Mới cập nhật

Cái “không thể biết”

 

Cái “không thể biết” ở đời


Là lòng nham hiểm của người bất lương.


Miệng cười xoen xoét như thường


Mà trong gan ruột lưỡi gươm thọc vào.


Hơxli1 có khi nào


Biết không không biết mà sao mịt mờ.


Có cái biết là giấc mơ


Cái không thể biết lại sờ thấy ngay.


Có cái vẫn cho là hay


Bên trong đầy rẫy đắng cay xát lòng.


Cái biết như mớ bòng bong


Cái không thể biết thong dong hiện hình.


Cái biết là cái “hữu tình”


Cái không thể biết “vô hình” xảy ra.


Cái biết ám ảnh chúng ta


Cái không thể biết lại là các quan!


Praha, Séc, Đêm 29-4-2002

Giáo sư, Tiến sĩ Sử học, 

Cử nhân Ngữ văn Đàm Đức Vượng




------


1.Hơxli là tác giả của thuyết “Không thể biết”.

Lời Tác giả: Trong thời gian công tác ở nước ngoài, tôi thấy nhiều trí thức ở châu Âu họ nghiên cứu về thuyết “Không thể biết” của Hơxli, tên đầy đủ là Hơxli Tômát Henri (1825-1895), nhà khoa học tự nhiên người Anh, người bạn và người kế tục sự nghiệp khoa học của Đácuyn. Hơxli đã viết nhiều tác phẩm lớn về nhân loại học, sinh vật học, giải phẫu học so sánh, cổ sinh vật học. Bằng những tác phẩm của mình, Ông đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chứng giải và phát triển học thuyết Đácuyn. Trong lĩnh vực triết học, Hơxli đã chứng minh rằng, người ta không bao giờ có thể biết chính xác nguyên nhân thực sự của những cảm giác, ý nghĩ và tư tưởng con người; kể cả trong thiên nhiên cũng không bao giờ biết hết được những bí ẩn của vũ trụ. Xét cho cùng, đây chính là thuyết hoài nghi khả năng nhận thức được hiện thực khách quan. Theo “Từ điển triết học” của các nhà khoa học Liên Xô biên soạn trước đây, chủ nghĩa hoài nghi gắn liền với thuyết không thể biết và chủ nghĩa hư vô. Chủ nghĩa hoài nghi được phổ biến rộng rãi nhất vào những thời kỳ phát triển xã hội khi những lý tưởng xã hội cũ đã bị lung lay và những lý tưởng mới còn chưa được củng cố. Với tư cách là một học thuyết triết học, chủ nghĩa hoài nghi xuất hiện vào thời kỳ khủng hoảng của xã hội cổ đại (khoảng thế kỷ IV trước công nguyên). Cái “không thể biết” của Hơxli, chính là cái “chưa thể biết” ở đời.  Nghiên cứu về Hơxli, tôi viết bài thơ Cái không thể biết.