đây, Nguyễn Lương Bằng lăn lộn với các hoạt động của Đảng, đặc biệt, có nhiều đóng góp trong công tác xây dựng Đảng. Tháng 5-1931, tại Thượng Hải, Nguyễn Lương Bằng và Đỗ Ngọc Du (Phiếm Chu) bị mật thám Pháp bắt. Đánh đập và hỏi cung rất dã man, nhưng Nguyễn Lương Bằng và Đỗ Ngọc Du không hề khai báo. Mật thám Pháp bèn đưa Nguyễn Lương Bằng về Việt Nam, giam tại một số nhà tù, trong đó có Nhà tù Hỏa Lò và Nhà tù Hải Dương. Sau khi vượt ngục thành công tại Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, đến năm 1933, Nguyễn Lương Bằng lại bị bắt trên đường đi công tác, giam tại các nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội và Sơn La. Lần này, Nguyễn Lương Bằng lại vượt ngục thành công và về hoạt động tại Hà Nội. Tại Hà Nội, Nguyễn Lương Bằng đã gặp Hoàng Văn Thụ lúc ấy là Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Vào thời điểm này, Nguyễn Lương Bằng được Đảng phân công phụ trách công tác tài chính và công tác binh vận của Đảng; đồng thời, được phân công hoạt động trong Mặt trận Việt Minh giữ chức Chủ nhiệm Tổng bộ. Sau khi Hoàng Văn Thụ bị nhà cầm quyền Đông Pháp xử bắn và qua đời vào tháng 8-1943, Nguyễn Lương Bằng được cử làm Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng. Trong Hồi ký của mình, Nguyễn Lương Bằng viết: “Thường vụ Trung ương họp, bổ sung tôi vào Trung ương và Thường vụ thay đồng chí Hoàng Văn Thụ bị địch bắt. Tôi không chịu nhận, nhưng cuối cùng anh Trường Chinh và anh Hoàng Quốc Việt bảo rằng: Chúng tôi biết rõ khả năng của anh rồi, cứ nhận đi”9. Từ đấy, Nguyễn Lương Bằng trở thành nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp của Đảng.
Hàng đầu từ trái sang: Đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Tướng Phạm Kiệt và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ảnh: Tư liệu.
2. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Nguyễn Lương Bằng có những đóng góp xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng:
Một là: Trong thời gian làm Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, Nguyễn Lương Bằng đã có những đóng góp trong việc xây dựng một số nghị quyết của Trung ương và Thường vụ Trung ương; đặc biệt chú ý đến phương pháp thi hành nghị quyết. Ông suy nghĩ làm thế nào để thi hành nghị quyết của Đảng được đến nơi đến chốn. Theo ông, trước hết, phải nghiên cứu nghị quyết cho thật kỹ càng và phải có phương pháp thi hành nghị quyết; cụ thể, khi thảo luận nghị quyết phải tìm ra những biện pháp tổ chức thực hiện; ấn định thời hạn cho từng việc; phân công công việc cho đúng đắn, hợp với khả năng và tinh thần của từng người; phải đôn đốc và kiểm tra, kiểm soát công việc của từng đồng chí; phải sinh hoạt đảng thường xuyên theo đúng quy định.
Hai là: Trong những năm hoạt động bí mật, Đảng chưa giành được chính quyền, Nguyễn Lương Bằng đã làm tốt công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đặc biệt là xây dựng các chi bộ đảng. Đi đến đâu, ông làm công tác phát triển đảng viên đến đó. Ông đã trực tiếp giới thiệu một số quần chúng ưu tú gia nhập Đảng. Ông coi tổ chức cơ sở đảng, nhất là chi bộ đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Ông phổ biến nghị quyết, chỉ thị của Đảng đến tận tổ chức cơ sở đảng, giáo dục đảng viên chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chấp hành kỷ luật của Đảng. Vì vậy, ông đã xây dựng được một số tổ chức cơ sở đảng và kết nạp được một số đảng viên vào Đảng.
Ba là: Trong công tác xây dựng Đảng, Nguyễn Lương Bằng là một trong những người làm rất giỏi công tác vận động quần chúng, liên hệ mật thiết với nhân dân, lọc ra những quần chúng ưu tú để giác ngộ họ và giới thiệu họ vào Đảng. Ông coi công tác vận động quần chúng là một mảng của công tác xây dựng Đảng, quan niệm rằng, muốn xây dựng Đảng vững mạnh, thì trước hết phải làm tốt công tác vận động quần chúng, Đảng phải có trách nhiệm trong công tác vận động quần chúng. Trong công tác quần chúng, ông rất chú ý đến việc vận động binh lính địch, giác ngộ họ và hướng họ đi theo Đảng làm cách mạng. Kết quả là một số binh lính địch đã được Nguyễn Lương Bằng giác ngộ, đi theo Đảng làm cách mạng. Công tác vận động quần chúng là một công tác rất gian khổ, mạo hiểm. Nguyễn Lương Bằng đã vượt qua những khó khăn, gian khổ đó và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng giao.
Trong công tác vận động quần chúng, Nguyễn Lương Bằng đã giới thiệu nhiều tầng lớp nhân dân đến gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Hồi ký của mình, Nguyễn Lương Bằng viết: “Ông cụ nhà ta (Chủ tịch Hồ Chí Minh – ĐĐV) có cái nhìn đặc biệt là ai muốn gặp cũng đều tiếp, chứ không có phân biệt đối xử gì cả. Bác và dân rất chan hòa với nhau”10.
Bốn là: Có thời gian Nguyễn Lương Bằng được Đảng phân công hoạt động trong Mặt trận Việt Minh, giữ chức Chủ nhiệm Tổng bộ. Ông coi việc hoạt động trong Mặt trận Việt Minh cũng là một mảng của công tác xây dựng Đảng trong Mặt trận dân tộc thống nhất.
Ngày 19-5-1941, Mặt trận Việt Minh chính thức ra đời, phất cao cờ đỏ sao vàng, kêu gọi toàn dân đánh Pháp đuổi Nhật, cứu nước, cứu nhà; kêu gọi toàn dân hãy phấn chấn tự cường, tự lực cánh sinh, kiên quyết chiến đấu và chiến thắng.
Với cương vị Chủ nhiệm Tổng bộ Mặt trận Việt Minh, Nguyễn Lương Bằng và Tổng bộ Việt Minh đã cụ thể hóa Chương trình Việt Minh để phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Ông nói rằng, chỉ có chương trình cứu nước của Việt Minh mới đoàn kết được tất cả các giới đồng bào đặng mau giải phóng cho đất nước khỏi ách thực dân và phát xít, làm cho nước Việt Nam sau này thành một nước dân chủ, văn minh, tiến bộ, mang lại độc lập, tự do thật sự, cơm áo đầy đủ cho nhân dân.
Nguyễn Lương Bằng đã có công xây dựng Mặt trận Việt Minh tại các địa phương và kêu gọi nhân dân tham gia Mặt trận Việt Minh; xây dựng các tổ chức đảng trong Mặt trận Việt Minh.
Năm là: Trong quá trình hoạt động cách mạng, có thời gian Nguyễn Lương Bằng được Đảng phân công làm công tác tài chính của Đảng. Tài chính của Đảng lúc bấy giờ rất eo hẹp, Nguyễn Lương Bằng đã chắt chiu từng xu, giữ gìn từng đồng một cách rất cẩn thận, không bao giờ để thất thoát về tài chính của Đảng. Những lần đi công tác, ông đều bỏ tiền túi của mình ra chi, không hề đụng đến tài chính của Đảng. Ông coi làm tốt công tác kinh tế, tài chính cho Đảng là đã góp phần vào công tác xây dựng Đảng. Bởi vì có làm tốt công tác kinh tế, tài chính thì Đảng mới vững mạnh và ông đã làm tốt công tác này.
Đầu năm 1947, Nguyễn Lương Bằng chính thức được cử phụ trách công tác kinh tế - tài chính của Đảng, trực tiếp làm Trưởng Ban Kinh tế - Tài chính Trung ương. Đảm nhiệm trọng trách này, Nguyễn Lương Bằng nghĩ ngay đến việc xây dựng một số cơ sở công nghiệp quốc phòng và một số xưởng công nghệ, trong đó có Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo. Ngoài việc xây dựng Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, Nguyễn Lương Bằng còn cho xây thêm một số nhà máy khác, trong đó có Nhà máy in Tiến Bộ. Khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ , Nguyễn Lương Bằng quyết định chia Nhà máy in Tiến Bộ thành những nhà máy in nhỏ như Nhà in Tô Hiệu, Nhà in Trần Phú. Những nhà máy này đều phục vụ đắc lực cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Ngay trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, những công binh xưởng của ta đã sản xuất được súng, lựu đạn, cung cấp cho quân đội đánh giặc, dần dần, những công binh xưởng trở thành những xưởng quân giới lớn, sản xuất được nhiều vũ khí mới.
Ngày 6-5-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Nguyễn Lương Bằng được cử làm Tổng Giám đốc đầu tiên của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Trên cương vị công tác này, ông đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng cơ sở cho ngành ngân hàng Việt Nam. Ông đã lo việc tổ chức Cơ quan Ngân hàng Trung ương đến các tỉnh, huyện, lo việc đặt thương điếm tại Hồng Kông để mua những thứ cần thiết, phục vụ cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc.
Ngày 20-7-1951, theo đề nghị của Nguyễn Lương Bằng, Chính phủ ra Nghị định thành lập Kho bạc Nhà nước đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Thông qua Kho bạc Nhà nước, Nguyễn Lương Bằng chú ý đến việc cho nhân dân vay vốn để phát triển sản xuất và giúp cho công thương nghiệp mở mang kinh doanh.
Trong công tác xây dựng Đảng, Nguyễn Lương Bằng đã có những đóng góp lớn trong việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, các nhà máy in Tiến Bộ, Nhà máy in Tô Hiệu, Nhà máy in Trần Phú. Cơ quan Ban Kinh tế - Tài chính Trung ương cũng có chi bộ đảng do Nguyễn Lương Bằng thiết lập. Kho bạc Nhà nước cũng có chi bộ riêng. Cơ quan Ngân hàng Quốc gia Việt Nam lúc đầu, Nguyễn Lương Bằng tổ chức chi bộ, dần dần phát triển thành đảng bộ. Ông rất chăm lo đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngành ngân hàng vừa nắm được nghiệp vụ chuyên môn, vừa có phẩm chất cách mạng. Ông đặc biệt chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ xuất thân từ thành phần công nhân, trong đó có công nhân in và công nhân cơ khí. Ông dành nhiều thời gian đi xuống các cơ sở kinh tế để nắm tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân.
Sáu là: Từ Đại hội III (1960) đến Đại hội IV (1976) Nguyễn Lương Bằng được bầu làm Trưởng Ban Kiểm tra của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian làm Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương Đảng; có công xây dựng Ủy ban Kiểm tra Trung ương từ yếu kém trở thành mạnh; có công xây dựng các tổ chức đảng ở Ban Kiểm tra Trung ương. Ông căn dặn cán bộ làm công tác kiểm tra phải coi trọng sinh mạng chính trị của đảng viên, phải giải quyết đúng và kịp thời những khiếu tố và khiếu nại của đảng viên. Ông rất quan tâm đến việc đào tạo cán bộ kiểm tra của Đảng. Theo ông, người cán bộ làm công tác kiểm tra của Đảng phải là người có lòng trung thành tuyệt đối đối với Đảng, có năng lực làm công tác “trị bệnh cứu người” và có phẩm chất cách mạng.
Bảy là: Nguyễn Lương Bằng đã nêu tấm gương cách mạng sáng ngời của một đảng viên cộng sản và của một Ủy viên Thường vụ Trung ương bản lĩnh, một nhà cách mạng chuyên nghiệp, một mẫu mực về đạo đức cách mạng, một người toàn tâm toàn ý phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Ông nghĩ rằng, một đảng mạnh, trước hết là các đảng viên phải gương mẫu.
Riêng về lĩnh vực xây dựng Đảng, Nguyễn Lương Bằng có nhiều cống hiến to lớn. Với tinh thần trách nhiệm chung và sự phối hợp, liên quan trong công tác, Nguyễn Lương Bằng rất chú trọng đến công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, kiểm tra. Chính Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá cho Nguyễn Lương Bằng quan điểm này. Vì vậy, ông đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và ông đã trở thành một người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Con người ấy đã đi vào lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử cách mạng Việt Nam!
------
* Báo cáo khoa học tại Hội thảo khoa học kỷ niệm 120 năm ngày sinh Nguyễn Lương Bằng (2-4-1904 – 2-4-2004) với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng – người cộng sản trung kiên, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Hải Dương tổ chức tại Hải Dương, ngày 27-3-2024.
** Giáo sư, Tiến sĩ sử học, Cử nhân ngữ văn, nguyên Phó Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng.
1. Hồi ký này in trong sách “Bác Hồ”, Nxb Văn học, Hà Nội, 1960. Hồi ký này ghi rát tỉ mỉ về những lần Nguyễn Lương Bằng được gặp Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu, 1925.
2. Dẫn theo Hồi ký “Những lần gặp Bác” của Nguyễn Lương Bằng, in trong sách “Bác Hồ”, Sđd, tr.57.
3. Dẫn theo Hồi ký “Những lần gặp Bác” của Nguyễn Lương Bằng, in trong sách “Bác Hồ”, Sđd, tr. 60.
4. Có tài liệu ghi lớp học này khai mạc khoảng tháng 9-1926. Qua nghiên cứu và đối chiếu với nhiều nguồn tài liệu khác, tôi (ĐĐV) thấy rằng, lớp học khai mạc vào tháng 12-1925 là đúng, vì đến tháng 9-1926, Nguyễn Ái Quốc đã trao nhiệm vụ cho Nguyễn Lương Bằng về nước hoạt động.
5. Dẫn theo Hồi ký “Những lần gặp Bác” của Nguyễn Lương Bằng, in trong sách “Bác Hồ”, sđd, tr. 60.
6. Dẫn theo Hồi ký “Những lần gặp Bác” của Nguyễn Lương Bằng, in trong sách “Bác Hồ”, Sđd, tr. 60.
7. Dẫn theo Hồi ký “Những lần gặp Bác” của Nguyễn Lương Bằng, in trong sách “Bác Hồ”, Sđd, tr. 61.
8. Xem Hồi ký “Nhờ dân nhờ Đảng mà trưởng thành” của Nguyễn Lương Bằng, in trong sách “Nhân dân ta rất anh hùng”, Nxb Văn học, Hà Nội, 1969, tr. 18.
9. Theo Hồi ký của Nguyễn Lương Bằng, bản đánh máy, viết bổ sung.
10. Dẫn theo sách “Đồng chí Sao Đỏ Nguyễn Lương Bằng” của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (do Đàm Đức Vượng và Nguyễn Đình Nhơn biên soạn), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1982, tr. 46.